• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào | Giải bài tập Sinh học 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Sinh học 12 Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào | Giải bài tập Sinh học 12"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 19: Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến và công nghệ tế bào

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 19 trang 79: Với những kiến thức đã học, các em hãy đề xuất cách thức nhận biết sơ bộ các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội.

Lời giải:

Cây tứ bội được tạo ra nhờ gây đột biến đa bội hóa làm cho bộ NST tăng gấp 4 lần bộ NST đơn bội của loài. Do đó có thể nhận biết sơ bộ các cây tứ bội trong số các cây lưỡng bội bằng cách:

- Quan sát hình thái bên ngoài: cây tứ bội có bộ NST là 4n gấp đôi bộ NST lưỡng bội của loài nên ở các cây tứ bội có cơ quan sinh dưỡng, sinh sản lớn hơn cây lưỡng bội.

- Quan sát tế bào: Cây tứ bội có bộ NST khác cây lưỡng bội, mỗi cặp NST có 4 NST tương đồng.

- Phân tích hóa sinh: Cây tứ bội có hàm lượng các chất cao hơn rất nhiều so với cây lưỡng bội bởi vì quá trình hấp thụ cũng như chuyển hóa các chất trong tế bào mạnh mẽ hơn so với cây lưỡng bội.

(2)

Trả lời câu hỏi Sinh 12 Bài 19 trang 80: Nếu bạn có một con chó mang kiểu gen quý hiếm, làm thế nào bạn có thể tạo ra nhiều con chó có kiểu gen y hệt như con chó của bạn?

Lời giải:

Để tạo ra nhiều con chó có kiểu gen y hệt như con chó quý hiếm ta có thể áp dụng phương pháp nhân bản vô tính và cấy truyền phôi thực hiện theo các bước sau:

(3)

Bước 1: Lấy nhân tế bào sinh dưỡng của con chó đó đưa vào tế bào trứng đã loại nhân tạo thành hợp tử.

Bước 2: Nuôi cấy hợp tử trong ống nghiệm để phát triển thành phôi.

Bước 3: Phân cắt một phôi thành nhiều phôi.

Bước 4: Đưa các phôi vào tử cung của các con chó cái cho mang thai.

Bài 1 (trang 82 SGK Sinh học 12): Giả sử có một giống cây cà chua có gen A quy định một tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X). Hãy nêu quy trình tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh X.

Lời giải:

Nếu có một giống cà chua có gen A quy định tính trạng không mong muốn (dễ mắc bệnh X), ta có thể dùng phương pháp gây đột biến bằng tia phóng xạ hoặc hóa chất để làm biến đổi gen A thành gen a rồi tự thụ phấn để tạo dòng thuần chỉ gồm các cá thể cà chua mang gen aa. Cụ thể, xử lí hạt giống cà chua bằng tia phóng xạ hoặc ngâm hóa chất để gây đột biến gen AA, Aa thành gen aa rồi sau đó gieo hạt lên thành cây. Sau đó chọn lọc ra các cây có khả năng kháng bệnh (aa). Những cây có khả năng kháng bệnh cho lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo ra dòng thuần.

(4)

Bài 2 (trang 82 SGK Sinh học 12): Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y.

Bằng cách gây đột biến người ta có thể tạo ra giống mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Giải thích tiến hành thí nghiệm. Biết rằng, gen quy định bệnh X và gen quy định bệnh Y nằm trên hai NST tương đồng khác nhau.

Lời giải:

Có 2 giống lúa: một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X và một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y. Bằng cách gây đột biến người ta có thể tạo ra giống mới có 2 gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau.

Cách tiến hành thí nghiệm:

+ Người ta lai hai giống lúa với nhau để cho gen quy định gen kháng bệnh X và gen quy định khả năng kháng bệnh Y nằm trong cùng một tế bào nhưng ở 2 NST khác nhau. Sau đó xử lí con lai bằng tác nhân gây đột biến nhằm tạo ra các đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể chứa cả hai gen có lợi nằm trên cùng 1 NST.

+ Từ đó chọn lọc cây có kiểu hình mong muốn.

+ Tạo dòng thuần chủng.

Bài 3 (trang 82 SGK Sinh học 12): Trình bày quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma.

Lời giải:

Quy trình tạo giống cây khác loài bằng phương pháp lai tế bào xôma:

+ Lấy các tế bào của các loài khác nhau rồi sau đó xử lí hóa chất để tạo ra các tế bào trần của các loài khác nhau (những tế bào loại bỏ mất thành tế bào).

+ Cho các tế bào trần khác loài cần lai dung hợp với nhau trong môi trường đặc biệt để tạo tế bào lai.

+ Sau đó, người ta nuôi cấy tế bào lai trong môi trường dinh dưỡng đặc biệt để chúng phân chia và phát triển thành cây.

(5)

Bài 4 (trang 82 SGK Sinh học 12): Giải thích quy trình nhân bản vô tính ở động vật và nêu ý nghĩa thực tiễn của phương pháp này.

Lời giải:

- Nhân bản vô tính ở động vật có thể được tiến hành theo quy trình tóm tắt như sau:

+ Đầu tiên người ta phải tách nhân của tế bào sinh dưỡng từ cơ thể của động vật cần nhân bản rồi cho vào một tế bào trứng trước đã loại bỏ nhân hoặc huỷ nhân trước đó để tạo ra hợp tử chứa nhân của con vật cần nhân bản.

+ Sau đó, nuôi hợp tử trong môi trường thích hợp để phát triển thành phôi rồi cấy phôi vào tử cung của con cái để cho mang thai và sinh đẻ bình thường.

- Nhân bản vô tính ở động vật có rất nhiều ứng dụng, đặc biệt có ý nghĩa trong việc nhân bản động vật biến đổi gen. Có thể cùng lúc tạo ra nhiều cá thể có cùng kiểu gen bằng cách nhân bản vô tính kết hợp với cấy truyền phôi. Ví dụ, nếu ta có một con giống có nhiều đặc điểm quý thì ta có thể tạo ra nhiều con vật có kiểu gen như vậy. Nhân bản vô tính ở động vật còn đang trong giai đoạn nghiên cứu phát triển, chưa được áp dụng rộng rãi xã hội.

(6)

Nhân bản vô tính ở động vật tương đối phức tạp hơn so với thực vật vì phôi động vật được tạo ra từ nhân bản vô tính khó biệt hóa (liên quan đến tính toàn năng của tế bào).

Bài 5 (trang 82 SGK Sinh học 12): Hãy chọn một loài cây thích hợp trong số loài cây dưới đây để có thể áp dụng chất cônsixin nhằm tạo giống mới đem lại hiệu quả kinh tế cao.

A. Cây lúa

B. Cây đậu tương.

C. Cây củ cải đường D. Cây ngô

Lời giải:

(7)

Đáp án: C.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 3 trang 22 Công nghệ lớp 7: Các loại cây dễ nhân giống bằng phương pháp giâm cành ở Hình 4.2 có những đặc điểm gì..

Tương tự như kết quả của một số nghiên cứu khác, nghiên cứu này không thấy có sự liên quan đột biến hai gen KRAS, BRAF với nồng độ CEA ở bệnh nhân

Câu 38: Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gcn quy định một tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và các alen trội là trội hoàn toànA. Cho

Câu 8: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

Câu 7: Giả sử trong quần thể của một loài động vật phát sinh một đột biến lặn, trường hợp nào sau đây đột biến sẽ nhanh chóng trở thành nguyên liệu cho chọn lọc

- Hậu quả của hiện tượng dị bội thể: khi cơ thể có một hay một số cặp NST bị thay đổi về số lượng sẽ gây nên những thay đổi về gen, từ đó gây những sai khác về kiểu

Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là ……….. và đã được ứng dụng có hiệu quả trong chọn giống cây trồng. Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở thực

Như vậy, nhìn chung có thể dự báo mức độ nặng của bệnh dựa trên kiểu gen đối với các thể MM và NHĐT, điều này đặc biệt quan trọng trong việc quyết định liệu