• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
38
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 14

NS: 02 / 12 / 2021

NG: 06 / 12 / 2021 Thứ 2 ngày 06 tháng 12 năm 2021

TOÁN

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 5 (Tr.95)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 5.

- Kết hợp được dấu hiệu chia hết cho 2 với dấu hiệu chia hết cho 5.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5’):

- GV tổ chức cho HS trò chơi “Tia chớp”

yêu cầu nêu dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 2? Cho ví dụ minh họa?

- GV nhận xét chung và đánh giá.

- GV giới thiệu bài: Trong giờ học ngày hôm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu về dấu hiệu chia hết cho 5.

2. Hình thành kiến thức mới: (10’):

+ Hãy nêu một vài số chia hết cho 5 và một vài số không chia hết cho 5?

- GV ghi vào bảng:

Số chia hết Số không chia hết 5, 10, 15, 280,

760 …

6, 7, 8, 9, 11, 13, 14…

+ Hãy tìm thêm các ví dụ khác?

+ Những số chia hết cho 5 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

+ Những số không chia hết cho 5 có đặc điểm gì ở các chữ số tận cùng?

+ Muốn biết số đó có chia hết cho 5 không ta làm thế nào?

=> Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

* Lưu ý: Các số không có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì không chia hết cho 5.

- Yêu cầu HS đưa thêm các ví dụ chia hết cho 5.

- HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2 và cho ví dụ minh họa.

- Lớp theo dõi và nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS nêu các ví dụ:

+ Chia hết cho 5: 5, 10, 15, 20…

+ Không chia hết cho 5: 6, 7, 8, 9, 11, 13, 14, …

- HS theo dõi.

- Nêu thêm các ví dụ khác.

+ Tận cùng bằng 0, 5.

+ Tận cùng bằng 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9.

+ Ta xét các chữ số tận cùng.

- Nhiều HS nhắc lại.

- 345, 670, 890, 120, 345…

(2)

3. Hoạt động luyện tập (18’):

Bài tập 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm miệng.

- Gọi HS nhận xét.

- Thống nhất đáp án.

-> GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 5 và không chia hết cho 5.

+ Nhắc lại dấu hiệu chia hết và không chia hết cho 5?

Bài tập 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- Thống nhất kết quả đúng.

+ Số cần điền vào ý a), b), c) thỏa mãn những điều kiện nào?

-> GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 5.

Bài tập 3:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4. GV phát phiếu cho các nhóm.

- Gọi HS dán kquả và trình bày cách làm.

- Gọi nhóm khác nhận xét.

- GV chốt kết quả đúng.

-> GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 5.

4. Hoạt động vận dụng (7’):

Bài tập 4:

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.

+ Dấu hiệu chia hết cho 2?

+ Dấu hiệu chia hết cho 5?

* Hoạt động cả lớp - HS nêu.

- 2 HS thực hiện.

- Lớp theo dõi và nhận xét bài làm.

- Chữa bài (nếu sai):

+ Số chia hết cho 5 là: 35, 660, 3000, 945.

+ Số không chia hết cho 2 là: 8, 57, 4674, 5553.

- HS nhắc lại.

* Hoạt động cặp đôi - HS nêu.

- HS thực hiện; 2 nhóm làm vào bảng phụ.

- HS nêu bài làm và nhận xét kết quả nhóm trên bảng.

- Đối chiếu với đáp án của GV.

a) 150 < 155 < 160 b) 3575 < 3580 < 3585

c) 335, 340, 345, 350, 355, 360.

- 3 HS trả lời

* Hoạt động nhóm 4 - 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Số có 3 chữ số.

Chia hết cho 5.

Có cả ba chữ số 0, 5, 7.

- HS thực hiện theo nhóm.

- Đại diện 2 nhóm lên trình bày.

- Lớp theo dõi và nhận xét bài làm.

Đáp án:

Với 3 chữ số 0, 5, 7 hãy viết số có 3 chữ số chia hết cho 5: 570, 750, 705

* Trò chơi “Ai nhanh hơn”

- HS đọc yêu cầu bài: Hãy tìm các số vừa chia hết cho 2, vừa chia hết cho 5.

+ Các số có chữ số tận cùng là 0; 2; 4;

6; 8 thì chia hết cho 2.

+ Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5.

(3)

+ Số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

+ Những số chỉ chia hết cho 5 và không chia hết cho 2?

- GV cho HS chơi trò chơi ‘‘Ai nhanh hơn’’.

- GV hướng dẫn chơi và cách chơi: Chia thành 2 đội mỗi đội 2 bạn. Mỗi đội lần lượt hoàn thành bài làm đội mình. Đội nào làm chính xác và nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.

- GV tổ chức chơi.

- GV - HS tổng kết nhận xét.

-> GV chốt: Củng cố về số chẵn và số lẻ.

* Củng cố - Dặn dò

+ Em hãy nêu dấu hiệu chia hết cho 5, không chia hết cho 5?

+ Số vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2 có đặc điểm gì?

- Nhận xét giờ học.

- Dặn HS chuẩn bị bài sau “Luyện tập”.

+ Có tận cùng bằng các chữ số 0.

+ Có tận cùng bằng các chữ số 5.

- HS tham gia.

a) 660, 3000.

b) 35, 945.

- HS trả lời lần lượt.

- HS lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 34: RẤT NHIỀU MẶT TRĂNG (Tiếp theo )

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ, nghĩnh, đáng yêu.- Đọc đúng: Vằng vặc, của sổ, vầng trăng,… - Đọc với giọng căng thẳng ở đoạn đầu khi các quan đại thần và các nhà khoa học bó tay, nhà vua lo lắng;

- Nhấn giọng tự nhiên: Lo lắng, vằng vặc, chiếu sáng, mỉm cười, mọc ngay, mọc lên, rất mừng, mọc ra, thay thế, mặt trăng, thế chỗ, điều như vậy, nhỏ dần…

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Cách nghĩ của trẻ em về thế giới, về mặt trăng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- GV: Tranh (SGK) - HS: Sách, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt độg của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’)

- Cho học sinh thi đọc tiếp nối đoạn truyện và TLCH nội dung bài.

1) Cô công chúa nhỏ có nguyện vọng gì?

2) Cách nghĩ của chú hề có gì khác với

-HS thi đọc

1) Cô mong muốn có mặt trăng và nói là cô sẽ khỏi ngay nếu có được mặt trăng.

2) Chú hề cho rằng trước hết phải hỏi

(4)

các vị đại thần và các nhà khoa học?

3) Tìm những chi tiết cho thấy cách nghĩ của cô công chúa nhỏ về mặt trăng rất khác với cách nghĩ của người lớn?

-GV nhận xét, tuyên dương dẫn vào bài - Hỏi : Tranh minh hoạ cảnh gì ?

- Nét vui nhộn, ngộ nghĩnh suy nghĩ của cô công chúa nhỏ đã giúp chú hề thông minh làm cô khỏi bệnh. Cô công chúa suy nghĩ ntn về mọi vật xung quanh ? ....

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ 1. Hướng dẫn luyện đọc (10’) - Gọi 1 học sinh đọc toàn bài

? Bài chia làm mấy đoạn ?

- Gọi học sinh đọc tiếp nối (2 lượt)

*Lần 1: Sửa phát âm (lo lắng, nâng niu, rón rén)

*Lần 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó.

xem công chúa nghĩ về mặt trăng như thế nào. Vì chú tin rằng cách nghĩ cũa trẻ con khác với cách nghĩ của người lớn.

3) Công chúa nghĩ rằng mặt trăng chỉ to hơn móng tay của cô, mặt trăng ngang qua ngọn cây trước cửa sổ và được làm bằng vàng.

-Hs nhận xét

- Tranh vẽ cảnh chú hề đang trò chuyện với công chúa trong phòng ngủ, bên ngoài mặt trăng vẫn chiếu sáng vằng vặc

- 1 học sinh đọc

- 3 hs nối tiếp đọc 3 đoạn của bài +Đ1: Nhà vua rất mừng ...đều bó tay +Đ2: Mặt trăng...dây chuyền ở cổ + Đoạn 3: Phần còn lại

- Nối tiếp đọc bài. - HS sửa sai + Từ: lo lắng, nâng niu, rón rén.

- HS giải nghĩa các từ - Hướng dẫn đọc đoạn, câu dài (ƯDCNTT)

+ Nhà vua rất mừng vì con gái đã khỏi bệnh, nhưng / ngài lập tức lo lắng vì đêm đo ù/ mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời.

Mặt trăng cũng vậy, mọi thứ đều như vậy...// - giọng công chúa nhỏ dần, nhỏ dần.

- Đọc bài theo nhóm bàn (Cặp đôi).

- GV đọc diễn cảm toàn bài: đoạn đầu đọc với giọng căng thẳng, đoạn sau đọc với giọng nhẹ nhàng, lời người dẫn chuyện đọc hồi hộp, lời chú hề nhẹ nhàng, khôn khéo, lời công chúa hồn nhiên, tự tin, thông minh.

b. Tìm hiểu bài (12’) - Nhà vua lo lắng điều gì ? + sáng vằng vặc

. Q/s hình ảnh: ánh trăng

- Nhà vua cho mời các vị đại thần và các nhà khoahọc đến để làm gì ?

- Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học không giúp được nhà

- HS luyện đọc nối tiếp - HS lắng nghe.

- 1 HS đọc đoạn 1 – trao đổi và trả lời câu hỏi

+ … vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật, sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.

-…. Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.

- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rộng nên không có cách noà làm

(5)

vua ?

GV: Vì vẫn nghĩ theo cách của người lớn nên các vị đại thần và cách nhà khoa học một lần nữa lại không giúp được nhà vua.

-> Nội dung của đoạn 1 là gì ?

- Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì ?

- Công chúa trả lời thế nào ? .

+ Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em nhất trong 3 ý ở SGK/169

- Chốt ý: Câu trả lời của các em đều đúng: nhưng sâu sắc hơn cả là câu chuyện muốn nói rằng: Cách nhìn của trẻ em về thế giới xung quanh thường rất khác người lớn

-> Nêu ý của 2 đoạn còn lại

=> Nội dung bài?

3- HĐ Luyện tập, thực hành. (8’) - Yêu cầu 3 học sinh đọc phân vai:

- Các nhân vật: người dẫn chuyện, chú hề, công chúa

- Giới thiệu đoạn văn cần luyện đọc.

“Làm sao mặt trăng ... Nàng đã ngủ”.

- Tổ chức thi đọc phân vai.

- Nhận xét giọng đọc.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Câu chuyện giúp em hiểu ra điều gì?

+ Em thích nhân vật nào trong chuyện?

Vì sao?

Củng cố dặn dò:

- Củng cố nội dung bài?

- Nhận xét tiết học.

- Về kể lại truyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

cho công chúa không nhìn thấy được.

-Vì các vị đại thần và các nhà khoa học đều nghĩ về cách che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn.

1. Nỗi lo lắng của nhà vua.

- 1 HS đọc đoạn 2 + 3.

+ Chú hể đặt câu hỏi như vậy để dò hỏi công chúa, nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng ...

+ Khi ta mất một chiếc răng, chiếc răng mới sẽ mọc ngay vào chỗ ấy khi ta cắt những bông hoa trong vườn, ...

+ Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, toả sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được . Vì các vị đại thần và các nhà khoa học đều nghĩ về cách che giấu mặt trăng theo kiểu nghĩ của người lớn.

2. Cách giải thích của công chúa về mặt trăng.

ND: Cách nghĩ của trẻ em về đồ chơi và sự vật xung quanh rất ngộ, nghĩnh, đáng yêu.

- Học sinh đọc phân vai, lớp theo dõi tìm ra cách đọc.

- Luyện đọc theo nhóm.

- Đọc 3 lượt thi đọc.

- Các em nhỏ rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như nghĩ về các vật có thật trong cuộc sống.

-HS trả lời

- HS nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

(6)

TẬP LÀM VĂN

TIẾT 33 : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu được cơ bản cấu tạo của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn.

- Nhận biết cấu tạo của đoạn văn,viết được một đoạn văn tả bao quát một chiếc bút.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Gdục HS miêu tả chân thực, giàu cảm xúc, sáng tạo khi dùng từ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: 1 số đồ dùng học tập: bút máy, hộp bút … - HS: Sách, bút, VBT, bút máy

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Bắn tên"

- Quản trò hô: "Bắn tên, bắn tên"

Quản trò gọi ai người ấy ấy phải trả lời 1 câu hỏi:

- Cấu tạo của bài văn miêu tả đồ vật?

- Gv đánh giá, nhận xét chung.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Nhận xét (10'):

- Yêu cầu học sinh đọc đề bài.

- Yêu cầu đọc thầm bài: Cái cối tân Sgk/143, 144.

? tìm các đoạn trong bài, nêu nội dung chính của từng đoạn.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Đoạn văn miêu tả đồ vật có ý nghĩa như thế nào ?

- Nhờ đâu em nhận biết được bài văn có mấy đoạn ?

HĐ2. Ghi nhớ (SGK/170): (2') 3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(6'): Đọc và trả lời câu hỏi - Yêu cầu học sinh suy nghĩ thảo luận theo cặp, làm bài.

? Bài văn gồm có mấy đoạn?

- HS tham gia chơi

- Cả lớp sẽ đáp lại: "tên gì, tên gì"

- Bạn được gọi trả lời quản trò

- Hs nhận xét

- Học sinh đọc.

- Đọc thầm bài: Cái cối tân

- Trao đổi theo bàn trả lời câu hỏi.

Đ1: Mở bài: Giới thiệu về cái cối tân được tả.

Đ2: thân bài: Tả hình dáng bên ngoài Đ3: thân bài:Tả hoạt động của cái cối Đ4: Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cái cối.

- Giới thiệu, tả hình dáng...

- Nhờ các dấu chấm xuống dòng để biết được số đoạn trong bài văn.

- 2 học sinh đọc.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- trao đổi làm vào Vbt.

- đọc bài của mình.

+ Bài văn gồm 4 đoạn: Mỗi lần xuống dòng được xem là một đoạn.

Đ1: Hồi học lớp 2 ... bằng nhựa.

(7)

? Tìm đoạn tả bên ngoài cái bút.

? Tìm đoạn tả cái ngòi bút.

? Tìm câu mở đoạn và câu kết đoạn của đoạn 3.

? Đoạn 3: văn nói về cái gì?

Gv theo dõi, hướng dẫn thêm nếu các em còn lúng túng.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

Bài tập 2 (12'): Viết 1 đoạn văn tả bao quát chiếc bút của em

- Gv lưu ý: Chỉ viết đoạn văn tả bao quát chiếc bút, không tả chi tiết.

+ Quan sát kĩ hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu ...

+ Cần bộc lộ cảm xúc của bản thân.

- Gv theo dõi, chú ý sửa cho học sinh về lỗi dùng từ, cách diễn đạt cho từng hs.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Khi viết mỗi đoạn văn cần chú ý điều gì - 1 HS nhắc lại nội dung ghi nhớ.

Củng cố, dặn dò :

? Mỗi đoạn văn miêu tả có ý nghĩa gì ? - Nhận xét tiết học.

- Về nhà học bài, tập viết nhiều cho hay.

- Chuẩn bị bài sau.

Đ2: Cây bút dài ... bóng loáng.

(Tả hình dáng cây bút)

Đ3: Mở nắp ra ... vào cặp. (Tả ngòi bút) - Câu mở đoạn: Mở nắp ra em thấy ngòi bút sáng loáng, hình lá tre, có mấy chữ rất nhỏ, nhìn không rõ.

- Câu kết đoạn: “Rồi em tra nắp bút cho ngòi khỏi bị tòe trước khi cất vào tập”.

- Đoạn 3 tả cái ngòi bút, công dụng của nó, cách bạn giữ ngòi bút.

Đ4: Đã mấy tháng ... đồng ruộng.

- 1 học sinh đọc yêu cầu bài.

- lắng nghe.

- Học sinh tự viết bài vào vở.

- Viết từ 3-5 câu

- 3, 4 học sinh trình bày.

- Lớp nhận xét.

Có câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

KHOA HỌC

Chủ đề: SỬ DỤNG NGUỒN NƯỚC (tiết 2)

(Bài 29. Tiết kiệm nước)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Kể được những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm. Hiểu được ý nghĩa của việc tiết kiệm nước.

- Giải thích được lí do phải tiết kiệm nước.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Luôn có ý thức tiết kiệm nước và vận động, tuyên truyền mọi người cùng thực hiện.

(8)

+ NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL hợp tác.

* GDBVMT: Bảo vệ, cách thức làm cho nước sạch, tiết kiệm nước; bảo vệ bầu không khí

* GDTKNL: HS biết những việc nên và không nên làm để tiết kiệm nước

* CV 3969: Không thực hiện HĐ vẽ hoặc sưu tầm tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước (Tr61): Có thể khuyến khích HS thực hiện ở nhà.

*. CÁC KĨ NĂNG SỐNG ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Kĩ năng xác định giá trị bản thân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.

- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nước.

- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng nước (quan điểm khác nhau về tiết kiệm nước)

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Hình trang 60; 61 SGK.

- HS: Sách vở, đồ dùng môn học

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu: (5’)

T/c HS mở ô cửa bí mật: hs lần lượt mở ô cửa - trả lời + Nêu cách bảo vệ nguồn nước ?

+ Để giữ nguồn tài nguyên nước chúng ta phải làm gì?

- GV đánh giá - Dẫn vào bài

- Không đục phá đường ống nước, xây nhà tự tiêu, cải tạo ống thoát nước.

- Cần sử dụng tiết kiệm và biết bảo vệ nguồn nước.

+ Chúng ta phải làm gì để tiết kiệm nước? Bài học: “Tiết kiệm nước” hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.

2. Hình thành kiến thức:

a. HĐ1: Những việc nên làm và không nên làm để tiết kiệm nước. 15’

- Y/c HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi trang 60 SGK:

- HS làm việc theo nhóm 4 - HS trình bày kết quả làm việc theo

nhóm báo cáo nội dung cả 6 tranh.

- Lớp nhận xét, bổ sung.

+ Em nhìn thấy gì qua hình vẽ ?

+ Theo em việc đó nên làm hay không nên làm để tiết kiệm nước? Vì sao?

- Nhận xét, tuyên dương.

a) Những việc nên làm b) Những việc không làm - H1: Vẽ một người khóa van vòi nước

khi nước đã chảy đầy chậu. Việc làm đó nên làm vì sẽ không để nước chảy tràn ra ngoài gây lãng phí nước.

- H3: Vẽ 1 em bé đang mời chú công nhân ở công ti nước sạch đến vì ống nước nhà bạn bị vỡ. Việc làm đó nên làm vì như vậy tránh không cho tạp chất bẩn lẫn vào nước sạch và tránh không cho nước chảy ra ngoài gây

H2 : Vẽ 1 vòi nước đang chảy tràn ra ngoài chậu việc làm đó không nên làm vì sẽ gây lãng phí nước.

- H6: Vẽ một bạn đang dùng vòi nước tưới lên ngọn cây.Việc đó không nên làm...chỉ cần tưới xuống gốc.

- H4: Vẽ một bạn vừa đánh răng vừa xả nước. Việc đó không nên làm vì nước sạch chảy vô ích xuống ống thoát nước gây lãng phí nước.

(9)

lãng phí nước.

- H5: Vẽ một bạn múc nước vào ca để đánh răng.Việc làm đó nên làm vì nước đó chỉ cần đủ dùng, không nên lãng phí.

GV chốt: - Hình 1, 3, 5 việc nên làm.

- Hình 2, 4, 6 không nên làm.

Kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có, chúng ta phải làm những việc làm đúng tránh lãng phí nước.

+ Em sẽ làm gì để tiết kiệm nước? - HS tự nêu.

b. HĐ 2: Tại sao phải thực hiện tiết kiệm nước. 15’

- Yêu cầu HS quan sát hình 7, 8.

+ Em có nhận xét gì về hình vẽ trong 2 hình?

+ Em có nhận xét gì về việc làm của bạn trai hình 7a và 8a ? Vì sao?

+ Hành động của 2 bạn này có ảnh hưởng như thế nào với những người xung quanh?

- HS quan sát H 7; 8 (SGK- 61)

- Bạn thứ nhất hình 7a mở vòi nước tắm quá to nước chảy lênh láng-> lãng phí nước; bạn hình 8a mở vòi vừa đủ tắm.

- Bạn nhà bên xả vòi nước to hết mức dẫn đến bạn hàng xóm không có nước để dùng.

- Bạn trai nhà bên vặn vòi nước vừa phải đủ dùng nên bạn gái nhà bên có nước để dùng

+ Bạn Nam ở H7a nên làm gì? Vì sao?

+ Gia đình chúng ta đang sử dụng nguồn nước gì?

+ Bạn nào g/thiệu lại quy trình sản xuất nc máy giờ trước các em được học?

- GV giới thiệu mô hình SGK (bài một số cách làm sạch nước)

- Bạn Nam phải tiết kiệm nước vì: Tiết kiệm nước để nhà khác có nước dùng, - Nước máy

- HS tự nêu.

- Để có đc nguồn nước sạch cho chúng ta dùng như hiện nay phải trải qua rất nhiều công đoạn vậy

+ Vì sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?

- Bạn phải biết tiết kiệm nước vì:

+ Để người khác có nước dùng.

+ Tiết kiệm tiền của.

+ Nước sạch không phải tự nhiên mà có.

+ Góp phần bảo vệ nguồn nước.

- Phải tốn nhiều công sức mới có nước sạch. Để có nước cho người khác dùng.

+ Gia đình, trường học, địa phương em có đủ nước dùng không?

- HS tự nêu.

+ Ở gia đình, trường học em đã tiết kiệm nước như thế nào?

VD:

- Ở gia đình: Em đã dùng nước hợp lí như giặt quần áo xong nước thừa em lau nhà,..

(10)

- Ở trường học: Em đi VS xong em nhớ vặn vòi nước,...

- Lấy nước vừa đủ uống...

GV kết luận: Nước sạch không phải tự nhiên mà có. Nhà nước phải chi phí nhiều công sức, tiền của để xây dựng các nhà máy sản xuất nước sạch....vì vậy chúng ta cần phải tiết kiệm nước. Tiết kiệm nước cho bản thân, vừa để có nước cho nhiều người khác, vừa góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên.

+ Qua bài cần ghi nhớ điều gì? Ghi nhớ: SGK 3. Hoạt động ứng dụng: 5’

+ Em đã làm gì để tiết kiệm nước, BV nguồn nước?

- GV liên hệ tới những vùng thiếu nước ở đất nước ta và trên thế giới để giáo dục HS có ý thức tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường nước trong TN.

* Củng cố - Dặn dò

+ Vì sao phải tiết kiệm nước?

- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS có ý thức học tốt.

- Chuẩn bị bài sau: 2 túi ni lông, dây chun, kim, chậu nước, chai không.1 miếng bọt biển, cục đất khô để giờ sau học bài: Làm thế nào để biết có không khí.

+ Không vứt rác, túi nilon, và các chất thải xuống sông, hồ. kênh rạch làm ô nhiễm nguồn nước. Tham gia tuyên truyền về tiết kiệm nước, bảo vệ nguồn nước sạch

- HS tự nêu.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LỊCH SỬ

CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI (1075-1077)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai

- Kể đôi nét về anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt - Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL ngôn ngữ, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo.

+ HS có thái độ tôn trọng, tự hào với truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- GV: Máy chiếu. Phiếu học tập - HS: SGK, VBT

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ mở đầu. 5’

T/c HS mở hộp quà bí mật:

+ Cuộc kháng chiến chống Tống lần thứ

hs lần lượt mở hộp quà - trả lời - Năm 981do Lê Hoàn chỉ huy

(11)

nhất diễn ra vào năm nào? Do ai lãnh đạo?

+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất.

- GV nhận xét

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà

và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, niềm tin vào sức mạnh của dân tộc - GV: Sau lần thất bại đầu tiên của cuộc tiến công xâm lược nước ta lần thứ nhất năm 981, nhà Tống luôn ấp ủ âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn ấy, ai sẽ là người lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến. Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 diễn ra như thế nào. Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời được câu hỏi này.

2. Hình thành kiến thức mới:

HĐ1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống: 10’

- Yêu cầu học sinh đọc thầm từ: “Sau thất bại ... rồi rút về nước”

+ Năm 1068 nhà Tống ráo riết chuẩn bị gì?

+ Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta nhằm mục đích gì?

+ Trước tình hình đó ai là người cuộc kháng chiến chống quan Tống?

+ Em biết gì về Lí Thường Kiệt?

- SLIDE Lý Thường Kiệt

- HS đọc thầm

- Năm 1068 Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược nước ta.

- Để giải quyết khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng.

- Lý thường Kiệt được nhà Lý giao cho chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống.

- Hs nêu hiểu biết của mình

- GV giới thiệu bổ sung nhân vật Lý Thường Kiệt: Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 mất năm 1105 ông là người làng An Xá, huyện Quảng Đức, nay thuộc địa phận của Hà Nội. Ông là người giàu mưu lược, ham học binh thư và tập luyện võ nghệ.

Ông làm quan trải 3 đời vua Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông. Ông có công lớn trong kháng chiến chống giăc Tống xâm lược, bảo vệ độc lập chủ quyền nước ta.

+ Khi biết quân Tống sang xâm lược nước ta Lý Thường Kiệt chủ trương gì?

- Lý Thường Kiệt đã chủ trương “ ngồi yên đợi giặc không bằng đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc”

+ Ông đã thực hiện chủ trương đó như thế nào?

- SLIDE Trận đánh Ung Châu, Khâm Châu, Liêm Châu

- Cuối năm 1075 Lý Thường Kiệt chia quân làm 2 cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống ở Ung Châu, rồi rút về nước.

+ Theo em, việc Lý Thường Kiệt chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì?

- Để phá âm mưu xâm lược nước ta

- GV chốt: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Vì giữa thế kỉ XI nhà Tống gặp phải khó khăn chồng chất ; Trong nước ngân khố cạn kiệt, nội bộ mâu thuẫn.

(12)

Vùng biên cương phía Bác nhà Tống đạng bị hai nước Liêu- Hạ quấy phá. Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khó khăn trong nước và gây thanh thế với các nước láng giềng. Trong khi đó ở nước ta, năm 1072, vua Lý Thánh Tông từ trần, vua Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi. Nhà Tống coi đó là 1 cơ hội tốt, để xâm lược nước ta 1 lần nữa. ..khi nghe tin vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống đã lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược nước ta

Chuyển ý: Vậy cuộc kháng chiến đó đã diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu trận chiến trên sông Như Nguyệt.

Hđ2: Diễn biến và kết quả trận chiến trên sông Như Nguyệt: 12’

- Gv yêu cầu đọc SGK đoạn: “Trở về nước….. rút về nước”

+ Lý Thường Kiệt đã làm gì để chuẩn bị chiến đấu với giặc?

+ Em biết gì về sông Như Nguyệt?

SLIDE Sông Như Nguyệt ngày nay SLIDE Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến

- Xây dựng phòng tuyến sông Như Nguyệt (Ngày nay là sông Cầu)

- Là một khúc của sông Cầu

+ Quân Tống kéo sang xâm lược nước ta vào thời gian nào?

- Cuối năm 1076 +Lực lượng quân Tống sang xâm lược

nước ta như thế nào? Do ai chỉ huy?

- Chúng kéo 10 vạn bộ binh, 1 vạn ngựa, 20 vạn dân phu dưói sự chỉ huy của Quách Quỳ ồ ạt tiến vào nước ta + Trận chiến giữa ta và giặc diễn ra ở

đâu? Nêu vị trí quân giặc và quân ta trong trận này?

SILDE Trận đánh trên sông Như Nguyệt - Yêu cầu Hs kể lại nhóm 4 (4’) các câu hỏi:

- Trận quyết chiến diễn ra trên phòng tuyến sông Như Nguyệt.

+ Giặc: phía bờ Bắc + Ta: ở phía Nam

1. Hãy kể lại một số sự kiện chính của trận chiến trên sông Như Nguyệt.

2. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?

- Gọi đại diện tình bày

1. Hãy kể lại một số sự kiện chính của trận chiến trên sông Như Nguyệt.

SILDE Trận đánh trên sông Như Nguyệt - GV chiếu lược đồ và trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa:

SILDE Trận đánh trên sông Như Nguyệt

- HS kể theo cặp

- Đại diện lên trình bày - Nhận xét, bổ sung

- Khi đã đến bờ Bắc sông Như Nguyệt, Quách Quỳ nóng lòng chờ quân thuỷ tiến vào phối hợp vượt sông nhưng quân thuỷ của chúng đã bị quân ta chặn đứng ngoài bờ biển. Quách Quỳ liều mạng cho quân đóng bè tổ chức tiến công ta. Hai bên giao chiến ác liệt phòng tuyến sông Như Nguyệt tưởng như sắp vỡ Lý Thường Kiệt tự mình thúc quân xông tới tiêu diệt kẻ thù.

Quân giặc bị quân ta phản công bất ngờ

(13)

2. Nêu kết quả của cuộc kháng chiến?

- GV gt bài thơ: “Nam quốc sơn hà”.

SLDE Bài thơ Nam quốc sơn hà - Gọi 1 Học sinh đọc bài thơ

+ Em có suy nghĩ gì về bài thơ này?

không kịp chống đỡ vội tìm đường tháo chạy. Trận Như Nguyệt ta đại thắng.

- Quân Tống chết quá nửa phải rút về nước, ta thắng lợi hoàn toàn.

- Học sinh lắng nghe - Học sinh đọc bài thơ

- Bài thơ chính là tiếng nói của núi sông nước Việt Nam vang lên cổ vũ tinh thần đấu tranh của người Việt trước kẻ thù và nhấn chìm quân cướp nước để mãi mãi giữ vẹn toàn bò cõi nước Nam ta

- GV kết luận: Lý thường Kiệt với tài mưu lược đã chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng để tướng Quách quỳ rút quân về nước.

Cuộc chiến trên sông Nhu Nguyệt là trận quyết định số phận của quân Tống. Đây cũng là một trận đánh tuyệt vời trong lịch sử chống quan xâm lược của dân tộc ta.

Ngườ chỉ huy trận đánh Lý Thường Kiệt thực sự là một tướng tài. Quân Tống buộc phải từ bỏ giấc mộng xâm lược nước ta. Vậy cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 có ý nghĩa lịch sử to lớn như thế nào với dân tộc ta.

Chúng ta cùng chuyển sang phần tiếp theo HĐ3: Ý nghĩa của cuộc kháng chiến:

8’

- HS đọc thầm SGK: Đoạn còn lại

- Yêu cầu thảo luận nhóm đôi (2’) các câu hỏi sau:

- HS đọc

- Thảo luận cặp đôi

- Đại diện nhóm trình bày - Nhóm khác bổ sung + Theo em vì sao nhân dân ta có thể

dành được chiến thắng vẻ vang ấy?

+ Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến?

- Gọi đại diện trình bày

- Vì nhân dân ta có 1 lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm. Bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lí Thường kiệt.

- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước nhà được giữ vững.

- GV kết luận: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ 2 đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc. Bên cạnh đó lại có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt.Tên tuổi của ông mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc ta.

+ Qua bài em cần ghi nhớ điều gì?

SILDE : Ghi nhớ

3. Hoạt động ứng dụng: 5’

+ Qua bài học, em có suy nghĩ gì về Lý Thường Kiệt?

* Ghi nhớ: SGK

- Lý Thường Kiệt là người tài giỏi, mưu cao chí lớn, có công lớn đánh đuổi

(14)

+ Để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn ông, nhân dân ta đã làm gì?

SLIDE đền thờ Lý Thường Kiệt

- Hình ảnh ngôi trường, con đường mang tên Lý thường Kiệt

* Củng cố - Dặn dò

- GV củng cố nội dung bài - Nhận xét giờ học.

- Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau: Nhà Trần thành lập.

quân xâm lược Tống, đem lại độc lập cho nước nhà.

- Xây dựng đền thờ ông ởThanh Hóa.

Ngày nay đặt tên các ngôi trường, con đường mang tên ông

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

=============================================

NS: 02 / 12 / 2021

NG: 07 / 12 / 2021 Thứ 3 ngày 07 tháng 12 năm 2021

TOÁN

LUYỆN TẬP (Tr.96)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5.

- Nhận biết số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 trong một số tình huống đơn giản.

- Phát triển cho học sinh tư duy và lập luận toán học, NL giải quyết vấn đề,…

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động khởi động (5’)

- GV tổ chức trò chơi: Đi tìm bông hoa xinh đẹp

+ GV chia lớp làm 2 đội, mỗi đội đưa ra 10 cánh hoa, mỗi cánh hoa được ghi 1 số (số đó có thể chia hết cho 2 hoặc chia hết cho 5). 2 nhụy hoa một nhụy hoa ghi số 2, một nhụy hoa ghi số 5.

Khi có hiệu lệnh bắt đầu HS sẽ di chuyển các cánh hoa tìm nhụy tương ứng. Đội nào hoàn thành bông hoa đúng trong thời gian sớm nhất sẽ dành chiến thắng.

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Qua trò chơi củng cố cho các con kiến thức gì?

- HS lắng nghe - HS tham gia chơi

Bông hoa gồm các số chia hết cho 2: 284, 366, 504, 100, 188.

Bông hoa gồm các số chia hết cho 5: 555, 305, 925, 100, 1765

- Củng cố về dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

(15)

- GV: Giới thiệu bài.

2. Hoạt động luyện tập (28’) Bài tập 1

- Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS tự làm bài.

- Gọi HS đọc bài, nhận xét

- Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2 và chia hết cho 5?

- GV chốt cách nhận biết số chia hết cho 2 và chia hết cho 5.

Bài tập 2

- Cho HS tự đọc đề và làm cá nhân.

- Gọi 2 HS lên bảng.

- Tổ chức nhận xét

- Cho HS đổi chéo vở kiểm tra.

- GV: Các con phải chú ý đọc kĩ yêu cầu của đề bài, tìm số theo đúng ycầu.

Bài tập 3

- Cho HS nêu yêu cầu bài tập. Làm bài theo nhóm đôi.

- Cho HS thi làm nhanh.

- GV hỏi chốt:

+ Kết hợp cả 2 dấu hiệu số vừa chia hết cho 2 và 5 có chung đặc điểm gì?

+ Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 có đặc điểm như thế nào?

+ Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 2 có đặc điểm như thế nào?

Bài tập 4

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.

- Cho HS nhắc lại - GV nhận xét, chốt.

4. Hoạt động vận dụng (7’) Bài tập 5:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 làm bài

Hoạt động cá nhân - HS đọc yêu cầu

- 2 HS làm bảng, lớp làm vở.

- HS đọc bài, lớp nhận xét.

+ Chia hết cho 2: 4568, 66814, 2050, 3576, 900.

+ Chia hết cho 5: 2050, 900, 2355.

- HS nêu.

Hoạt động cá nhân - Đọc yêu cầu, làm bài.

- 2 HS lên bảng làm bài.

- Nhận xét

- Ví dụ về đáp án :

+ Chia hết cho 2: 120, 432, 456.

+ Chia hết cho 5: 450, 505, 560.

- Lắng nghe

Hoạt động nhóm đôi

- 1 HS nêu yêu cầu bài tập, làm bài theo nhóm 2.

- Cho 2 đội thi làm bài nhanh Đáp án: a, 480, 2000, 9010.

b, 296, 324. c, 345, 3995.

+ Có tận cùng là chữ số 0.

+ Có tận cùng là các chữ số chẵn khác 0.

+ Có tận cùng là chữ số 5.

Hoạt động cả lớp - HS nêu yêu cầu

- HS trả lời: số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 có tận cùng là chữ số 0.

- Nhắc lại - Nhận xét.

Hoạt động nhóm 4 - 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Thảo luận làm bài.

- Các nhóm nhận xét, bổ sung.

(16)

- Tổ chức báo cáo, nhận xét.

- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng.

* Củng cố - Dặn dò

+ Nêu lại dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5?

- GV nhận xét tiết học

- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài: Dấu hiệu chia hết cho 9.

- Đáp án: Loan có 10 quả táo.

- HS trả lời - Theo dõi

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

LUYỆN TỪ - CÂU

VỊ NGỮ TRONG CÂU KỂ: AI LÀM GÌ?

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ý nghĩa của vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ? Hiểu vị ngữ trong câu kể: Ai làm gì ? thường do động từ hay cụm động từ đảm nhiệm.

- HS có thói quen sử dụng câu kể Ai làm gì? một cách linh hoạt, sáng tạo khi nói và viết.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ Hs yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’)

-TC cho HS chơi trò chơi đố bạn

- Nêu cấu tạo của Câu kể Ai - làm gì ? Lấy ví dụ ?

- GV nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài.

2- HĐ Hình thành kiến thức mới:

HĐ1. Nhận xét (10'):

- Gv yêu cầu Hs đọc yêu cầu bài.

- Đoạn văn có mấy câu?

? Tìm các câu kể Ai làm gì?

? Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

Ghi vào bảng và xác định vị ngữ - Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

? Nêu ý nghĩa của vị ngữ.

-HS chơi

+ Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi: Ai?

(cái gì, con gì)

+Vị ngữ trả lời cho câu hỏi: Làm gì?

- Lớp nhận xét.

- 1Hs đọc yêu cầu - đoạn văn.

6 câu - 3 câu Ai làm gì?

Tự làm, báo cáo kết quả- nhận xét +Hàng trăm con voi đang tiến về bãi.

+Người các buôn làng kéo về nườm nượp.

+Mấy anh thanh niên khua chiêng rộn ràng.

- Hoạt động của vật (các con voi) trong câu.

(17)

? Vị ngữ trong các câu trên do từ ngữ nào tạo thành

HĐ2. Ghi nhớ: Sgk (2’) 3- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(6'): Đọc và trả lời câu hỏi:

Đọc, gạch dưới câu Ai làm gì và xác định vị ngữ?

- Yêu cầu làm việc cá nhân vào Vbt a) Tìm câu kể Ai làm gì?

b) Xác định vị ngữ trong mỗi câu vừa tìm được.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 2 (6'): Ghép các từ ngữ ở cột A với các từ ngữ ở cột B để tạo thành câu kể Ai làm gì?

- Yêu cầu Hs đọc kĩ các ý, nối các từ ở 2 cột để được câu đúng.

Tổ chức cho Hs chơi trò chơi nối nhanh - Gv theo dõi,

- Gv nhận xét, củng cố bài.

Bài tập 3(6'): Quan sát và đặt câu

- Yêu cầu quan sát tranh để viết được 3-5 câu kể Ai làm gì nói về hoạt động của các bạn trong giờ ra chơi.

? quan sát tranh để nhận biết có những nhân vật nào? họ đang tham gia hoạt động gì rồi miêu tả.

- Gv sửa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh.

- Gv nhận xét, củng cố bài.

4- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Trong câu kể Ai làm gì? vị ngữ do từ

Hoạt động của người trong câu.

Hoạt động của người trong câu.

+ Do động từ và các từ kèm theo nó (cụm động từ) tạo thành.

- 2, 3 Hs đọc

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs tự làm bài vào Vbt, 1 Hs làm giấy khổ to. Dán kết quả, nhận xét + Thanh niên đeo gùi vào rừng.

+ Phụ nữ giặt giũ bên những giếng nước.

+ Em nhỏ đùa vui trước nhà sàn.

+ Các cụ già chụm đầu bên ché rượu cần.

+ Các bà, các chị sửa soạn khung cửi.

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

Chơi trò chơi:

A B

Đàn cò trắng kể chuyện cổ tích Bà em giúp dân gặt lúa Bộ đội bay lượn trên cánh

đồng - 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs quan sát tranh.

- Hs viết bài vào vở bài tập.

- HS giỏi viết thành đoạn văn có khoảng 3-5 câu.

Một hồi trống báo hiệu giờ chơi. Các bạn ùa ra sân như bầy chim sổ lồng.

Các bạn nữ chơi nhảy dây. Thành và Tuấn chơi đá cầu. Còn bên gốc phượng già, Hùng, Lâm, Lộc đang ngồi đọc truyện. Cạnh đó, Hồng cũng nghiêng người theo dõi. Giờ chơi tuy ngắn nhưng thật vui.

- Đọc bài làm của mình trước lớp.

- Nhận xét, bổ sung.

- Vị ngữ được tạo thành từ động từ

(18)

loại nào tạo thành? Nó có ý nghĩa gì?

Củng cố, dặn dò : -Củng cố nội dung bài - Gv nhận xét giờ học.

- Về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau.

hoặc cụm động từ. Nêu lên hành động của người, con vật đồ vật, cây cối được nhân hoá

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP LÀM VĂN

LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nhận biết được đoạn văn thuộc phần nào trong bài văn miêu tả, nội dung miêu tả của từng đoạn, dấu hiệu mở đầu đoạn văn.

- Viết được đoạn văn tả hình dáng bên ngoài, đoạn văn tả đặc điểm bên trong của chiếc cặp sách.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ NL tự học, Sử dụng ngôn ngữ, NL sáng tạo + Rèn cho Hs có thói quen dùng từ đặt câu hay.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: cặp sách hs

- HS: Sách, bút, cặp sách.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. HĐ Mở đầu: (5’)

* Trò chơi "Hộp quà bí mật"

-Nêu đặc điểm của đoạn văn miêu tả đồ vật ?

- Gv nhận xét, tuyên dương, dẫn vào bài.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

Bài tập 1(10'): Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi

+ Các đoạn văn trên thuộc phần nào trong bài văn miêu tả ?

+ Xác định nội dung miêu tả của từng đoạn ?

+ Nội dung miêu tả của mỗi đoạn văn được báo hiệu ở câu mở đoạn bằng những từ ngữ nào ?

Củng cố về dấu hiệu nhận biết...

- HS tham gia chơi

- Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định: đoạn giới thiệu đồ vật, tả bao quát đồ vật, tả từng bộ phận của đồ vật hoặc nêu tình cảm, thái độ của người viết về đồ vật.

- Lớp nhận xét.

- 1Hs đọc yêu cầu bài- đoạn văn - Cả 3 đoạn văn đều thuộc phần thân bài.

+ Đoạn 1: Tả bao quát chiếc cặp.

Đoạn 2: Tả quai cặp và hai dây đeo.

Đoạn 3: Tả bên trong của chiếc cặp.

+ Đ1: Đó là chiếc cặp màu đỏ tươi.

Đ2:Quai cặp làm bằng sắt, không gỉ..

Đ3: Mở cặp ra, em thấy trong cặp có tới 3 ngăn ...

(19)

Bài tập 2 (12'): Quan sát và viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài

- Gv nhắc Hs chú ý:

+ Đề bài yêu cầu các em chỉ viết một đoạn văn (k0 phải cả bài), miêu tả hình dáng bên ngoài (k0 phải bên trong chiếc cặp của em hoặc của bạn em. Em nên viết theo các gợi ý a, b, c, chú ý miêu tả những đặc điểm riêng của chiếc cặp.

- Gv yêu cầu đọc đoạn văn của mình, nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs chú ý lắng nghe.

- quan sát và tập viết đoạn văn tả hình dáng bên ngoài của chiếc cặp.

- Hs nối tiếp nhau đọc Nhận xét.

VD1: Chiếc cặp của em làm bằng da mềm, màu xanh dương rất đẹp. Bề ngang của nó độ 35cm, chiều cao khoảng 25cm trông rất vừa với khổ người nhỏ con như em. Chiếc cặp nhìn nổi bật nhờ trên nền da màu xanh gắn một chú gấu đội chiếc mũ đỏ nom rất ngộ nghĩnh.

VD2: Cặp vừa có quai xách, vừa có dây đeo rất tiện. Em thường dùng dây đeo để khoác lên vai mỗi khi ba đưa đến trường. Cặp được làm bằng một thứ da mềm mại, ở hai đầu dây là hai cái móc sắt bằng kim loại sáng bóng, đặc biệt đường chỉ khâu xung quanh mép rất khéo léo và chắc chắn nên rất yên tâm và thoải mái mỗi khi đeo cặp đến trường.

Bài tập 3 (8'): Viết phần tả đặc điểm bên trong

- Gv lưu ý: viết đoạn văn tả đặc điểm bên trong nối tiếp bài 2

+ Chiếc cặp có mấy ngăn ? + Vách ngăn được làm bằng gì ? + Trông như thế nào ?

+ Em đựng gì ở mỗi ngăn ?

- Yêu cầu thực hiện tương tự bài tập 2.

Nhận xét

- 1 Hs đọc yêu cầu bài.

- Hs suy nghĩ kết hợp quan sát để làm bài.

- Đọc bài của mình.

- Nhận xét.

VD: Chiếc cặp của em có hai ngăn, một ngăn bên trong, mội ngăn phụ ở bên ngoài và hai ngăn nhỏ xíu như hai chiếc túi ở bên hông cặp. Trong hai ngăn chính một bên đựng sách giáo khoa, một bên em đựng vở và hộp bút. Vách ngăn giữa hai ngăn được làm bằng một lớp vải mềm mại trông như một lớp ren nhưng lại vô cùng chắc chắn.

3- HĐ Vận dụng. (5’)

* Để xây dựng tốt đoạn văn trong miêu tả đồ vật, em chú ý những gì?

Củng cố, dặn dò:

Đoạn văn miêu tả đồ vật có đặc điểm gì ? - Nhận xét tiết học

- Về nhà hoàn tthiện bài Chuẩn bị bài sau.

+ Quan sát thật kĩ đồ vật đề tìm ra đặc điểm riêng của đồ vật ấy.

-HS trả lời

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

=============================================

(20)

NS: 02 / 12 / 2021

NG: 08 / 12 / 2021 Thứ 4 ngày 08 tháng 12 năm 2021

TOÁN

DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 9 (Tr.97)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nắm được dấu hiệu chia hết cho 9.

- Vận dụng dấu hiệu chia hết cho 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

- Gv: Bảng phụ.

- HS: Sách giáo khoa, vở ô-li,...

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5’):

- GV t/c cho HS chơi trò chơi Truyền điện.

- GV phổ biến luật chơi: Quản trò nêu một phép tính chia trong bảng chia cho 9. Mời HS trả lời. HS trả lời đúng được tuyên dương, HS trả lời sai mất lượt, trò chơi chuyển lượt cho bạn khác.

- Nhận xét, tuyên dương HS.

+ Với những số không có trong bảng chia cho 9 như 187; 4598; 12789... làm sao để biết số nào có thể chia hết cho 9?

- GV dẫn dắt: Trong trò chơi các con đã nhớ lại bảng chia cho 9. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu chia hết cho 9.

2. Hình thành kiến thức mới: (10’) a) Yêu cầu tìm các số chia hết cho 9, số không chia hết cho 9?

- GV ghi thành 2 cột, cột: số chia hết cho 9 và cột số không chia hết cho 9.

+ Em đã tìm số chia hết cho 9 như thế nào

?

- Yêu cầu đọc lại các số chia hết cho 9.

- Các số chia hết cho 9 cũng có dấu hiệu đặc biệt, chúng ta sẽ tìm dấu hiệu này.

b) Dấu hiệu chia hết cho 9

- Yêu cầu đọc và tìm điểm giống nhau của các số chia hết cho 9 đã tìm được.

- Yêu cầu tính tổng các chữ số của từng số

- HS chơi cùng nhau.

- HS nghe và chơi theo hướng dẫn.

- HS nghe.

- HS nêu theo ý kiến cá nhân.

- HS nghe.

- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS nêu 2 số, một số chia hết cho 9 và số không chia hết cho 9.

+ Em suy nghĩ một số bất kỳ rồi chia cho 9.

+ Dựa vào bảng nhân 9 để tìm.

+ Lấy ví dụ bất kỳ nhân với 9 được một số chia hết cho 9....

- HS đọc.

- HS nghe.

- HS phát biểu ý kiến.

- HS tính tổng các chữ số của từng

(21)

chia hết cho 9

+ Em có nhận xét gì về tổng các chữ số của các số chia hết cho 9?

- GV: Các số chia hết cho 9 thì có tổng các chữ số cũng chia hết cho 9 dựa vào đó chúng ta có dấu hiệu chia hết cho 9.

-Y/C HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 9.

- Yêu cầu tính tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9

+ Tổng các chữ số của số này có chia hết cho 9 không?

+ Vậy muốn kiểm tra một số có chia hết cho 9 hay không chia hết cho 9 ta làm ntn?

- Gọi HS đọc và ghi nhớ dấu hiệu.

* Kết luận:Nêu dấu hiệu chia hết cho 9.

3. Hoạt động luyện tập. (18)

Bài 1: Trong các số sau, số nào chia hết cho 9 ?

99; 1999; 108; 5643; 29385

- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi HS báo cáo trước lớp.

+ Nêu các số chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó chia hết cho 9?

* GV chốt: Dấu hiệu chia hết cho 9.

Bài 2: Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9 ?

số. VD:

Với 72 ta có: 7 + 2 = 9 9 : 9 = 1

Với 657 ta có: 6 + 5 + 7 = 18 18 : 9 = 2 - HS phát biểu ý kiến.

- HS nghe.

- HS phát biểu ý kiến, lớp theo dõi và nhận xét.

- HS làm vào nháp.

Với 182, ta có : 1 + 8 + 2 = 11 11 : 9 = 1(dư 2) Với 451, ta có 4 + 5 + 1 = 10 10 : 9 = 1 (dư 1)

- Tổng các chữ số của các số không chia hết cho 9.

- Ta tính tổng các chữ số của nó, nếu tổng các chữ số chia hết cho 9 thì số đó chia hết cho 9, nếu tổng các chữ số của nó không chia hết cho 9 thì số đó không chia hết cho 9

- HS thực hiện yêu cầu.

* Làm việc cá nhân

- HS làm bài vào vở.

- Các số chia hết cho 9 là 99, 108, 5643, 29385, vì các số này có tổng các chữ số chia hết cho 9.

+ Số 99 ta có 9 + 9 = 18.

18 chia hết cho 9

+ Số 108 ta có 1 + 0 + 8 = 9.

9 chia hết cho 9

+ Số 5643 ta có 5 + 6 + 4 + 3 = 18 18 chia hết cho 9

+ Số 29385 ta có 2+9+3+8+5=27 27 chia hết cho 9

- HS nghe.

* Làm việc cá nhân

(22)

96; 108; 7853; 5554; 1097 - Tiến hành tương tự bài 1

+ Nêu các số không chia hết cho 9 và giải thích vì sao các số đó không chia hết cho 9?

* GV chốt: Dấu hiệu không chia hết cho 9.

Bài 3: Viết hai số có 3 chữ số và chia hết cho 9.

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

+ Các số cần viết cần thoả mãn với các điều kiện nào của bài ?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, sau đó tự làm bài tập vào vở .

- GV theo dõi nhận xét đúng sai cho từng HS.

* GV chốt: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 để viết các số có nhiều chữ số chia hết cho 9.

4. Hoạt động vận dụng: (7’)

Bài 4: Tìm chữ số thích hợp vào ô trống để được số chia hết cho 9

- Gọi 1 HS đọc đề bài.

+ Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm đáp án

- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng sau đó mời 3 HS vừa giải thích cách tìm số của mình.

* GV nhận xét. Chốt cách tìm số điền vào chỗ trống dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9

* Củng cố - Dặn dò

- Yêu cầu HS nhắc lại kết luận về dấu hiệu chia hết cho 9.

- HS thực hiện.

+ Các số không chia hết cho 9 là 96;7853;5554; 1097 vì tổng các chữ số của số này không chia hết cho 9.

+ Số 96 ta có: 9 + 6 = 15 15 : 9 = 1 (dư 6).

+ Số 7853 ta có: 7 + 8 + 5 + 3 = 23 23 : 9 = 2 (dư 5).

+ Số 5554 ta có: 5 + 5 + 5 + 4 = 19 19 : 9 = 2 (dư 1).

+ Số 1097 ta có: 1 + 0 + 9 + 7 = 17 17 : 9 = 1 (dư 8).

* Thảo luận cặp đôi - Đọc yêu cầu bài tập.

+ Là số có 3 chữ số.

+ Là số chia hết cho 9.

- HS thảo luận cặp đôi và làm BT - HS nêu miệng số mình tìm được - HS nghe, nhận xét. Tìm thêm các số khác thỏa mãn yêu cầu bài.

* Thảo luận cặp đôi - Đọc yêu cầu bài tập.

- Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9.

- Đại diện cặp HS lên bảng bài làm, mỗi HS thực hiện điền số vào một ô trống, HS cả lớp làm bài tập.

315; 135 ; 225

- HS trả lời VD ta có 31 để 31

chia hết cho 9 thì 3 + 1 +  phải chia hết cho 9.

Ta có 3+1 = 4; 4 + 5 = 9, 9 chia hết cho 9 vậy ta điền số 4 vào 

- HS nghe.

- HS nêu.

(23)

- GV nhận xét giờ học, chuẩn bị bài sau:

Dấu hiệu chia hết cho 3. - Nghe, nhận nhiệm vụ

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

TẬP ĐỌC

TIẾT 35 : ÔN TẬP (Tiết 1)

I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Hiểu ND chính của từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện cổ thuộc 2 chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.

- Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/

phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoan thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn thơ, đoạn văn đã học ở học kì I.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Năng lực tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL ngôn ngữ, NL thẩm mĩ.

+ HS tự giác tích cực trong học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- GV: Bảng phụ - HS: Sách, bút.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1- HĐ Mở đầu: (5’) - GV tổ chức cho HS thi đọc

- HS đọc bài: Rất nhiều Mặt Trăng (Tiếp theo) và TLCH:

+ Nhà vua lo lắng về điều gì?

+ Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì?

- Gv nhận xét

- GV: Giờ học hôm nay sẽ giúp các em ôn tập và kiểm tra kiến thức đã học thuộc chủ điểm: Có chí thì nên; Tiếng sáo diều.

2- HĐ Luyện tập, thực hành.

HĐ1: Kiểm tra đọc (15'):

- Gv yêu cầu Hs mở Sgk đọc các bài tập trong hai chủ điểm: Có chí thì nên và Tiếng sáo diều.

- Yêu cầu Hs bốc thăm chọn bài.

- HS thi

- Nhà vua lo lắng vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời. Nếu công chúa nhìn thấy và sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả thì sẽ ốm trở lại.

- Chú hề muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng rạng chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ của công chúa.

- Lớp nhận xét.

- Dế Mèn bênh vực kẻ yếu...

(24)

- Gọi Hs đọc bài

- Gv đặt câu hỏi về nội dung bài.

- Gv nhận xét

HĐ2. Bài tập 2 (15'): Hoàn thành bảng - Những bài tập đọc nào là truyện kể trong hai chủ điểm trên ?

- Yêu cầu Hs làm việc theo nhóm hoàn thành bảng.

- Gv hướng dẫn, giúp đỡ Hs khi các em còn lúng túng.

- Gv nhận xét, chốt lại lời giải đúng.

- Hs làm việc theo nhóm.

- Hs dán kết quả.

- Đại diện Hs báo cáo.

- Lớp nhận xét.

Tên bài Tác giả Nội dung chính Nhân vật

Ông Trạng thả diều

Trinh Đường Ông Trạng Nguyễn Hiền nhà nghèo nhưng rất hiếu học.

Nguyễn Hiền

"Vua tàu thủy"

Bạch Thái Bưởi

Từ điển nhân vật lịch sử VN

BạchTBưởi từ hai bàn tay trắng đã dựng nên nghiệp lớn nhờ chí lớn.

Bạch Thái Bưởi Vẽ trứng Xuân Yến Lê-ô-nác-đô đa Vin-xi kiên trì

khổ luyện đã trở thành danh họa vĩ đại.

Lê-ô-nác- đô đa Vin- Xi

Người tìm đường lên các vì sao

Lê Nguyên Long - Phạm Ngọc Toàn

Xi-ôn-cốp-xki kiên trì theo đuổi giấc mơ từ nhỏ của mình, đã tìm đường lên được các vì sao.

Xi-ôn-cốp- xki

Văn hay chữ tốt Truyện đọc 1 (1995)

CBQuát kiên trì luyện viết chữ, đã nổi danh là người văn hay chữ tốt.

Cao Bá Quát Chú Đất Nung

(phần 1-2)

Nguyễn Kiên Chú Đất Nung nung mình trong lửa đã trở thành người mạnh mẽ và hữu ích. Còn hai người bột yếu

ớt gặp nước suýt bị tan ra.

Chú Đất Nung Trong quán

ăn "Ba cá bống”

A-lếch- xâyTôn-xtôi

Chú người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã moi được bí mật về chiếc chìa khóa vàng từ “hai kẻ độc ác".

Bu-ra-ti-nô

Rất nhiều mặt trăng (phần 1, 2)

Phơ-bơ Thế giới diệu kì trong mắt

trẻ em, được trẻ em nhìn nhận và giải quyết rất khác người lớn.

Công chúa nhỏ

(25)

3- HĐ Vận dụng. (5’)

+ Nêu nội dung chính bài: Ông trạng thả diều và “Vua tàu thủy” Bạch Thái Bưởi.

Củng cố, dặn dò:

Đọc các câu tục ngữ thuộc chủ điểm: Có chí thì nên ?

- Nhận xét tiết học

- Về nhà đọc lại các bài tập đọcđã học.

- Chuẩn bị bài sau.

- Câu chuyện ca ngợi Nguyễn Hiền thông minh, có ý chí vượt khó nên đã đỗ trạng nguyên khi mới 13 tuổi.

- Ca ngợi Bạch Thái Bưởi giàu nghị lực, có ý chí vươn lên đã trở thành vua tàu thuỷ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY.

….……….

ĐỊA LÍ

NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦANGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Bài 13. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ

Bài 14. Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ (Tiếp) I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

- Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ĐBBB:

+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Trồng nhiều ngô, khoai ,cây ăn quả ,rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.

+ Biết đống bằng Bắc Bộ có hàng trăm nghề truyền thống : Dệt lụa, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ ….

- Nhận biết nhiệt độ của Hà Nội: tháng 1, 2, 3, nhiệt độ dưới 20 0 C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.

- Góp phần phát huy các năng lực, phẩm chất:

+ Tôn trọng, bảo vệ các thành qủa lao động của người dân. Hứng thú tham gia các hoạt động học tập; biết quý trọng sức lao động của con người.

* BVMT: Sự thích nghi và cải tạo môi trường của con người ở miền đồng bằng + Đắp đê ven sông, sử dụng nước để tưới tiêu

+ Trồng rau xứ lạnh vào mùa đông ở ĐBBB + Cải tạo đất chua mặn ở ĐBBB

+ Thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch + Trồng phi lao để ngăn gió

+ Trồng lúa, trồng trái cây + Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

* Tích hợp giáo dục sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm:

- Giáo dục ý thức sử dụng năng lượng khi tạo ra các sản phẩm thủ công nói trên, đồng thời giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất đồ thủ công.

* CV3969: Dạy gộp Bài 13 + 14: Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước. Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh, Nơi có hàng trăm nghề thủ công truyền thống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vïng c«ng nghiÖp ph¸t triÓn m¹nh nhÊt n íc ta:... TT Ngµnh c«ng

Chủ yếu là trồng cây công nghiệp lâu năm: chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, …....

Dựa vào bảng số liệu, em hãy cho biết cây công nghiệp nào được trồng nhiều nhất ở Tây Nguyên.. Phương

Do đó, việc bảo vệ và trồng hồi phục rừng là cần thiết, không những giảm các hậu quả nghiêm trọng khi mất rừng mà còn mang đến nhiều lợi ích to lớn cho

- Chợ nổi thường họp ở những đoạn sông thuận tiện cho việc gặp gỡ của xuồng, ghe từ nhiều nơi đổ về?. - Ngay từ sáng sớm việc mua bán đã

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 139 SGK Địa lí 4: Quan sát các hình sau, em hãy xếp các hình theo nhóm ngành sản xuất cho phù hợp : trồng trọt; chăn nuôi; nuôi trồng,

Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế phát triển mạnh nhất nước ta đó là:. Điều kiện để đồng bằng Nam Bộ trở thành vùng kinh tế

- Tình trạng khai thác rừng. - Sử dụng than làm chất đốt trong đời sống và sản xuất. - Khai thác cát trên sông. - Sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp. b)