• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử lớp 4 trang 22, 23 Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) | Giải bài tập Lịch sử lớp 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử lớp 4 trang 22, 23 Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938) | Giải bài tập Lịch sử lớp 4"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 5: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (Năm 938)

Câu hỏi trang 22 SGK lịch sử 4: Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ? Kết quả ra sao ?

Trả lời

Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc.

Kết quả: Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.

Bài 1 trang 23 SGK Lịch sử 4: Em hãy kể lại trận quân ta đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.

Trả lời

- Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông do Thái tử Hoằng Tháo chỉ huy.

- Mũi tiến công chính do Hoằng Tháo chỉ huy đã vượt biển, ngược sông Bạch Đằng (Quảng Ninh) tiến vào nước ta.

- Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng.

Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thuỷ triều lên, nước che lấp các cọc nhọn.

- Ngô Quyền cho quân bơi thuyền nhẹ ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui, nhử cho giặc vào bãi cọc. Chờ lúc thuỷ triều xuống, khi hàng nghìn cọc nhọn nhô lên, quân ta mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh quyết liệt.

- Giặc hốt hoảng quay thuyền bỏ chạy thì va vào cọc nhọn; thuyền giặc chiếc bị thủng, chiếc bị vướng cọc nên không tiến, không lùi được. Quân ta tiếp tục truy kích.

- Quân Nam Hán chết đến quá nửa, Hoằng Tháo tử trận. Quân Nam Hán hoàn toàn thất bại.

(2)

Bài 2 trang 23 SGK Lịch sử 4: Chiến thắng Bạch Đằng có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta thời bấy giờ ?

Trả lời

Chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương đã chấm dứt hoàn toàn thời kì hơn một nghìn năm dân ta sống dưới ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nước triều lên: Ngô Quyền cho quân dùng thuyền nhẹ ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào bãi cọc ngầm. - Nước triều rút: Ngô Quyền dốc toàn lực

 Ngô Quyền đã dùng kế cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở sông Bạch Đằng, khi thủy triều rút cọc sẽ đâm thủng thuyền giặc..  Kết quả: Quân Nam Hán chết đến quá

- Ngô Quyền đã cho Nguyễn Tất Tố ( người rất giỏi sông nước ) và một toán nghĩa quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhử địch tiến sâu vào trong bãi cọc ( lúc đó

- Khi nước triều đang lên, Ngô Quyền cho thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch rồi rút lui - Quân Nam Hán đuổi theo, vượt qua bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng. - Lúc

Chiến thắng Bạch Đằng oanh liệt của Ngô Quyền (năm 938) đã kết thúc hơn một ngàn năm đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, giành lại độc lập hoàn toàn

Trước đó, Ngô Quyền đã cho cắm cọc vót nhọn và bọc sắt ở cửa biển rồi, khiến người đem thuyền nhẹ, chờ khi nước thuỷ triều dâng lên thì khiêu chiến, giả thua,

- Năm 938, Ngô Quyền chỉ huy quân dân đánh bại quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài

- Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền đã đập tan ý chí xâm lược của quân Nam Hán; chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra một thời đại mới - thời đại độc lập, tự chủ