• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải KHTN 6 Bài 18: Đa dạng nấm | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải KHTN 6 Bài 18: Đa dạng nấm | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 18: Đa dạng nấm A/ Câu hỏi đầu bài

Phần mở đầu

Câu hỏi trang 103 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Hãy nói tên mỗi loại nấm trong hình 18.1.

2. Vì sao nấm không thuộc về giới Thực vật hay giới Động vật?

Đáp án:

1. Tên gọi các loại nấm:

Hình ảnh Tên loại nấm

Nấm linh chi

Nấm kim châm

(2)

Nấm mỡ

Nấm sò

2. Nấm không thuộc giới Thực vật hay giới Động vật vì:

- Nấm sống dị dưỡng hoại sinh, không có lục lạp nên không thể quang hợp giống thực vật.

- Nấm không có khả năng di chuyển như động vật

- Nấm có thành tế bào bằng kitin chứ không phải là cellulose như thực vật hay không có thành tế bào như động vật.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. SỰ ĐA DẠNG CỦA NẤM Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 103 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Nêu các đặc điểm để nhận biết nấm.

2. Nấm có cách dinh dưỡng như thế nào?

Đáp án:

1. Đặc điểm nhận biết nấm:

- Nấm là tế bào nhân thực, có thành tế bào cấu tạo từ kitin - Nấm là sinh vật dị dưỡng hoại sinh

- Nấm có dạng cơ thể đơn bào hoặc đa bào

- Một số nấm lớn có cơ quan sinh sản gọi là quả thể (mũ nấm)

(3)

- Nấm tự do sống ở nơi có độ ẩm cao, các thân cây gỗ mục hoặc đống rơm, rạ…

2. Cách dinh dưỡng của nấm là dị dưỡng hoại sinh Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 104 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lập bảng để phân biệt các nhóm nấm (tên nhóm nấm, đặc điểm, ví dụ đại diện).

Đáp án:

Nấm túi Nấm đảm Nấm tiếp hợp

Đặc điểm Nấm có thể quả dạng túi

Nấm có thể quả hình mũ

Nấm có sợi nấm phân nhánh, màu nâu, xám, trắng…

Đại diện Nấm cục Nấm hương Nấm mốc

Phần vận dụng

Câu hỏi trang 104 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Kể tên một số loại nấm mà em biết và phân chia các loại nấm đó vào từng nhóm nấm cho phù hợp.

Đáp án:

Các loại nấm em biết:

- Nấm hương, nấm mỡ, nấm sò, nấm kim châm, nấm đùi gà…

- Tất cả những loại nấm trên đều thuộc nhóm nấm đảm.

Phần thực hành

Câu hỏi trang 104 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy quan sát một số loại nấm (nấm mộc nhĩ, nấm rơm, nấm mỡ, nấm trứng…) Và mô tả hình dạng của chúng.

Đáp án:

- Nấm rơm: thể quả có dạng hình mũ, màu trắng ngả dần sang nâu - Nấm mỡ: thể quả có dạng hình mũ, màu trắng hoặc nâu

(4)

II. VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA NẤM Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 104 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Nêu vai trò và tác hại của nấm.

Đáp án:

- Vai trò:

+ Phân hủy xác động vật, thực vật làm sạch môi trường + Làm thức ăn cho con người

+ Làm dược liệu - Tác hại:

+ Có một số loại nấm có thể gây ngộ độc thậm chí tử vong

+ Một số loại nấm kí sinh gây bệnh cho người, động vật và thực vật Phần luyện tập

Câu hỏi trang 105 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lập bảng về các loại nấm đã học và vai trò, tác hại của mỗi loại nấm đó.

Đáp án:

Loại nấm Vai trò/tác hại

Nấm túi - Làm thực phẩm cho con người - Phân giải các chất hữu cơ Nấm đảm - Làm thực phẩm cho con người

- Phân giải các chất hữu cơ

Nấm tiếp hợp - Làm hỏng thực phẩm (các loại nấm mốc) Nấm kí sinh - Kí sinh gây bệnh cho sinh vật

Phần vận dụng

Câu hỏi trang 105 sgk Khoa học tự nhiên 6:

(5)

1. Vì sao nói nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên Trái Đất?

2. Hãy kể tên một bệnh do nấm gây ra và nêu cách phòng, chữa bệnh đó.

3. Vì sao bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng?

Đáp án:

1. Nấm có vai trò rất quan trọng trong việc làm sạch môi trường sống trên Trái Đất vì nấm có thể phân hủy xác động vật và thực vật giúp làm sạch môi trường.

2. Bệnh do nấm gây ra: lang ben - Phòng ngừa bệnh lang ben:

+ Tránh môi trường có nhiệt độ quá cao, môi trường nóng ẩm + Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cường độ mạnh

+ Tránh ra mồ hôi quá mức + Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

+ Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị bệnh

3. Bánh mì, hoa quả để lâu ngày ở nhiệt độ phòng dễ bị hỏng vì + Nhiệt độ phòng tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển và sinh sôi.

+ Chúng tiết ra các enzyme và acid để phân huỷ các chất hữu cơ và làm hỏng thực phẩm.

Phần tìm hiểu thêm

Câu hỏi trang 105 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Em hãy tìm hiểu một số hình ảnh và thông tin về các nấm độc.

Đáp án:

1. Nấm độc tán trắng (Amanita verna)

(6)

- Mọc thành từng cụm hoặc đơn chiếc trên mặt đất trong rừng và một số nơi khác...

- Mũ nấm: Màu trắng, bề mặt mũ nhẵn bóng, lúc non đầu tròn hình trứng, mũ nấm đính chặt vào cuống. Khi trưởng thành mũ nấm phẳng với đường kính khoảng 5 – 10 cm. Khi già mép mũ có thể cụp xuống.

- Phiến nấm: Màu trắng.

- Cuống nấm: Màu trắng, có vòng dạng màng ở đoạn trên gần sát với mũ.

- Chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa.

- Thịt nấm: Mềm, màu trắng, mùi thơm dịu.

- Độc tố chính: các amanitin (amatoxin) có độc tính cao

2. Nấm mũ khía nâu xám (Inocybe fastigiata hoặc Inocybe rimosa)

(7)

- Mọc trên mặt đất trong rừng, nơi có nhiều lá cây mục nát và một số nơi khác...

- Mũ nấm hình nón đến hình chuông, đỉnh nhọn, có các sợi tơ màu từ vàng đến nâu tỏa ra từ đỉnh mũ xuống mép mũ nấm.

- Khi già, mép mũ nấm bị xẻ ra thành các tia riêng rẽ; đường kính mũ nấm 2 – 8cm.

- Phiến nấm lúc non mầu hơi trắng gắn chặt vào cuống nấm và khi già có màu xám hoặc nâu tách rời khỏi cuống nấm.

- Cuống nấm: Mầu từ hơi trắng đến vàng nâu dài 3-9cm, không có vòng cuống.

- Thịt nấm: màu trắng - Độc tố chính: muscarin

3. Cây nấm độc Podostroma cornu-damae

- Nấm Podostroma cornu-damae, tiếng Việt gọi là san hô lửa độc, là một loại nấm quý hiếm này có nguồn gốc từ châu Á, đã gây ra một số trường hợp tử vong ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

- Cây nấm độc có phần thân quả (hay còn gọi là thể quả hoặc thể bào tử) màu đỏ này chứa độc tố mạnh có tên gọi là trichothecene, có thể gây suy đa cơ quan khi ăn.

- Các triệu chứng ngộ độc bao gồm đau dạ dày, bong tróc da, rụng tóc, hạ huyết áp, hoại tử gan, suy thận cấp và dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các vi sinh vật như vi khuẩn, nấm, nguyên sinh động vật, đóng vai trò quan trọng chủ yếu trong phân huỷ các chất gây ô nhiễm trong môi trường đất và nước. Các phản ứng

Trong nghiên cứu này, 18 chủng xạ khuẩn đã được phân lập từ đất trồng cam tại tỉnh Hà Giang, trong đó chủng xạ khuẩn XK1 được đánh giá là có khả năng kháng

- Phạm vi phân bố của các kiểu rừng nhiệt đới trên Trái Đất: Phân bố chủ yếu ở hai bên xích đạo, mở rộng đến khoảng hai chí tuyến, chỉ có một số nơi như chân núi

Câu 5 trang 79 sbt Địa Lí 6: Hãy nối ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho hợp lí khi nói về phạm vi và đặc điểm của các đới thiên nhiên

Thực vật giúp làm giảm ô nhiễm môi trường bằng cách hấp thụ khí carbon dioxide và các chất độc hại, đồng thời thái khí oxygen giúp điều hòa không khí.. Trang 53 SBT

Động vật đẻ trứng luôn phải đối mặt với tình trạng trứng bị trộm mất hoặc do ảnh hưởng của môi trường mà trứng không kịp nở,… nên hình thức đẻ con ở các loài thú sẽ

Câu hỏi vận dụng trang 31 SGK khoa học tự nhiên 6: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng

Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi hơn để giúp nghiên cứu các sinh vật một