• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 40: ĐA DẠNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP BÒ SÁT I. ĐA DẠNG CỦA LỚP BÒ SÁT

- Số lượng loài: Bò sát rất đa dạng về số lượng loài. Trên thế giới, có khoảng 6500 loài. Ở Việt Nam, đã phát hiện 271 loài.

- Phân loại: Hiện nay, bò sát gồm 4 bộ: Bộ Đầu mỏ, bộ Có vảy, bộ Cá sấu và bộ Rùa.

Trong đó, bộ Đầu mỏ hiện nay chỉ có một số loài sống trên vài hòn đảo nhỏ ở Tân Tây Lan được gọi là Nhông Tân Tây Lan.

- Môi trường sống và cấu tạo: Lớp Bò sát rất đa dạng về môi trường sống (có thể sống trên cạn và sống dưới nước) và cấu tạo.

II. CÁC LOÀI KHỦNG LONG

1. Sự ra đời và thời đại phồn thịnh của khủng long

- Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoảng 280 – 230 triệu năm.

(2)

- Nhờ gặp điều kiện thuận lợi, khủng long phát triển rất mạnh mẽ về thành phần loài, môi trường sống, tập tính,…

2. Sự diệt vong của khủng long

- Nguyên nhân của sự diệt vong của khủng long:

+ Sự hưng thịnh của chim và thú dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài.

+ Sự thay đổi đột ngột của thời tiết: Trái Đất đang nóng trở nên lạnh đột ngột, thiên tai diễn ra liên tiếp.

→ Khủng long cỡ lớn thiếu chỗ trú thích hợp để tránh rét, thiếu thức ăn nên bị tiêu diệt hàng loạt.

(3)

- Một số loài cỡ nhỏ như thằn lằn, rắn, rùa, cá sấu,… còn tồn tại cho đến ngày này do cơ thể nhỏ nên dễ tìm nơi trú ẩn, yêu cầu về thức ăn ít, trứng nhỏ nên dễ bảo vệ khỏi kẻ thù.

III. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Bò sát là loài thích nghi đối với đời sống ở trên cạn. Chúng có những đặc điểm chung điển hình như sau:

- Đời sống thích nghi với trên cạn hoàn toàn.

- Da khô có vảy sừng khô.

- Cổ dài linh hoạt - Chi yếu, có vuốt sắc.

(4)

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai.

- Hệ hô hấp: Phổi có nhiều vách ngăn.

- Hệ tuần hoàn: Tim có 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (trừ cá sấu có tim 4 ngăn);

2 vòng tuần hoàn; máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

- Hệ sinh dục: Có cơ quan giao phối; thụ tinh trong; đẻ trứng trên cạn, trứng có vỏ dai hoặc vỏ đá vôi.

- Là động vật biến nhiệt.

IV. VAI TRÒ 1. Lợi ích

- Có ích trong nông nghiệp: Rắn, thằn lằn,… tiêu diệt sâu bọ, chuột gây hại cho mùa màng.

- Làm thực phẩm, dược phẩm: Ba ba được dùng làm thực phẩm; rượu rắn, mật trăn, nọc rắn, yếm rùa,… có thể dùng làm dược phẩm.

- Vai trò trong công nghiệp mĩ nghệ: Vảy đồi mồi; da thuộc của trăn, rắn, cá sấu,…

- Vai trò trong nghiên cứu khoa học.

2. Tác hại

(5)

- Gây độc cho người như rắn độc.

- Đe dọa đến sự phát triển của các loài khác: Cá sấu, trăn,…

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bên cạnh những đặc điểm chung, từng loài lưỡng cư cũng có những đặc điểm về nơi sống, hoạt động và tập tính khác nhau tạo nên sự đa dạng về môi trường sống và tập

+ Chân cao; trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng; diện tích tiếp xúc với đất của guốc hẹp do chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Sinh học 7: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương.. - Lớp Cá sụn có số loài ít hơn lớp

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Sinh học 7: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban

Câu hỏi 1 trang 130 SGK Sinh học 7: Quan sát hình 40.1, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò sát..

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc... + Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc

Bảo vệ nguồn nước, giữ vệ sinh môi trường là cách bảo vệ con vật dưới nước. Ngoài ra với cá cảnh chúng ta phải giữ sạch nước và cho cá ăn đầy đủ thì cá

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.. + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước,