• Không có kết quả nào được tìm thấy

Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Giải bài tập Sinh học 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư | Giải bài tập Sinh học 7"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 37. Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư Câu hỏi giữa các bài (các Δ trong bài học)

Câu hỏi 1 trang 120 SGK Sinh học 7: Phân biệt 3 bộ lưỡng cư bằng những đặc điểm đặc trưng nhất.

Lời giải:

Bảng phân biệt 3 bộ lưỡng cư

Tên các bộ lưỡng cư Đại diện Đặc điểm đặc trưng nhất

Bộ Lưỡng cư có đuôi Cá cóc Tam Đảo

- Thân dài, đuôi dẹp bên

- Hai chi sau và trước tương đương nhau - Hoạt động chủ yếu vào ban ngày

Bộ lưỡng cư không đuôi Ếch đồng

- Thân ngắn

- Hai chi sau dài hơn 2 chi trước - Đa số hoạt động về đêm

Bộ lưỡng cư không chân Ếch giun

- Thiếu chi, thân dài - Có mắt, miệng, răng

- Hoạt động cả ngày lẫn đêm

Câu hỏi 2 trang 121 SGK Sinh học 7: Quan sát hình 37.1. Đọc bảng sau, lựa chọn những câu trả lời thích hợp để điền vào bảng.

(2)

Hình 37.1. Một số đại diện Lưỡng cư điển hình ở Việt Nam Bảng. Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư

Tên đại diện Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ 1. Cá cóc Tam Đảo

2. Ễnh ương lớn 3. Cóc nhà 4. Ếch cây 5. Ếch giun

Những câu lựa chọn

- Chủ yếu sống trong nước

- Chủ yếu sống trên cạn

- Ban đêm

- Chủ yếu ban đêm - Chiều và đêm - Cả ngày và đêm

- Trồn chạy ẩn nấp

- Dọa nạt -Tiết nhựa độc

(3)

- Ưa sống ở nước hơn

- Chủ yếu sống trên cây, bụi cây

-Sống chui luồn trong hang đất Lời giải

Bảng. Một số đặc điểm sinh học của Lưỡng cư

Tên đại diện Đặc điểm nơi sống Hoạt động Tập tính tự vệ 1. Cá cóc Tam Đảo Chủ yếu sống trong

nước

Chủ yếu ban ngày Trốn chạy, ẩn nấp

2. Ễnh ương lớn Ưa sống ở nước hơn

Ban đêm Dọa nạt

3. Cóc nhà Chủ yếu sống trên cạn

Chủ yếu chiều tối, ban đêm

Tiết nhựa độc 4. Ếch cây Chủ yếu sống trên

cây, bụi cây

Ban đêm Trốn chạy, ẩn

nấp 5. Ếch giun Sống chui luồn

trong hang đất

Cả ngày và đêm Trốn chạy, ẩn nấp

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Sinh học 7: Hãy nêu đặc điểm chung của Lưỡng cư về:

môi trường sống, da, cơ quan di truyền, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, sự sinh sản, sự phát triển cơ thể, đặc điểm nhiệt độ cơ thể.

Lời giải:

Đặc điểm chung của Lưỡng cư

Môi trường sống Nước và cạn

Da Trần, ẩm ướt

Cơ quan di chuyển Bốn chân có màng ít hoặc nhiều

Hệ hô hấp Mang (nòng nọc), phổi và da (con

trưởng thành)

(4)

Hệ tuần hoàn Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

Sự sinh sản Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

Sự phát triển cơ thể Biến thái

Đặc điểm nhiệt độ cơ thể Biến nhiệt

Câu hỏi cuối bài

Câu hỏi 1 trang 122 SGK Sinh học 7: Hãy lấy ví dụ về sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước là không giống nhau ở những loài khác nhau.

Lời giải

Sự thích nghi của lưỡng cư đối với môi trường nước ở các loài khác nhau là khác nhau:

+ Cá cóc Tam Đảo thích nghi với sống trong nước.

+ Cóc nhà thích nghi với sống chủ yếu trên cạn.

+ Ễnh ương lớn thích nghi với sống ở nước nhiều hơn ở cạn.

+ Ếch cây thích nghi với sống vửa ở nước vừa ở cạn, có thể leo trèo trên cây.

+ Ếch giun thích nghi với sống trong hang đất.

Câu hỏi 2 trang 122 SGK Sinh học 7: Nêu vai trò của lưỡng cư đối với con người.

Lời giải: Vai trò của lưỡng cư đối với con người:

- Lưỡng cư là nguồn thực phẩm giả giá trị dinh dưỡng.

(5)

- Lưỡng cư tiêu diệt sâu bọ có hại, ấu trùng, ruồi, muỗi,…

- Lưỡng cư có giá trị dược liệu: bột cóc chữa suy dinh dưỡng, nhựa cóc chế thuốc chữa kinh giật.

- Ếch đồng là vật thí nghiệm trong sinh học.

- Lưỡng cư làm phong phú thêm lượng sinh vật cho sinh quyển.

Hiện nay, số lượng lưỡng cư bị suy giảm rất nhiều trong tự nhiên do săn bắt để làm thực phẩm, sử dụng thuốc trừ sau và ô nhiễm môi trường. Vì thế, lưỡng cư cần được bảo vệ và tổ chức nhân nuôi những loài có giá trị kinh tế.

Câu hỏi 3 trang 122 SGK Sinh học 7: Tại sao nói vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim về ban ngày?

Lời giải:

Đa số loài chim kiếm ăn vào ban ngày, chúng tiêu diệt các sâu bọ hoạt động ban ngày.

Đa số lưỡng cư không đuôi (có số lượng loài lớn nhất trong lớp Lưỡng cư) đi săn mồi vào ban đêm, tiêu diệt được một số lượng lớn sâu bọ hoạt động về đêm.

Hoạt động kiếm mồi của lưỡng cư giúp tiêu diệt các sâu bọ mà chim hoạt động ban ngày không tiêu diệt được. Vì thế, vai trò tiêu diệt sâu bọ có hại của lưỡng cư có giá trị bổ sung cho hoạt động của chim vào ban ngày.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Môi trường sống và cấu tạo: Lớp Bò sát rất đa dạng về môi trường sống (có thể sống trên cạn và sống dưới nước) và cấu tạo1. CÁC

Dơi phát ra âm thanh với tần số cao từ 30000 đến 70000 dao động/ giây, khi chạm vào các vật trên đường bay sẽ dội lại tai dơi khiến dơi có thể xác định vị trí của vật

+ Chân cao; trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng; diện tích tiếp xúc với đất của guốc hẹp do chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc

Câu hỏi 1 trang 109 SGK Sinh học 7: Nêu các cơ quan bên trong của cá thể hiện sự thích nghi với đời sống và hoạt động trong môi trường nước.

Câu hỏi 1 trang 111 SGK Sinh học 7: So sánh số loài, môi trường sống của lớp Cá sụn và lớp Cá xương.. - Lớp Cá sụn có số loài ít hơn lớp

+ Tim 3 ngăn: Ếch xuất hiện vòng tuần hoàn phổi tạo thành hệ tuần hoàn kép, tim hình thành 3 ngăn với lực đẩy mạnh hơn, làm tăng hiệu quả cung cấp oxy và chất dinh

Câu hỏi 1 trang 130 SGK Sinh học 7: Quan sát hình 40.1, nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng phân biệt ba bộ thường gặp trong lớp Bò sát..

- Trứng lớn có vỏ đá vôi, được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ, con non yếu và được chim bố mẹ chăm sóc... + Chim được huấn luyện để săn mồi (cốc