• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn | Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn | Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất – Sử dụng la bàn Mở đầu trang 98 Bài 20 KHTN lớp 7: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam?

Trả lời:

Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam là vì Trái Đất cũng là một nam châm khổng lồ và tác dụng lực từ lên thanh nam châm khi treo cân bằng làm cho nó luôn chỉ theo hướng Bắc – Nam.

1. Từ trường của Trái Đất

Câu hỏi thảo luận 1 trang 99 KHTN lớp 7: Trả lời câu hỏi đã nêu đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam?

Trả lời:

Thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc – Nam là vì từ trường tồn tại ở mọi nơi trên Trái Đất, do đó nó sẽ chịu ảnh hưởng từ trường của Trái Đất và chỉ về hướng hai cực Bắc – Nam địa lí.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 99 KHTN lớp 7: Trên Hình 20.3, độ mạnh của từ trường giảm dần theo thứ tự màu sắc như sau: đỏ, vàng, lục, lam, lơ. Việt Nam nằm trong vùng

có từ trường mạnh hay yếu?

Trả lời:

Việt Nam nằm trong vùng có từ trường tương đối mạnh (màu vàng nhạt).

2. Cực Bắc địa từ và cực Bắc địa lí

(2)

Câu hỏi thảo luận 3 trang 99 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 20.4:

a) Đường sức từ của Trái Đất có những điểm nào giống với đường sức từ của một nam châm thẳng?

b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không?

Trả lời:

a) Đường sức từ của Trái Đất giống với đường sức từ của một nam châm thẳng là đều là những đường cong nối hai cực, nơi có từ trường mạnh là ở hai cực có mật độ đường sức từ dày.

b)

- Cực Bắc địa lí và cực Nam địa lí là nơi giao nhau của trục quay và bề mặt Trái Đất.

- Cực Bắc địa từ và cực Nam địa từ là nơi giao nhau của trục từ và bề mặt Trái Đất.

Trục từ và trục quay của Trái Đất không trùng nhau.

3. Sử dụng la bàn để tìm hướng địa lí

(3)

Câu hỏi thảo luận 4 trang 101 KHTN lớp 7: Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính?

Trả lời:

Vì các vật có từ tính để gần la bàn sẽ hút hoặc đẩy kim la bàn làm lệch kết quả.

Luyện tập trang 101 KHTN lớp 7: Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không?

Vì sao?

Trả lời:

Kim la bàn chỉ theo hướng của đường sức từ tại địa phương ấy nên không chỉ đúng hướng bắc địa lí.

Vận dụng trang 101 KHTN lớp 7: Em hãy xác định hướng của cổng nhà em . Trả lời:

Để xác định hướng nhà em cần thực hiện như sau:

- Đặt la bàn trên mặt phẳng nằm ngang. Chờ cho kim la bàn đứng yên, xoay la bàn sao cho vạch số 0 trùng với cực Bắc của kim nam châm.

- Đọc giá trị của góc hợp bởi hướng của cổng cần xác định và hướng Bắc trên la bàn.

Bài tập (trang 101)

Bài 1 trang 101 KHTN lớp 7: Nêu một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường .

Trả lời:

Một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường:

- Từ trường của Trái Đất ngăn cản các bức xạ nguy hiểm từ Mặt Trời, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.

- Thanh nam châm, kim la bàn khi đứng cân bằng đều chỉ hướng Bắc – Nam.

(4)

Bài 2 trang 101 KHTN lớp 7: Quan sát Hình 20.4, em hãy cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo lớn hơn, nhỏ hơn hay bằng với độ lớn của nó tại Bắc cực?

Giải thích?

Trả lời:

Hình 20.4 cho biết độ lớn của từ trường Trái Đất tại xích đạo nhỏ hơn độ lớn của nó tại Bắc cực vì tại hai đầu cực bắc và nam có từ trường mạnh nhất (mật độ đường sức từ nhiều nhất).

Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam? Trả lời câu hỏi đã nêu đầu bài: Vì sao thanh nam châm khi treo tự do luôn chỉ hướng Bắc - Nam? có từ trường mạnh hay yếu? b) Hãy chỉ rõ các cực địa từ và cực địa lí trên Hình 20.4. Nhận xét chúng có trùng nhau không? Vì sao khi sử dụng la bàn, ta phải để la bàn xa các nam châm hoặc vật có từ tính? Kim la bàn có chỉ đúng hướng Bắc địa lí không? Vì sao? Em hãy xác định hướng của cổng nhà em . Nêu một số hiện tượng chứng tỏ Trái Đất có từ trường . Giải thích?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu vật đứng yên, không chuyển động (quãng đường không thay đổi theo thời gian) thì đồ thị quãng đường – thời gian là một đường thẳng nằm ngang.. a) Lập bảng ghi

Vận dụng trang 61 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống. a) Đo tốc độ bơi của một người. b) Đo tốc độ của

Người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép (không đi nhanh quá) và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe để tránh xảy ra tai nạn khi gặp các tình huống

Âm thanh truyền từ miệng chai đến tai chúng ta thông qua môi trường không khí. Cột không khí ở trong chai và trong miệng dao động làm các phân tử không khí xung quanh

a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. c) Nêu nhận xét về mối

Câu hỏi thảo luận 5 trang 76 KHTN lớp 7: Nêu một số tác hại của tiếng ồn đối với sức khỏe và các hoạt động thường ngày của chúng ta.. Một số tác hại của tiếng ồn đối

Bài 1 trang 81 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ cho thấy năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành: a) điện năng; b) nhiệt năng; c) động năng. Trả lời:. a) điện năng:

- Sự phản xạ khuếch tán xảy ra ở hình a: Do ánh trăng chiếu xuống mặt hồ có gợn sóng làm tia phản xạ hắt tới mắt người quan sát không theo một hướng nhất định cho hình