• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc độ | Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc độ | Giải KHTN 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đo tốc độ

Mở đầu trang 59 Bài 10 KHTN lớp 7: Để đo tốc độ của người đi xe đạp (hình bên), người ta có thể sử dụng những dụng cụ đo nào?

Trả lời:

Dựa vào công thức v = s : t nên để tính tốc độ của người đi xe đạp, ta có thể sử dụng thước đo độ dài để đo quãng đường và đồng hồ bấm giây để đo thời gian.

1. Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây

Câu hỏi thảo luận 1 trang 59 KHTN lớp 7: Hãy sắp xếp các thao tác theo thứ tự đúng khi sử dụng đồng hồ bấm giây đo thời gian.

a) Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

b) Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

c) Nhầm nút START để bắt đầu đo thời gian.

(2)

Trả lời:

Các bước sử dụng đồng hồ bấm giây:

+ Bước 1: Nhấn nút RESET để đưa đồng hồ bấm giây về số 0.

+ Bước 2: Nhấn nút START để bắt đầu đo thời gian.

+ Bước 3: Nhấn nút STOP khi kết thúc đo.

⇒ Thao tác theo thứ tự đúng là: a – c – b.

Luyện tập trang 60 KHTN lớp 7: Tiến hành đo tốc độ của chiếc xe đồ chơi bằng đồng hồ bấm giây và hoàn thành bảng kết quả theo mẫu Bảng 10.1.

Bảng 10.1. Kết quả đo

Lần đo Quãng đường (m) Thời gian (s)

1 s1 = … t1 = …

2 s2 = … t2 = …

3 s3 = … t3 = …

Giá trị trung bình stb=s1+s2+s33=... ttb=t1+t2+t33=...

Trả lời:

Học sinh tự thực hành thí nghiệm đo quãng đường và thời gian. Ví dụ mẫu về kết quả thực hành.

Kết quả đo của một học sinh

Lần đo Quãng đường (m) Thời gian (s)

1 s1 = 3 t1 = 2,5

2 s2 = 4 t2 = 3

3 s3 = 5 t3 = 3,5

Giá trị trung bình stb=s1+s2+s33=4 ttb=t1+t2+t33=3

(3)

Câu hỏi thảo luận 2 trang 60 KHTN lớp 7: Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì?

Trả lời:

Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, khó khăn gặp phải là thời gian xe chạy ngắn nên khi bắt đầu xe chạy và xe dừng, bấm khởi động đồng hồ và kết thúc thời gian không chính xác, dẫn đến sai số lớn.

2. Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện

Câu hỏi thảo luận 3 trang 60 KHTN lớp 7: Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây?

Trả lời:

Cách đo tốc độ chuyển động của vật bằng cổng quang điện có ưu điểm so với đồng hồ bấm giây là kết quả đo thời gian hiện trên máy đo chính xác, sai số ít.

Vận dụng trang 61 KHTN lớp 7: Nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống.

Trả lời:

Ví dụ:

+ Đo tốc độ di chuyển của các loại phương tiện tham gia giao thông.

+ Đo tốc độ chạy của một vận động viên.

+ Đo tốc độ đi xe đạp của người đua xe.

Bài tập (trang 61)

Bài 1 trang 61 KHTN lớp 7: Thảo luận các tình huống cần đo tốc độ sau đây và nêu ý kiến của em về việc chọn dụng cụ đo nào là phù hợp.

a) Đo tốc độ bơi của một người.

b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn.

Trả lời:

Có 2 phương án đo tốc độ:

(4)

+ Đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây: vật thực hiện trong một quãng đường xác định và thời gian thực hiện quãng đường không quá nhỏ, độ chính xác đến 0,1 s.

+ Đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện: vật thực hiện trong thời gian ngắn, độ chính xác đến 0,001 s.

Do đó:

a) Để đo tốc độ bơi của một người, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây.

b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn, ta sử dụng đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện.

Bài 2 trang 61 KHTN lớp 7: Đo tốc độ của một quả bóng chuyển động trên sàn nhà bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động. So sánh hai kết quả đo và nhận xét.

Trả lời:

Các em tự thực hành đo và lấy số liệu.

Việc đo tốc độ bằng đồng hồ đeo tay và bằng ứng dụng đo thời gian trên điện thoại di động đều là những dụng cụ đo thời gian thông qua bấm giây nên kết quả đo trên hai thiết bị gần như nhau.

Nhận xét: Sử dụng các thiết bị thông minh cho kết quả gần như chính xác, sai số ít.

Để đo tốc độ của người đi xe đạp (hình bên), người ta có thể sử dụng những dụng cụ đo nào? c) Nhầm nút START để bắt đầu đo thời gian. 2 = … Khi dùng đồng hồ bấm giây để đo tốc độ của xe đồ chơi trong thí nghiệm, em gặp những khó khăn gì? Theo em, cách đo tốc độ của vật chuyển động bằng cổng quang điện có ưu điểm gì so với cách đo bằng đồng hồ bấm giây? Nêu một số ví dụ để minh họa sự cần thiết của việc đo tốc độ trong cuộc sống. a) Đo tốc độ bơi của một người. b) Đo tốc độ của viên bi chuyển động trên mặt bàn. hai kết quả đo và nhận xét.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi

Câu hỏi 3 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường

Để biết được ai chạy nhanh, chậm trên cùng một quãng đường ta dựa vào thời gian. Thời gian chạy trên cùng một quãng đường càng nhỏ thì người đó chạy càng nhanh và

Người lái xe phải điều khiển xe trong giới hạn tốc độ cho phép (không đi nhanh quá) và giữ khoảng cách an toàn giữa hai xe để tránh xảy ra tai nạn khi gặp các tình huống

a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. c) Nêu nhận xét về mối

- Sự phản xạ khuếch tán xảy ra ở hình a: Do ánh trăng chiếu xuống mặt hồ có gợn sóng làm tia phản xạ hắt tới mắt người quan sát không theo một hướng nhất định cho hình

Ở xe cứu thương và xe cứu hỏa thường có các dòng chữ viết ngược như hình vì khi nhìn qua gương chiếu hậu của các phương tiện giao thông đi phía trước sẽ nhìn thấy dòng

- Khi chơi thể thao, nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên để cung cấp cho sự hoạt động liên tục của cơ bắp. Để đảm bảo nhu cầu năng lượng tăng lên đó, quá trình chuyển