• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đo tốc độ | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 9: Đo tốc độ | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 9. Đo tốc độ A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi trang 49 SGK Khoa học tự nhiên 7: Theo em để xác định tốc độ chuyển động người ta phải đo những đại lượng nào và dùng những dụng cụ nào để đo? Tại sao?

Trả lời:

- Để xác định tốc độ chuyển động, người ta phải đo 2 đại lượng:

+ Quãng đường vật chuyển động.

+ Thời gian đi quãng đường đó.

- Những dụng cụ cần để đo:

+ Quãng đượng vật chuyển động: Thước đo độ dài.

+ Thời gian đi quãng đường đó: Đồng hồ bấm giây.

Các dụng cụ này chi phí rẻ, sẵn có và dễ sử dụng.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Đo tốc độ dùng đồng hồ bấm giây

Câu hỏi 1 trang 49 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60 m của các em trong môn Thể dục. Cách tiến hành này có gì giống và khác với cách đo tốc độ trên?

Trả lời:

+ Mô tả cách tiến hành kiểm tra chạy cự li ngắn 60m của các em trong môn Thể dục:

Bước 1: Đo khoảng cách từ điểm xuất phát đến điểm kết thúc là 60m, kẻ vạch xuất phát và vạch kết thúc.

Bước 2: Các học sinh sẽ đứng ở điểm xuất phát. Giáo viên hô xuất phát và bấm đồng hồ bấm giây.

(2)

Bước 3: Khi học sinh chạy đến vạch đích, giáo viên bấm dừng đồng hồ bấm giây và xem kết quả đo thời gian.

+ Cách tiến hành này có điểm giống và khác với cách đo trên là:

Giống nhau: Hai cách đều xác định quãng đường trước và đo thời gian sau.

Khác nhau: Cách đo ở trên sẽ đo 3 lần rồi tính kết quả trung bình của 3 lần đo, cách đo này lấy kết quả của một lần đo.

Hoạt động 1 trang 50 SGK Khoa học tự nhiên 7: Đo tốc độ của một ô tô đồ chơi chạy trên một mặt dốc.

Dụng cụ:

Một ô tô đồ chơi nhỏ, không có động cơ; một tấm gỗ phẳng, dài khoảng 80 cm;

thước dài, bút dạ hoặc phấn; đồng hồ bấm giây cơ học hoặc điện tử; vài cuốn sách.

Tiến hành:

(1) Dùng tấm gỗ phẳng và vài cuốn sách hoặc giá đỡ thí nghiệm để tạo ra một mặt dốc (Hình 9.2). Dùng bút dạ hoặc phấn vẽ trên tấm gỗ vạch xuất phát và vạch đích cách nhau 50 cm hoặc 60 cm.

(2) Lập bảng ghi kết quả đo theo mẫu Bảng 9.1.

(3) Giữ ô tô trước vạch xuất phát. Thả ô tô đồng thời dùng đồng hồ bấm giây đo thời gian ô tô chạy từ vạch xuất phát tới vạch đích. Thực hiện 3 lần phép đo trên.

(4) Ghi kết quả đo vào mẫu Bảng 9.1 và thực hiện các phép tính để điền vào chỗ trống của bảng.

(3)

Tính giá trị trung bình của s: s s1 s2 s3 3

 

 và của t: t t1 t2 t3 3

   từ đó xác định

tốc độ v s

 t .

(5) Nhận xét kết quả đo: ………..

Trả lời:

(4) Bảng 9.1. ghi kết quả thí nghiệm đo tốc độ Lần đo Quãng đường (cm) Thời gian (s)

1 s160cm t11,8s

2 s2 60cm t21,7s

3 s3 60cm t31,8s

Giá trị trung bình của s:

1 2 3

s s s 60 60 60

s 60cm

3 3

   

  

Giá trị trung bình của t:

1 2 3

t t t 1,8 1,7 1,8

t 1,77s

3 3

   

 

Tốc độ của vật:

Đổi 60 cm = 0,6 m s 0,6

v 0,34m / s

t 1,77

  

(4)

(5) Nhận xét kết quả đo:

+ Thời gian trung bình để vật đi quãng đường 60 cm là 1,77 s.

+ Tốc độ của vật là 0,34 m/s.

Kết quả thu được là các giá trị trung bình nên có độ tin cậy cao.

II. Đo tốc độ dùng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện

Hoạt động 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi chuyển động từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).

Trả lời:

Mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ hiện số:

Bước 1: Điều chỉnh đồng hồ đo thời gian về 0 s.

Bước 2: Đo quãng đường vật dịch chuyển từ cổng quang điện (3) đến cổng quang điện (4).

Bước 3: Bấm nút ở nam châm điện để viên bi sắt bắt đầu chuyển động.

Bước 4: Đọc số chỉ thời gian hiện trên đồng hồ từ đó tính được tốc độ chuyển động của viên bi với công thức: v s

 t .

(5)

Hoạt động 2 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát thí nghiệm biểu diễn trên lớp để kiểm tra mô tả của mình và tính tốc độ của viên bi.

Trả lời:

Học sinh thực hành thí nghiệm lấy số liệu s, t và tính tốc độ của viên bi sắt theo công thức.

III. Thiết bị bắn tốc độ

Câu hỏi 1 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7: Camera của thiết bị bắn tốc độ ở Hình 9.4 ghi và tính được thời gian ô tô chạy từ vạch mốc 1 sang vạch mốc 2 cách nhau 5 m là 0,35 s.

a) Hỏi tốc độ của ô tô bằng bao nhiêu?

b) Nếu tốc độ giới hạn của cung đường là 60 km/h thì ô tô này có vượt quá tốc độ giới hạn không?

Trả lời:

a, Tốc độ của ô tô là:

s 5 100 100

v m / s .3,6 km/ h 51, 43km/ h

t 0,35 7 7

   

b, Ta có 51,43 km/h < 60 km/h

Vậy tốc độ của ô tô không vượt quá tốc độ giới hạn của cung đường.

Em có thể 1 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7: Đo được tốc độ bằng cách dùng đồng hồ bấm giây.

(6)

Trả lời:

Có thể đo được tốc độ bằng cách dùng đồng hồ bấm giây như sau:

Cố định quãng đường chuyển động của vật, sau đó dùng đồng hồ bấm giây tính thời gian vật đi hết quãng đường đó. Vật nào có thời gian đi càng ít thì tốc độ của vật càng lớn và ngược lại.

Em có thể 2 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng được thước, đồng hồ bấm giây để xác định tốc độ chạy cự li ngắn 60 m của mỗi thành viên trong tổ mình.

Trả lời:

Cách tiến hành:

+ Đánh dấu vạch xuất phát và kết thúc.

+ Lớp trưởng hô chạy và bắt đầu bấm đồng hồ bấm giây. Khi tới vạch kết thúc, lớp trưởng bấm dừng đồng hồ bấm giây và đọc thời gian chạy.

+ Từ công thức: v s

 t

Tổ trưởng tính tốc độ chạy của mỗi thành viên trong tổ theo công thức đã biết.

Em có thể 3 trang 52 SGK Khoa học tự nhiên 7: Giải thích được sơ lược nguyên tắc làm việc của thiết bị “bắn tốc độ đơn giản”.

Trả lời:

Thiết bị bắn tốc độ đơn giản chỉ có một camera theo dõi ô tô chạy trên đường, ghi và tính thời gian ô tô chạy qua hai vạch mốc trên đường, cách nhau một khoảng từ 5m đến 10m tùy theo cung đường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ

Câu hỏi 1 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7: Xác định hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử

Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t. Câu hỏi 2 trang 53

Câu hỏi 3 trang 59 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tại sao người ta phải quy định khoảng cách an toàn ứng với các tốc độ khác nhau giữa các phương tiện giao thông đường

- Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như trên hình, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau vì khi đặt hai nam châm gần nhau,

- Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao,… thì thân cây, cành cây sẽ chứa chất diệp lục (biểu hiện chứa diệp lục là thân, cành của những cây này có

- Mỗi loài cây khác nhau lại thích nghi với những điều kiện khí hậu (nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm,…) khác nhau, điều kiện khí hậu không thích hợp sẽ khiến hoạt động quang

- Giai đoạn 2: Thức ăn (các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,…) được biến đổi trong ống tiêu hóa để trở thành các chất đơn giản