• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 6: Giới thiệu về liên kết hóa học | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6. Giới thiệu về liên kết hóa học

A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi mở đầu trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7: Trong tự nhiên, chỉ có các khí hiếm tồn tại ở dạng đơn nguyên tử bền vững, còn nguyên tử của các nguyên tố khác thường có xu hướng kết hợp với nhau bằng các liên kết hóa học. Các liên kết hóa học được hình thành như thế nào?

Trả lời:

Nguyên tử của các nguyên tố khác khí hiếm có thể đạt được lớp electron ngoài cùng của khí hiếm bằng cách tạo thành liên kết hóa học.

- Liên kết ion được hình thành bởi lực hút giữa các ion mang điện tích trái dấu.

- Liên kết cộng hóa trị được tạo nên do sự dùng chung một hay nhiều cặp electron.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Cấu trúc electron bền vững của khí hiếm

Câu hỏi trang 36 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.1, so sánh số electron lớp ngoài cùng của He, Ne và Ar.

Trả lời:

- He có 2 electron lớp ngoài cùng.

- Ne và Ar đều có 8 electron lớp ngoài cùng.

II. Liên kết ion

(2)

electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử Na, Cl với ion Na+, Cl-.

Trả lời:

Số electron ở lớp ngoài cùng của Na là 1, số electron ở lớp ngoài cùng của ion Na+ là 8.

Số electron ở lớp ngoài cùng của Cl là 7, số electron ở lớp ngoài cùng của ion Cl- là 8.

Câu hỏi 2 trang 37 SGK Khoa học tự nhiên 7: Cho sơ đồ mô tả sự hình thành liên kết ion trong phân tử magnesium oxide như sau:

Hãy cho biết nguyên tử Mg đã nhường hay nhận bao nhiêu electron.

Trả lời:

Nguyên tử Mg có 2 electron ở lớp ngoài cùng. Khi hình thành liên kết, nguyên tử Mg đã nhường 2 electron này cho nguyên tử O

III. Liên kết cộng hóa trị

1. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử đơn chất

(3)

Câu hỏi 1 trang 38 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.4 và Hình 6.5, cho biết số electron lớp ngoài cùng của H và O trước và sau khi tạo thành liên kết cộng hóa trị.

Trả lời:

Quan sát hình 6.4 ta thấy:

- Trước khi hình thành liên kết cộng hóa trị, mỗi nguyên tử H có 1 electron lớp ngoài cùng.

- Sau khi hình thành liên kết công hóa trị, mỗi nguyên tử H có 2 electron ở lớp ngoài cùng, 2 electron dùng chung cho cả hai nguyên tử H.

Quan sát hình 6.5 ta thấy:

- Trước khi hình thành liên kết cộng hóa trị, mỗi nguyên tử O có 6 electron lớp ngoài cùng.

- Sau khi hình thành liên kết công hóa trị, mỗi nguyên tử O có 8 electron ở lớp ngoài cùng, trong đó có 2 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử O.

(4)

cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine, khí nitrogen.

Trả lời:

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí chlorine + Mỗi nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng.

+ Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ar, khi hình thành phân tử khí chlorine, hai nguyên tử Cl đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử Cl góp chung 1 electron tạo thành một cặp electron dùng chung.

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử khí khí nitrogen + Mỗi nguyên tử N có 5 electron ở lớp ngoài cùng.

+ Để có cấu trúc electron bền vững của khí hiếm Ne, khi hình thành phân tử khí nitrogen, hai nguyên tử N đã liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử N góp chung 3 electron tạo thành ba cặp electron dùng chung.

2. Liên kết cộng hóa trị trong phân tử hợp chất

(5)

Câu hỏi 1 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7: Quan sát Hình 6.6 và cho biết khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm nào?

Trả lời:

Khi nguyên tử O liên kết với hai nguyên tử H theo cách dùng chung electron thì lớp vỏ của nguyên tử oxygen có 8 electron giống với lớp vỏ của nguyên tử khí hiếm gần nhất là neon (Ne).

Câu hỏi 2 trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy mô tả sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide, ammonia.

Trả lời:

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử carbon dioxide

Khi hình thành phân tử carbon dioxide, hai nguyên tử O đã liên kết với một nguyên tử C bằng cách nguyên tử C đã góp chung với mỗi nguyên tử O hai electron tạo thành 2 cặp electron dùng chung.

- Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử ammonia

(6)

bằng cách nguyên tử N đã góp chung với mỗi nguyên tử H một electron tạo thành cặp electron dùng chung.

Em có thể trang 39 SGK Khoa học tự nhiên 7: Vận dụng khái niệm liên kết hóa học để giải thích được vì sao trong tự nhiên, muối ăn ở dạng rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi, còn đường ăn, nước đá ở thể rắn dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng dễ bay hơi.

Trả lời:

- Muối ăn (NaCl) là hợp chất ion nên là chất rắn ở điều kiện thường, khó bay hơi, khó nóng chảy.

- Đường ăn và nước đá là hợp chất cộng hóa trị nên ở thể rắn, dễ nóng chảy và nước ở thể lỏng sẽ dễ bay hơi do các chất cộng hóa trị thường có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi mở đầu trang 6 SGK Khoa học tự nhiên 7: Môn Khoa học tự nhiên là môn học về các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên nhằm hình thành và phát triển

Lớp thứ nhất (lớp electron trong cùng, gần hạt nhân nhất) của các nguyên tử đều có 2 electron, đã đạt số electron tối đa. Số electron lớp ngoài cùng của carbon,

Em có thể trang 22 SGK Khoa học tự nhiên 7: Nhận biết được sự có mặt của các nguyên tố hóa học thông qua kí hiệu, tên gọi của chúng trong các loại nhãn mác

Hoạt động trang 28 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm Chuẩn bị: 4

Trả lời: Ta có thể đi được trên mặt nước đóng băng đủ dày vì khi nước đóng băng, nó cứng và nổi trên bề mặt nước, điều này thể hiện tính chất vật lí của thể rắn là có

Hoạt động trải nghiệm “Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên” sẽ giúp các em củng cố lại những kiến thức đã học về thực vật và động vật, mở rộng kiến thức về sự đa

a) - Lực ma sát trượt xuất hiện ở giữa má phanh với vành bánh xe và giữa mặt đường với bánh xe. - Lực ma sát có tác dụng cản trở chuyển động của xe đạp. b) - Lực ma

- Trong quá trình đu, em bé chịu lực cản của không khi và va chạm vào không khí nên một phần năng lượng bị tiêu hao để thắng lực cản và tỏa nhiệt ra môi trường và không