• Không có kết quả nào được tìm thấy

Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Khoa học tự nhiên 7 Bài 10: Đồ thị quãng đường - thời gian | Giải KHTN 7 Kết nối tri thức"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10. Đồ thị quãng đường – thời gian A/ Câu hỏi đầu bài

Câu hỏi trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7: Theo em làm thế nào để có thể xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t?

Trả lời:

Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian để xác định được quãng đường đi được sau những khoảng thời gian khác nhau mà không cần dùng công thức s = v.t.

B/ Câu hỏi giữa bài

I. Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian cho chuyển động thẳng

Câu hỏi 1 trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào bảng 10.1 để trả lời các câu hỏi: Trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ bao nhiêu km/h?

Trả lời:

Tốc độ ô tô chạy trong 3 h đầu là:

s 180

v 60km / h

t 3

  

Vậy trong 3 h đầu, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h.

Câu hỏi 2 trang 53 SGK Khoa học tự nhiên 7: Trong khoảng thời gian nào thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi?

Trả lời:

(2)

Dựa vào bảng 10.1, thời gian từ 3 h đến 4 h thì ô tô dừng lại để hành khách nghỉ ngơi vì trong thời gian từ 3 h đến 4 h quãng đường chuyển động không thay đổi, dừng lại ở 180 km.

Hoạt động 1 trang 54 SGK Khoa học tự nhiên 7: Xác định các điểm E và G ứng với các thời điểm 5 h và 6 h và vẽ các đường nối hai điểm D và E, hai điểm E và G trong hình 10.2. Nhận xét về các đường nối này.

Trả lời:

Từ bảng 10.1, ta có đồ thị sau:

Nhận xét: Các đường nối này là đường thẳng nằm nghiêng.

II. Sử dụng đồ thị quãng đường – thời gian

Hoạt động 1 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7: Từ đồ thị ở Hình 10.2:

a) Mô tả lại bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu.

(3)

b) Xác định tốc độ của ô tô trong 3 h đầu.

c) Xác định quãng đường ô tô đi được sau 1 h 30 min từ khi khởi hành.

Trả lời:

a, Mô tả bằng lời chuyển động của ô tô trong 4 h đầu:

+ Trong 3 h đầu: Ô tô chuyển động thẳng đều.

+ Trong khoảng từ 3 h – 4 h: Ô tô dừng lại nghỉ sau khi đi được quãng đường 180 km.

b, Từ đồ thị ta thấy:

Tốc độ của ô tô trong 3 h đầu là:

s 180

v 60km / h

t 3

  

c, Sau 1 h 30 min = 1,5 h, ô tô đi được quãng đường là:

sv.t 60.1,590 km

Hoạt động 2 trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7: Lúc 6 h sáng, bạn A đi bộ từ nhà ra công viên để tập thể dục cùng các bạn. Trong 15 min đầu, A đi thong thả được 1000 m thì gặp B. A đứng lại nói chuyện với B trong 5 min. Chợt A nhớ ra là các bạn hẹn mình bắt đầu tập thể dục ở công viên vào lúc 6 h 30 min nên vội vã đi nốt 1000 m còn lại và đến công viên vào đúng lúc 6 h 30 min.

(4)

a) Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b) Xác định tốc độ của bạn A trong 15 min đầu và 5 min cuối của hành trình.

Trả lời:

a, Vẽ đồ thị quãng đường – thời gian của bạn A trong suốt hành trình 30 min đi từ nhà đến công viên.

b,

- Dựa vào đồ thị, ta thấy trong 15 phút đầu bạn A đi được quãng đường 1000 m.

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

s 1000

v 1,11

t 15.60

   (m/s)

- Dựa vào đồ thị, ta thấy trong 5 phút cuối (từ phút thứ 25 tới phút thé 30) bạn A đi được quãng đường là 2000 – 1500 = 500 m.

Tốc độ của bạn A trong 5 min cuối là:

s 500

v 1,67

t 5.60

   (m/s)

(5)

Em có thể trang 55 SGK Khoa học tự nhiên 7: Sử dụng được đồ thị quãng đường – thời gian để mô tả chuyển động, xác định quãng đường đi được, thời gian đi, vị trí của vật ở những thời điểm xác định.

Trả lời:

Đổi 15 phút = 900s 5 phút = 300s

Tốc độ của bạn A trong 15 min đầu là:

1 1

1

s 1000

v 1,11m / s

t 900

 

Tốc độ của bạn A trong 5 phút cuối hành trình là:

2 2

2

s 2000 1500

v 1,67m / s

t 300

  

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi 1 trang 43 SGK Khoa học tự nhiên 7: Xác định hóa trị của lưu huỳnh trong hợp chất sulfur dioxide (một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử

Hoạt động 1 trang 51 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy dựa vào Hình 9.3 để mô tả sơ lược cách đo tốc độ dùng cổng quang điện và đồng hồ đo thời gian hiện số khi viên bi

Câu hỏi trang 78 SGK Khoa học tự nhiên 7: Theo em trong hình bên, có những cách nào để làm cho ánh sáng từ đèn truyền tới gương hắt trở lại và chiếu vào điểm

Câu hỏi 1 trang 83 SGK Khoa học tự nhiên 7: Bạn A đứng cách bức tường 4 m, trên tường treo thẳng đứng một tấm gương phẳng rộng và nhìn thấy ảnh của mình trong gương..

- Đặt kim nam châm tại các vị trí khác nhau xung quanh một nam châm thẳng như trên hình, kim nam châm nằm theo các hướng khác nhau vì khi đặt hai nam châm gần nhau,

- Ở các loài cây có lá biến đổi như xương rồng, cành giao,… thì thân cây, cành cây sẽ chứa chất diệp lục (biểu hiện chứa diệp lục là thân, cành của những cây này có

- Nếu đường dẫn khí bị nghẽn thì sẽ không có quá trình trao đổi khí O 2 và CO 2 giữa cơ thể và môi trường: sẽ không có O 2 để cung cấp cho sự hô hấp của các tế bào

Chế độ dinh dưỡng lại có thể tác động tới sự sinh trưởng và phát triển vì: Chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp nguyên liệu và năng lượng cho các quá trình sống ở cơ