• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng điện tử dạy online môn GDCD lớp 8 (Bài 18)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng điện tử dạy online môn GDCD lớp 8 (Bài 18)"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)
(2)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thảo luận

(3)

ĐÁP ÁN

Câu 1:

Báo cho cơ quan chức năng theo dõi. Nếu đúng thì cơ quan có thẩm quyền sẽ xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 2:

Em sẽ báo cho nhà trường hoặc cơ quan công an nơi em ở về hành vi lấy cắp xe đạp của bạn , để nhà trường hoặc công an xử lí theo quy định của pháp luật.

Câu 3:

Anh H khiếu nại lên cơ quan có thẩm quyền để cơ quan có trách nhiệm yêu cầu người giám đốc giải thích lí do đuổi việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Câu 4:

- Trường hợp 1, 2 là tố cáo.

- Trường hợp 3 là khiếu nại.

(4)

Qua 3 tình huống trên em rút ra cho mình được bài học gì?

=> Khi biết được công dân, tổ chức, cơ quan nhà nước vi phạm pháp luật, làm thiệt hại đến lợi ích của mính và nhà nước thì chúng ta phải khiếu nại, tố cáo để bảo vệ lợi ích của mình và tránh thiệt hại cho xã hội.

(5)

Qua trường hợp 3 sgk, theo em, khi nào

công dân có quyền khiếu nại, mục đích

của việc khiếu nại?

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Quyền khiếu nại

(6)

Quyền khiếu nại:

Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định pháp luật, hoặc quyết định kỷ luật khi cho rằng quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền khiếu nại là gì?

Một số trường hợp sử dụng quyền khiếu nại : - Khi bị cơ quan kỉ luật oan.

- Khi không được nâng lương đúng kì hạn.

- Khi không được bố trí việc làm theo đúng hợp đồng lao động đã kí.

(7)

2. Quyền tố cáo

Qua trường 1, 2 sgk, theo em khi nào công

dân có quyền tố cáo, mục đích của việc tố

cáo?

(8)

Quyền tố cáo là gì?

Quyền tố cáo:

Là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

Một số trường hợp sử dụng quyền tố cáo : - Giám đốc nhận hối lộ.

- Cán bộ xã trù dập quần chúng nhân dân.

- Hiện tượng đánh bài bạc, tiêm chích Ma tuý ở địa phương.

(9)

Cho tình huống sau:

Chứng khiến cảnh một bạn gái 14 tuổi đi làm thuê thường xuyên bị chủ cửa hàng đánh đập, Hoa rất thương bạn nên có ý định muốn tố cáo hành động đó với cơ quan có công an, nhưng Hà ngăn cản:

Hãy nhờ bố mẹ đi báo công an, chúng mình còn nhỏ làm gì có quyền được tố cáo cho người khác. Vậy em có đồng ý kiến của Hà không? Vì sao ?

=> Không đồng ý với ý kiến của Hà. Vì ai cũng có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật.

(10)

3. So sánh

KHIẾU NẠI TỐ CÁO

Giống nhau - Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp.

- Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội.

KHIẾU NẠI TỐ CÁO

Khác nhau

- Người khiếu nại là người trực tiếp bị hại.

- Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân người bị xâm hại.

- Người tố cáo là mọi công dân.

- Nhằm ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân.

(11)

4. Trách nhiệm của nhà nước

- Xem xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời hạn pháp luật quy định.

- Kịp thời xử lí nghiêm minh mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể và công dân.

- Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo hoặc lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, vu cáo làm hại người khác

(12)

5. Trách nhiệm của công dân

- Tích cực hoạt động, nâng cao hiểu biết về pháp luật nói chung và luật khiếu nại, tố cáo nói riêng

- Khi thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo cần trung thực, khách quan, thận trọng

- Không lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để vu khống, làm hại người khác.

(13)

III. BÀI TẬP

Bài tập 2: (SGK/ 52)

Khi phát hiện thấy Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với chị Bình vượt quá thẩm quyền, ông Ân (hàng xóm nhà chị Bình) có quyền khiếu nại Quyết định trên của chủ tịch Ủy ban nhân dân quận không? Vì sao?

=> Đáp án: Ông Ân không có quyền khiếu nại vì ông chỉ là hàng xóm và không có quyền lợi ích liên quan trực tiếp đến quyết định xử phạt vi phạm hành chính của chủ tịch UBND quận.

(14)

Bài tập: Em đồng ý với ý kiến nào sau đây nói về trách nhiệm của công dân và học sinh (Đánh chữ X vào ô em đồng ý)

Ý kiến Đồng ý

a. Nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật.

b. Bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân.

c. Sử dụng đúng đắn quyền khiếu nại, tố cáo.

d. Khách quan, trung thực khi làm việc.

e. Lợi dụng để vu khống, trả thù.

f. Phòng chống tệ nạn xã hội.

g. Ngăn ngừa tội ác.

h. Nhờ người đại diện bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bản thân.

(15)

Dặn dò

- Làm bài tập còn lại trong SGK.

- Đọc trước bài sau.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Quân triều đình ở Hà Nội đông gấp nhiều lần quân địch mà không thắng thực dân Pháp là do:.. - Vũ khí trang bị tổ chức thô sơ,

Câu 87: Mọi công dân đều được hưởng quyền và phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật là biểu hiện công dân bình đẳng về..

Câu 15: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, châm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ

Câu 18: Công dân có quyền đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, xâm phạm tới lợi ích hợp pháp, khi ấy công dân sử dụng đến quyền nào dưới

Cơ quan, tổ chức có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của

Quyền khiếu nại là quyền của công dân, cơ quan, tổ chức được đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính khi

* Lớp tổ chức thi đua trong tháng để nhận xét các mặt: học tập, lao động, các công tác khác, khen thưởng những cá nhân đã tích cực thi đua lập thành tích cho lớp,

- Trách nhiệm pháp lí: Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ pháp lí mà cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước