• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soan: 18 / 3 / 2021

Tiết: 25

Bài 19: QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN

I. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức:

- Nêu được thế nào là quyền tự do ngôn luận.

- Nêu được những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận.

- Nêu được trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do ngôn luận của công dân.

* Giáo dục đạo đức.

- Nâng cao nhận thức về tự do về tự do và ý thức tuân theo quy định của pháp luật trong học sinh.

- Phân biệt được thế nào là tự do ngôn luận và lợi dụng tự do ngôn luận để phục vụ lợi ích xấu.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài học:

- Phân biệt được tự do ngôn luận đúng đắn với lợi dụng tự do ngôn luận để làm việc xấu.

- Thực hiện đúng quyền tự do ngôn luận.

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng tìm kiếm xử lí tình huống.

- Kĩ năng tư duy phê phán.

- Kĩ năng tư duy sáng tạo.

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin.

3. Thái độ:

- Tôn trọng quyền tự do ngôn luận của mọi người.

- Phê phán những hiện tượng vi phạm quuyền tự do ngôn luận của công dân.

4.Phát triển n ă ng lực:

- Năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản lí, năng lực tự học.

- Năng lực tự nhận thức , năng lực tự chịu trách nhiệm, năng lực tự diều chỉnh hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội, đạo đức.

II. Tài liệu và phương tiện

- Giáo viên: SGK, SGV, Chuẩn Kiến thức kĩ năng, bảng phụ, phiếu học tập, Hiến pháp 1992, luật báo chí.

- Học sinh: tư liệu liên quan đến bài học.

III. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:

* Phương pháp:

- Phương pháp nêu vấn đề.

(2)

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Sử dụng kết hợp phương pháp đàm thoại với giảng giải.

* Kĩ thuật dạy học: KT hỏi và trả lời, KT đông não, KT trình bày 1 phút 4. Tiến trình bài dạy:

1. Ổn định tổ chức: 1p

Lớp Ngày dạy Sĩ số

8A 26 / 3 / 2021

8B 27 / 3 / 2021

8C 25 / 3 / 2021

2. Kiểm tra bài cũ: 4p

* Câu hỏi: ? Em hiểu thế nào là quyền khiếu nại và tố cáo ?

? So sánh điểm giống và khác nhau giữa hai quyền này ?

* Trả lời:

- Quyền khiếu nại: Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, các việc làm của cán bộ công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định của pháp luật, quyết định kỉ luật, khi cho rằng, quyết định hoặc hành vi đó trái pháp luật, xâm phạm quyền hoặc lợi ích hợp pháp của mình...

- Quyền tố cáo là quyền của công dân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ, việc vi phạm PL của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức...

- So sánh:

So sánh Khiếu nại Tố cáo

Điểm giống

+ Là quyền của công dân được quy định trong hiến pháp 1992 + Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân ( Nhà nước, tập thể, cá nhân)

+ Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Điểm khác

+ Là người trực tiếp bị hại đòi quyền lợi ích hợp pháp của mình

- Mọi công dân có quyền để ngăn chặn hành vi xâm phạm lợi ích nhà nước, tổ chức, cơ quan và công dân

3. Bài mới:

* Hoạt động 1: Giới thiệu bài.( 4phút.)

- Mục tiêu: Giới thiệu bài, tạo tâm thế, định hướng chú ý cho HS.

- Phương pháp: nêu và giải quyết vấn đề - Kĩ thuật: động não

Giáo viên đọc Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo

(3)

quy định của pháp luật ”. Trong đó quyền tự do ngôn luận thể hiện rõ quyền làm chủ của công dân. Vậy quyền tự do ngôn luận là gì chúng ta cùng theo dõi bài học hôm nay.

* Hoạt động 2: Lắng nghe, đàm thoại tìm hiểu phần đặt vấn đề. (16’) - Mục tiêu: H/s nắm được nội dung, ý nghĩa của tình huống.

- Hình thức: dạy học tình huống

- Phương pháp: nêu vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, thảo luận nhóm, tự liên hệ

- Kĩ thuật: động não, giao nhiệm vụ, chia nhóm - Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG

- GV tổ chức học sinh thảo luận theo nhóm bàn; 2p

? Những việc làm nào dưới dây thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân? Vì sao?

* Chú ý: Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ…..của mình nhằm bàn một vấn đề (luận)

1- HS thảo luận bàn biện pháp giữ gìn vệ sinh trường, lớp.

2- Tổ dân phố họp bàn về công tác TTAN của phường mình.

3- Gửi đơn kiện lên toà án đòi quyền thừa kế

4- Góp ý vào dự thảo luật và Hiến pháp HS thảo luận và trả lời cá nhân GV gợi ý nhận xét.

- HS Phân tích và giải thích phương án lựa chọn của mình.

HS bày tỏ quan điểm của mình và lấy thêm các ví dụ thực tế học sinh thể hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

- Tham gia ý kiến xây dựng tập thể lớp tiên tiến, xuất sắc.

- Thảo luận nội quy lớp, trường - Góp ý kiến về các hoạt động của Đoàn, Đội….

I/ Đặt vấn đề:

1. Đọc

2. Nhận xé

(4)

Bài tập nhanh:

? Bố em tham gia các vấn đề sau, vấn đề nào thể hiện tự do ngôn luận?

- Bàn bạc về vấn đề xây dựng kinh tế địa phương

- Góp ý xây dựng văn kiện Đội hội Đảng lần thứ X

- Bàn bạc vấn đề phòng chống TNXH - Thực hiện KHHGĐ

GV kết hợp đưa ra một vài tình huống tự do ngôn luận trái pháp luật để học sinh nhận biết.

+ Phương án 1,2,4: Quyền tự do ngôn luận của công dân

+ Phương án 3: Quyền khiếu nại.

+ Ngôn luận có nghĩa là dùng lời nói (ngôn) để diễn đạt công khai ý kiến, suy nghĩ…..của mình nhằm bàn một vấn đề (luận)

* Hoạt động 3: Tìm hiểu nội dung bài học. (15’)

- Mục tiêu: H/s nắm và biết được Quyền tự do ngôn luận là gì, ? - Hình thức: cá nhân

- Phương pháp: Thảo luận nhóm, xử lý tình huống, nêu vấn đề - Kĩ thuật : động não, đặt câu hỏi

? Em hiểu thế nào là quyền tự do ngôn luận của công dân?

* Học sinh cùng tham gia giải quyết bài tập tình huống:

Trong rạp chiếu phim khi mọi người đang chăm chú nhìn lên màn ảnh rộng theo dõi bộ phim. Một nhóm bạn học sinh cả nam và nữ thình thoảng cười rộ lên bàn tán về chi tiết trong phim. Thấy nhiều lần như vậy một bác lớn tuổi liền góp ý:

- Các cháu có thể không cười nói quá to để mọi người còn xem phim được không?

Một bạn gái trả lời:

- Chúng cháu cũng mất tiền mua vé mà.

II/ Nội dung bài học:

1. Quyền tự do ngôn luận:

+ Là quyền của công dân được tham gia bàn bạc, thảo luận, đóng góp ý kiến đối với những vấn đề chung của đất nước của xã hội.

(5)

Chúng cháu thích nói thì nói, đó là quyền tự do ngôn luận đấy. Bác không biết quyền này à?

? Em suy nghĩ gì về câu trả lời của bạn học sinh? Nếu em cũng có mặt lúc đó, em sẽ giải thích cho các bạn đó như thế nào?

+ H đã hiểu không đúng về quyền tự do ngôn luận lại còn phát biểu lung tung.

+ Hành vi của H vi phạm nội quy trường lớp, không tôn trọng mọi người còn làm ảnh hưởng tới buổi sinh hoạt của tập thể.

? Công dân sử dụng quyền tự do ngôn luận của mình trong các trường hợp nào?

( SGK- 53)

? Pháp luật có những quy định như thế nào về quyền tự do ngôn luận của công dân?

( SGK- 53)

? Tại sao nói là tự do ngôn luận rồi vẫn phải theo đúng pháp luật?

? Công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận có những tác dụng gì?

? Phân biệt thế nào là tự do ngôn luận đúng pháp luật và tự do ngôn luận sai pháp luật?

* Giáo viên cho học sinh tìm các một tình huống tự do ngôn luận trái pháp luật để học sinh nhận biết.

? Phân biệt các hành vi đúng quyền tự do ngôn luận, hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận?

Quyền tự do ngôn luận

Tự do ngôn luận trái pháp luật

- Các cuộc họp của cơ sở bàn về

- Phát biểu lung tung không có cơ sở về

2. Những quy định của pháp luật về quyền tự do ngôn luận:

+ Quyền tự do ngôn luận của công dân bao gồm các quyền nhỏ: công dân được cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật. Tự do báo chí. Sử dụng quyền tự do ngôn luận trong các cuộc họp ở cơ sở, trên các

phương tiện thông tin đại chúng.

Kiến nghị với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhan dân các cấp, góp ý vào các dự thảo cương lĩnh, chiến lược, dự thảo văn bản pháp luật, bộ luật quan trọng.

=> Sử dụng quyền tự do ngôn luận phải tuân theo quy định của pháp luật, để phát phát huy quyền làm chủ của công dân, phần xây dựng đất nước, quản lí xã hội.

(6)

KT,CT, ANQP, VH của địa phương.

- Phản ánh trên đài, ti vi , báo chí vấn đề tiết kiệm điện nước ...

- Chất vấn đại biểu Quốc hội về vấn đề đất đai, y tế, giáo dục ...

- Góp ý vào dự thảo văn kiện Đại hội Đảng

- Bàn bạc vấn đề xây dựng làng văn hoá

- Kiên cố hoá kênh mương , đường giao thông của thôn, xã….

sai phạm của cán bộ địa phương

- Đưa tin sai sự thật như: “Nhân quyền Việt Nam”

- Viết đơn, thư nặc danh để vu khống, nói xấu cán bộ vì lợi ích cá nhân

- Xuyên tạc công cuộc đổi mới - Tung tin sai sự thật, nói xấu bạn bè.

* Giáo viên bổ sung: Công dân phải sử dụng quyền tự do ngôn luận theo quy định của PL:

+ Tự do trong khuôn khổ PL quy định, không lợi dụng tự do để phát biểu lung tung, vu khống, vu cáo người khác hoặc xuyên tạc sự thật, phá hoại, chống lại lợi ích của nhà

nước, của nhân dân.

+ Sử dụng quyền tự do ngôn luận nhằm xây dựng và bảo vệ lợi ích chung của tập thể, của đất nước. Thông qua quyền tự do ngôn luận để phát huy dân chủ, thực hiện quyền làm chủ của công dân, phê bình, đóng góp ý kiến xây dựng tổ chức, cơ quan, xay dựng đường lối, chiến lược xây dựng và phát triển đất nước.

+ Phê phán những hành vi: bưng bít thông tin hoặc cung cấp thông tin không chính xác.

Ngăn cản công dân tham gia góp ý trong các cuộc họp. Ngăn cản công dân tiếp xúc với

(7)

đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội dồng nhân dân các cấp. Ngăn cản công dân góp ý cho các dự thảo Luật.v.v

? Trách nhiệm của nhà nước và công dân trong việc thực hiện quyền tự do ngôn luận

* Giáo viên chốt lại: Mỗi công dân đều có quyền tự do ngôn luận, song chúng ta cần sử dụng quyền tự do ngôn luận cho đúng pháp luật thể hiện đúng quyền bàn bạc, đóng góp ý kiến về các vấn đề của đất nước, xã hội. Có nhiều cách để chúng ta thực hiện quyền này của mình , nhà nước tạo mọi điều kiện để phát huy tối đa v.v..

? Để thực hiện tốt quyền tự do ngôn luận của minh công dân phải làm gì?

+ Cần phải ra sức học tập nâng cao kiến thức văn hoá, xã hội, tìm hiểu và nắm vững pháp luật, nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước để có thể góp các ý kiến có giá trị và tham gia vào hoạt động quản lí Nhà nước, quản lí xã hội.

* Giáo viên cho học sinh liên hệ bản thân

? Là học sinh chúng ta cần làm gì để rèn luyện cho mình phát huy quyền tự do ngôn luận?

+ Yêu cầu bảo vệ lợi ích vật chất, tinh thần + Không nghe đọc những tin tức trái pháp luật + Tiếp nhận thông tin báo, đài, tham gia góp ý

kiến

* Liên hệ bản thân:

+ Bày tỏ ý kiến cá nhân + Trình bày nguyện vọng + Nhờ giải đáp thắc mắc

+ Tìm hiểu hiến pháp và pháp luật + Học tập nâng cao ý thức văn hoá…

* Học sinh đọc nội dung bài học/53-SGKGK

* Giáo viên: Đọc tư liệu tham khảo:

SGV/105

3. Trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền tự do ngôn luận của công dân:

Nhà nước tạo mọi điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo trí và để phát huy đúng vai trò của mình

- Mục tiêu: H/s biết vận dụng một số kiến thức vào làm bài tập, Củng cố khắc sâu kiến thức nội dung bài học.

- Hình thức: cá nhân

(8)

- Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, xử lý tình huống - Kĩ thuật: động não

- Cách tiến hành

? Đọc và nêu yêu cầu của bài tập số 1?

? Trong các tình huống trên tình huông nào tlà quyền tự do ngôn luận của công dân? Vì sao?

* Học sinh làm miệng bài tập số 2

* Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức ở bài tập 3

+ Thư bạn đọc + Ý kiến nhân dân + Diễn đàn nhân dân + Trả lời bạn nghe đài + Hộp thư truyền hình + Đường dây nóng + Hòm thư góp ý

+ Chuyên mục “Người tốt việc tốt"

+ Bạn đọc viết

+ Ý kiến bạn nghe đài + Ý kiến bạn đọc.

+ Ý kiến người xây dựng

III. Bài tập:

Bài tập 1. ( SGK/54)

+ Tình huống b,d thể hiện quyền tự do ngôn luận của công dân.

Bài tập số 2 (SGK- 54) Bài tập 3. (SGK-54) Ý kiến nhân dân + Diễn đàn nhân dân + Trả lời bạn nghe đài + Hộp thư truyền hình + Đường dây nóng + Hòm thư góp ý

+ Chuyên mục " Người tốt việc tốt"

4. Củng cố: (3p)

* Giáo viên: Khái quát nội dung bài học

? Thế nào là quyền tự do ngôn luận của công dân? Khi thực hiện quyền tự do ngôn luận công dân phải chú ý điều gì?

? Để phát huy quyền tự do ngôn luận công dân phải làm như thế nào?

5. Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới : 2p

* Hướng dẫn học bài:

- Học thuộc nội dung bài học SGK- 53 - Làm hoàn chỉnh các bài tập còn lại - Sưu tầm các gương người tốt, việc tốt

* Chuẩn bị bài cho tiết sau: - Xem trước bài 20. " Hiếp pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam":

+ Tìm hiểu các điều 65, 146 Hiến pháp năm 1992

(9)

+ Luật Bảo về chăm sóc trẻ em năm 2004 + Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 V. Rút kinh nghiệm :

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo quy định

Là quyền của công dân, đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại các quyết định, việc làm của công chức nhà nước khi thực hiện công vụ theo

*Điều 74: “ Công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công , điều.. kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên

Công dân được khiếu nại, tố cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước,tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị

Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội là nhà nước đảm bảo và không ngừng tạo điều kiện để công dân phát huy quyền làm chủ về

Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

a) Bạn Kim thực hiện tốt quyền va nghĩa vụ của công dân: vì Học tập, rèn luyện, giữ gìn nền nếp gia đình, phụ giúp cha mẹ và các thành viên trong gia đình những công