• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
27
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:

Ngày giảng:

Ti

ế t 27,28:

Bài 15: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.

- Trình bày được trách nhiệm pháp lý, kể được các loại trách nhiệm pháp lý . - Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý.

2. Kĩ năng:

- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý.

3. Thái độ:

- Tự giác chấp hành pl của nhà nước; phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

- Yêu nước: Tích cực, chủ động tôn trọng pháp luật.

- Trách nhiệm: Có trách nhiệm với nhà trường và xã hội: Không vi phạm quy định của pháp luật, phê phán, đấu tranh với những thái độ, hành vi tiêu cực không đúng với pháp luật.

4. Phát triền năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;

biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý.

- Phân biệt được hành vi, việc làm đúng với những hành vi, việc làm vi phạm pháp luật của công dân.

- Phê phán, đánh giá các thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

* Tích hợp:

- KNS: tư duy phêphán, tìm kiêm và xử lí thông tin, kiên định.

- GD đạo đức:

+ Nhận biêt một số loại vi phạm pháp luật.

+ Thấy rõ trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật.

+ Hình thành ý thức tôn trọng pháp luật, tự giác chấp hành pháp luật.

(2)

- GDANQP: Lấy các ví dụ chứng minh khi công dân vi phạm thì chịu trách nhiệm như

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU.

1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu power point, màn hình, máy tính, giấy A0, tranh ảnh

2. Học liệu: Sách giáo khoa, kế hoạch bài dạy, Hiến pháp, tư liệu báo chí, thông tin, clip.

III. PHƯƠNG PHÁP/ KTDH:

1. Phương pháp dạy học:

- Quy nạp, thực hành.

2. Kĩ thuật dạy học:

- Vấn đáp, nêu vấn đề, lấy vd, thảo luận nhóm, giải quyết tình huống, luyện tập.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

Tiết 1:

1. Hoạt động 1. Mở đầu

Xác định vấn đề cần tìm hiểu của bài học a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. Trình bày được trách nhiệm pháp lý, kể được các loại trách nhiệm pháp lý. Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu luật”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt

(3)

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi

“Ai hiểu luật”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

Vậy để tìm hiểu thế nào là là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật, chúng ta cùng học bài hôm nay.

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu:

- Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật.

- Trình bày được trách nhiệm pháp lý, kể được các loại trách nhiệm pháp lý . - Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, phân tích phần Đặt vấn đề; Tham khảo điều luật trong Hiến pháp năm 2013;

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Hiểu được thế nào là vi phạm pháp luật, các loại vi phạm pháp luật. Trình bày được trách nhiệm pháp lý, kể được các loại trách nhiệm pháp lý. Biết phân biệt các loại vi phạm pháp luật và các loại trách nhiệm pháp lý.

(4)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi....)

(5)

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập

Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề

Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập 1. Nhận xét hành vi của ông Ân? Hậu quả và mức độ vi phạm.

2.Nhận xét hành vi của Lê cùng hai người bạn?

Hậu quả của việc làm đó?

3.Nhận xét hành vi của A? Hậu quả mức độ vi phạm và trách nhiệm pháp lí?

4. Nhận xét hành vi của N, bà Tư, anh Sa? Hậu quả và trách nhiệm pháp lí?

I-Đặt vấn đề : 1.Tình huống ;sgk 2.Nhận xét :

(6)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

1. Ông Ân thực hiện hành vi có chủ ý → Hậu quả có thể làm tắc cống thoát nước, ngập nước → Hành vi vi phạm pháp luật về các quy tắc quản lý Nhà nước và XH.

2. Lê cùng hai bạn đua xe máy, vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông → đây là hành động có chủ ý hậu quả thiệt hại về người và tài sản → Đây là hành vi Hành vi vi phạm pháp luật về các quy tắc quản lý Nhà nước và XH và gây tổn thất về tài sản, sức khỏe người khác.

3. A tâm thần nên hành động không có chủ ý hậu quả phá tài sản quý → Không vi phạm pháp luật nên không phải chịu trách nhiệm pháp lí.

4. N cướp dây chuyền, túi xách của người đi đường đây là hành động có chủ ý; Hậu quả gây tôn thất tài chính cho người khác nên phải chịu trách nhiệm pháp lí.

- Bà Tư vay tiền quá hạn dây dưa không trả là hành động có chủ ý phải chịu trách nhiệm pháp lí.

- Anh Sa: Chặt cành, tỉa cây không đặt biển báo;

Có chủ ý thực hiện hậu quả người bị thương nên phải chịu trách nhiệm pháp lí.

(7)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

Gv nhấn mạnh:

(?) Trong các hành vi trên, hành vi nào vi phạm pháp luật hay không vi phạm pháp luật?

(?) Theo em người thực hiện sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với hậu quả gây ra?

Vậy vi vi phạm pháp luật là gì và có những loại vi phạm pháp luật nào chúng ta cùng chuyển sang phần II.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi và tình huống

* Tình huống

1, A rất ghét B và có ý định trả thù B cho bõ ghét.

2. Em bé 5 tuổi nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

3. Ông A đi xe máy vượt đèn đỏ gây tai nạn giao thông.

* Hệ thống câu hỏi

1. Trong các hành vi trên hành vi nào là hành vi vi phạm pháp luật? Vì sao?

2. Để xác định 1 hành vi có vi phạm pháp luật hay không, cần dựa vào những dấu hiệu nào?

3. Em hiểu thế nào là 1 hành vi? ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ có phải là hành vi vi phạm pháp luật hay không?

4. Vậy em hiểu vi phạm pháp luật là gì?

5. Có loại vi phạm pháp luật? Hãy kể tên?

1. Vi phạm pháp luật a. Khái niệm

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiên xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

b. Các loại vi phạm pháp luật - Có 4 loại vi phạm pháp luật:

+ Vi phạm pháp luật hình sự + Vi phạm pháp luật dân sự + Vi phạm pháp luật hành chính

+ Vi phạm kỉ luật

(8)

6. Thế nào là vi phạm pháp luật hình sự? Lấy ví dụ minh họa.

7. Thế nào là vi phạm pháp luật hành chính? Lấy ví dụ minh họa.

8. Hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật dân sự? Lấy ví dụ minh họa.

9. Hành vi như thế nào là vi phạm kỉ luật? Lấy ví dụ minh họa.

10. Hãy sắp xếp các ví dụ trong phần đặt vấn đề vào các loại vi phạm pháp luật tương ứng.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận - Hành vi 3 là hành vi vi phạm pháp luật.

- Hs giải thích.

- Hs nhận xét, bổ sung.

- Ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ không phải là hành vi VPPL.

- Để xác định 1 hành vi có VPPL hay không:

+ Đó phải là 1 hành vi

+ Các hành vi đó trái với qui định của pháp luật.

+ Người thực hiện hành vi đó có lỗi

+ Người thực hiện hành vi phải là người có năng lực trách nhiệm pháp lí

-Vi phạm kỉ luật không phải là vi phạm pháp luật.

- Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội được qui định trong bộ luật hình sự - Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi xâm hại các qui tắc quản lí nhà nước mà không phải là tội phạm.

- Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi xâm hại tới các quan hệ tài sản.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn theo kĩ thuật 3-2-1

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Gv: Ý định, ý tưởng phạm tội trong suy nghĩ

(9)

không phải là hành vi VPPL. Nhưng trong thực tế có những hành vi không hành động cũng bị coi là vi phạm pháp luật như thấy người bị nạn mà không cứu giúp, khi ý tưởng phạm tội mang ra đe dọa tống tiền thì đó lại là hành vi vi phạm pháp luật.

Gv giải thích cho học sinh hiểu các thuật ngữ:

quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật, năng lực trách nhiệm pháp lý.

- Năng lực trách nhiệm pháp lý được cấu thành bởi 2 yếu tố là độ tuổi và khả năng nhận thức. Độ tuổi chịu trách nhiệm pháp lý trong các lĩnh vực được quy định khác nhau. Người có năng lực trách nhiệm pháp lí là người có khả năng nhận thức và điều khiển được việc làm của mình và chịu trách nhiệm về hành vi của mình.

Tiết 2:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

Gv: Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều gây những hậu quả nhất định để ngăn chặn điều này thì pháp luật quy định những người vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý.

1.Vậy em hiểu trách nhiệm pháp lý là gì.

2. Ai có quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật?

Gv nhấn mạnh tính chất bắt buộc thực hiện của trách nhiệm pháp lý.

3. Để phân loại trách nhiệm pháp lý phải dựa trên cơ sở nào.

4. Có mấy loại trách nhiệm pháp lí? Kể tên.

5. Trong các ví dụ ở phần đặt vấn đề hành vi nào phải chịu trách nhiệm pháp lý, hành vi nào không phải chịu trách nhiệm pháp lý. Hãy sắp xếp vào từng loại trách nhiệm pháp lý tương ứng.

Gv chiếu nội dung điều 15 nghị định số 15/2003/NĐ- CP

2.Trách nhiệm pháp lí a. Khái niệm

- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định.

b. Phân loại

- Trách nhiệm pháp lí được chia làm 4 loại tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật:

+ Trách nhiệm hình sự +Trách nhiệm hành chính + Trách nhiệm dân sự + Trách nhiệm kỉ luật

c. Ý nghĩa của việc áp dụng trách nhiệm pháp lí

- Mọi công dân phải chấp hành

(10)

6. Quy định trên được ban hành nhằm mục đích gì?

7. Người vi phạm quy định sẽ phải chịu trách nhiệm gì? Vì sao nhà nước lại quy định như vậy?

8. Gv góp phần hướng tới xây đựng một xã hội lành mạnh công bằng, dân chủ và văn minh.

Theo em mỗi công dân cần có trách nhiệm gì?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày khái niệm

- Hs nhắc lại

- Chỉ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới được quyền áp dụng trách nhiệm pháp lí đối với người vi phạm pháp luật.

- Cơ sở quan trọng để phân loại trách nhiệm pháp lý là các loại vi phạm pháp luật.

- Hs kể tên

- Hs trình bày quan điểm.

- Nhằm răn đe mọi người không vi phạm pháp luật

- Ngăn ngừa, giáo dục và cải tạo những người vi phạm pháp luật

- Chịu các hình thức xử phạt theo quy định của pháp luật.

- Hình thành niềm tin vào công lý, ngăn chặn, xóa bỏ các hiện tượng VPPL

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - HĐ cặp đôi.

? So sánh trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lí:

+ Giống: là những quan hệ xã hội và đều dược pháp luật điều chỉnh, quan hệ giữa người và người ngày càng tốt đẹp hơn.. Mọi người đều phải biết và tuân theo.

+ Khác nhau:

- Trách nhiệm đạo đức:

bằng tác động của dân sự xã hội; lương tâm cắn rứt ;

nghiêm chỉnh Hiến pháp, pháp luật.

- Tích cực đấu tranh chống các hành vi, các việc làm vi phạm Hiến pháp và pháp luật.

3. Trách nhiệm của công dân - Tuân theo hiến pháp và pháp luật.

- Tuyên truyền vận động mọi người thực hiện đúng hiến pháp và pháp luật.

- Đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong xã hội...

(11)

- Trách nhiệm hình sự: Bắt buộc thực hiện; Phương pháp cưỡng chế của nhà nước

-Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn.

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

b. Nội dung: Vẽ sơ đồ kiến thức bài học, làm bài tập trong vở bài tập, trò chơi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

(12)

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập, trò chơi...

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

III. Luyện tập

(13)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tình huống.

+ TH: Hình ảnh học sinh vi phạm an toàn giao thông.

Tình huống 2: Ông B là công an phường X, đã nhận tiền và quà biếu có giá trị lớn của anh Ba, để cho anh Ba mang về một số hàng hoá buôn lậu trái phép bị tịch thu. Việc làm của ông B có vi phạm PL không?Vi phạm PL gì?

(14)

Luật chơi: Chọn 2 bạn học sinh, một bạn đóng vai người dân, một bạn đóng vai chuyên gia trả lời. Lần lượt đọc các tình huống.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Con người luôn có các mối quan hệ xã hội, quan hệ pháp luật. Trong quá trình thực hiện các quy định, quy tắc, nội dung của nhà nước đề ra thường có những vi phạm. Những vi phạm đó sẽ có những ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội. Xem xét các hành vi vi phạm pháp luật giúp chúng ta tránh xa các tệ nạn xã hội….

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Ngày soạn:

(15)

Ngày giảng:

Ti

ế t 29,30:

Bài 16: QUYỀN THAM GIA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, QUẢN LÝ XÃ HỘI CỦA CÔNG DÂN

I. MỤC TIÊU:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được các hình thức tham gia quản lí NN, quản lí XH của công dân.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

2. Kĩ năng

- Biết cách thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội của công dân.

* Kĩ năng sống :

- Tự giác tích cực tham gia các công việc chung của trường lớp và địa phương - Tránh thái độ thờ ơ, trốn tránh công việc chung của lớp, trường và xã hội.

3. Thái độ

- Có lòng tin yêu và tình cảm đối với nhà nước CHXHCNVN – Tuyên truyền vận động mọi người tham gia các hoạt động xã hội.

4. Phát triển năng lực:

a. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp và hợp tác:

+ Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp.

+ Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:

+ Biết phân công nhiệm vụ phù hợp cho các thành viên tham gia hoạt động.

+ Biết chú ý lắng nghe và tiếp nhận thông tin, ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc;

biết đánh giá vấn đề, tình huống dưới những góc nhìn khác nhau.

b. Năng lực chuyên biệt:

- Năng lực điều chỉnh hành vi, năng lực phát triển bản thân.

- Phê phán, đánh giá các thái độ, hành vi, việc làm vi phạm pháp luật.

* Tích hợp:

TÔN TRỌNG, TRUNG THỰC, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM.

- Giáo dục đạo đức:

+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Nắm vững cách thức thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội của công dân.

+ Hình thành tính tích cực chủ động, tự giác tham gia vào công việc chung của

(16)

tập thể, của nhà nước và xã hội.

- Giáo dục kĩ năng sống: tư duy phê phán, thu thập và xử lí thông tin.

- GD QPAN: Lấy các ví dụ về dân chủ của công dân trong đó có học sinh.

II. Chuẩn bị

- Giáo viên : Nghiên cứu SGK, SGV, soạn kĩ giáo án.Bảng phụ, phiếu học tập.

Một số bài tập trắc nghiệm. Hiến pháp năm 1992. Luật khiếu nại tố cáo, luật bầu cử đại biểu Quốc Hội, HĐND.

- Học sinh : đọc và chuẩn bị bài.

III. Phương pháp và kĩ thuật

- PP : nêu vấn đề, vấn đáp, phân tích, thảo luận.

- KT : Động não, cá nhân, nhóm.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1. Hoạt động 1. Mở đầu

Xác định vấn đề cần tìm hiểu của bài học a. Mục tiêu:

- Tạo được hứng thú với bài học.

- Phát biểu được vấn đề cần tìm hiểu: Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Nêu được các hình thức tham gia quản lí NN, quản lí XH của công dân. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng trò chơi “Ai hiểu biết”

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

(17)

d. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của thầy, trò Nội dung cần đạt Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua trò chơi

“Ai hiểu biết”

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề và giới thiệu chủ đề bài học

2. Hoạt động 2. Hình thành kiến thức mới a. Mục tiêu:

- Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được các hình thức tham gia quản lí NN, quản lí XH của công dân.

- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

- Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

b. Nội dung:

- GV giao nhiệm vụ cho học sinh đọc, phân tích phần Đặt vấn đề;

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Hiểu được nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Nêu được các hình thức tham gia quản lí NN, quản lí XH của công dân. Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân. Nêu được ý nghĩa của quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân.

(18)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh ; Sản phẩm dự án của các nhóm (Phiếu bài tập, sơ đồ tư duy, trò chơi....)

(19)

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đặt vấn đề

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi , phiếu bài tập

Gv yêu cầu hs đọc phần đặt vấn đề

Gv yêu cầu hs trả lời câu hỏi vào phiếu bài tập

I. Đặt vấn đề

- Công dân có quyền tham gia quản lí nhà nước vì nhà nước ta là nhà nước của dân, do nhân dân xây dựng nên để phục vụ lợi ích của mình.

(20)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

- HS hình thành kĩ năng khai thác truyện đọc trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Nhóm 1: Những quy định trên thể hiện quyền:

- Tham gia đóng góp ý kiến dự thảo sửa đổi bổ sung một số điều của hiến pháp 1992

- Tham gia bàn bạc và quyết định những công việc của xã hội.

Nhóm 2: - Những quy định đó là quyền: quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý XH của công dân. Nhà nước ban hành những quy định trên để xác định quyền và nghĩa vụ của công dân

Nhóm 3:

- Tham gia góp ý kiến xây dựng hiến pháp, pháp luật

- Tham gia sửa đổi, bổ sung xây dựng hiến pháp, pháp luật

- Chất vấn đại biểu quốc hội về các lĩnh vực của đời sống XH

- Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của cơ quan quản lí nhà nước.

- Bàn bạc quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng; Xây dựng các quy ước của xã, thôn về nếp sống văn minh và phòng chống tệ nạn XH.

Nhóm 4:

- Góp ý xây dựng nội quy lớp học, xây dựng nhà trường không có ma tuý, bàn bạc quan tâm đến học sinh nghèo vượt khó, ý kiến về cơ sở vật chất trong trường, vệ sinh môi trường…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề

Gv nhấn mạnh:

Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ tham gia

- Nhân dân có quyền và trách nhiệm giám sát hoạt động của các cơ quan, tổ chức nhà nước, đồng thời có nghĩa vụ thực hiện tốt các chính sách và pháp luật.

(21)

đóng góp ý kiến vào công việc của cộng đồng, của đất nước theo quy định của PL.

Nhiệm vụ 2: Nội dung bài học

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

Gv chia lớp thành 3 nhóm và yêu cầu các nhóm đưa ra ví dụ:

+ Nhóm 1: Tham gia xây dựng bộ máy nhà nước và các tổ chức xã hội.

+ Nhóm 2: Tham gia bàn bạc các công việc, phát biểu ý kiến và biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý.

+ Nhóm 3: Tham gia thực hiện giám sát, đánh giá các công việc chung.

1. Em hiểu quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lí XH là gì?

2. Tại sao Nhà nước lại quy định quyền tham gia quản lý Nhà nước, quản lý XH của công dân?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: báo cáo kết quả và thảo luận 1. Ví dụ:

+Đi bầu cử tại đại hội Đảng, ứng cử vào Hội đồng nhân dân các cấp…

+Công dân có quyền tham gia xây dựng bộ máy nhà nước…(bầu đại biểu tham gia vào cơ quan quyền lực nhà nước như: quốc hội, HĐUBND…).

+Tham gia bàn bạc(góp ý xây dựng phát triển kinh tế địa phương, đất nước) Giám sát…(góp ý việc làn của cơ quan nhà nước).

2. Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: Là quyền được tham gia xây dựng, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội.

3. Vì đây là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân. Là cơ sở pháp lý để bảo đảm nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và XH.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

II. Nội dung bài học

1.Nội dung quyền tham gia quản lí nhà nước:

- Khái niệm: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội: Là quyền được tham gia xây dựng, tham gia bàn bạc, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá các hoạt động, các công việc chung của nhà nước và xã hội.

- Ý nghĩa: Là quyền chính trị quan trọng nhất của công dân.

Là cơ sở pháp lý để bảo đảm nhà nước thực sự là của dân, do dân và vì dân. Đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với nhà nước và XH.

(22)

-Học sinh nhận xét phần trình bày nhóm bạn theo kĩ thuật 3-2-1

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Chỉ trên cơ sở quyền này người dân mới có thể trực tiếp bầu ra cơ quan quyền lực, thay mặt mình quản lý nhà nước. Tham gia xây dựng hiến pháp, pháp luật và giám sát các công việc chung của đất nước.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi

1. Công dân thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội bằng cách nào?

2. Em hiểu thế nào là cách trực tiếp? Thế nào là cách gián tiếp? Cho ví dụ minh họa?

Gv chiếu cho học sinh quan sát một số hình ảnh công dân đang thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước,quản lý xã hội.

3.Em hãy liên hệ ở địa phương xem quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội của công dân được thực hiện như thế nào?

4. Là công dân học sinh bản thân em có quyền tham gia quản lý nhà nước quản lý xã hội không?

Lấy ví dụ minh họa.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng HS chuẩn bị độc lập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận Hs: trực tiếp và gián tiếp

- Hs trình bày quan điểm - Hs bổ sung.

- Hs quan sát ảnh và nhận diện cách thức thực hiện quyền.

- Hs liên hệ thực tế địa phương trả lời.

- Hs bổ sung.

- Đóng góp ý kiến trong nhà trường, tham gia xây dựng nếp sống văn hóa, bài trừ các tệ nạn xã hội.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn.

2. Hình thức tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội.

- Bằng 2 cách:

+ Trực tiếp: tự mình tham gia các công việc thuộc về quản lí nhà nước, bàn bạc, đóng góp ý kiến và giám sát hoạt động của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước.

+ Gián tiếp: thông qua đại biểu do mình bầu ra để họ kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền hoặc qua thư góp ý, kiến nghị trên các phương tiện thông tin đại chúng.

(23)

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống câu hỏi qua trò chơi “Đoán ý đồng đội”

1. Nhà nước tạo điều kiện gì cho công dân và công dân có quyền và trách nhiệm gì với nhà nước.

2. Bạn sẽ làm gì để phát huy quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của mình?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe hướng dẫn

- Từng cặp chuẩn bị độc lập

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận - Hs trình bày quan điểm

- Hs bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Học sinh nhận xét phần trình bày của bạn.

-Gv sửa chữa, đánh giá, rút kinh nghiệm, chốt kiến thức.

3. Trách nhiệm của nhà nước

và công dân.

* Trách nhiệm của nhà nước:

- Ban hành các quy định pháp luật, tạo cơ sở pháp lí khẳng định công dan có quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

- Các cơ quan tổ chức phải tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền này.

* Trách nhiệm của công dân:

- Không ngừng học tập để nâng cao nhận thức và năng lực bản thân để sử dụng quyền một cách có hiệu quả.

- Hiểu rõ nội dung và cách thức thực hiện quyền.

- Tham gia tích cực vào các công việc chung của nhà nước.

3. Hoạt động 3. Luyện tập a. Mục tiêu:

-HS được luyện tập để khái quát lại kiến thức đã học trong bài, áp dụng kiến thức để làm bài tập

(24)

b. Nội dung: Vẽ sơ đồ kiến thức bài học, làm bài tập trong vở bài tập, trò chơi

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thống bài tập, trò chơi...

III. Luyện tập

(25)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv đánh giá, chốt kiến thức.

4. Hoạt động 4. Vận dụng a. Mục tiêu:

- HS vận dụng những kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề trong cuộc sống - Hướng dẫn học sinh tìm tòi mở rộng sưu tầm thêm kiến thức liên quan đến nội dung bài học.

b. Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bµi tập tình huống.

(26)

c. Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua tình huống.

Tình huống : Vân khoe với mẹ :

Mẹ ơi, hôm nay trường con tổ chức một buổi đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Giáo Dục. Con có đóng góp một số ý kiến liên quan đến quyền và nghĩa vụ của học sinh mẹ ạ. Thế là con đã thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và quản lí xã hội rồi phải không mẹ ?.

Mẹ Vân nói :

-Con đóng góp ý kiến thì có ý nghiã gì đâu! Mà dù có đóng góp ý kiến thì cũng đâu có phải là đã thực hiện quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, vì quyền này phải do Đại biểu Quốc Hội thực hiện thì mới có hiệu lực.

Theo em , giải thích của mẹ Vân có hợp lý không?

Suy nghĩ của Vân có đúng không?

Luật chơi: Chọn 3 bạn học sinh, hai bạn đóng vai người Vân và mẹ Vân, một bạn đóng vai chuyên gia trả lời tình huống.

(27)

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc nhóm, suy nghĩ, trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

+ Lắng nghe, nghiên cứu, trao đổi, trình bày nếu còn thời gian

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ -Yc hs nhận xét câu trả lời.

-Gv sửa chữa, đánh giá, chốt kiến thức.

Mẹ Vân không đúng. Vân đúng.

Vì công dân cũng có quyền tham gia đóng góp ý kiến vào các vấn đề chung của đất nước hoặc thông qua Đại biểu của mình trong cơ quan Nhà nước.

+ Trực tiếp: bày tỏ quan điểm trong cuộc họp tổ dân phố, nêu ý kiến đóng góp trong cuộc vận động làm đường nông thôn, …

+ Gián tiếp: Nêu ý kiến trong cuộc tiếp xúc cử tri để ĐBHĐND tiếp thu và trình bày lên các cuộc họp cấp trên, …

=>Quyền làm chủ của công dân: Làm chủ tự nhiên, XH, bản thân để thực hiện mục tiêu xây dựng đất nước “dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh”.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu: Vai trò, ý nghĩa của tự nhận thức

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập để hướng dẫn học sinh tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, nhà trường

- Nêu được trách nhiệm của Nhà nước và của công dân trong việc đảm bảo và thực hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân.. (Nhà nước : đảm bảo;

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tôn trọng sự thật và biểu hiện

- GV giao nhiệm vụ cho HS thông qua hệ thông câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh - Nhận biết thành phần trạng ngữ của câu, nhận biết

- Tích cực tham gia các trò chơi vận động, có trách nhiệm trong khi chơi trò chơi và hình thành thói quen tập luyện

Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Vòng quay văn học” để hướng dẫn học sinh củng cố kiến thức đã học.. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS, thái

- GV giao nhiệm vụ khám phá kiến thức bài học cho học sinh thông qua hệ thống câu hỏi, phiếu bài tập và trò chơi để hướng dẫn học sinh: Tự hào về truyền thống của gia