• Không có kết quả nào được tìm thấy

Các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra gọi là kết quả có thể

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra gọi là kết quả có thể"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 1: PHÉP THỬ NGHIỆM – SỰ KIỆN Kiến thức cần đạt sau bài học:

- Làm quen với việc ghi lại các kết quả có thể xảy ra trong một số trò chơi, thí nghiệm đơn giản (ví dụ: ở trò chơi tung đồng xu thì có hai kết quả ứng với mặt của đồng xu,…) - Kiểm đếm được số lần lặp lại của một số sự kiện khi thực hiện phép thử nghiệm nhiều lần

I. Phép thử nghiệm 1. Khái niệm

- Trong các trò chơi, thí nghiệm tung đồng xu, bốc thăm, gieo xúc xắc, quay xổ số,

…, mỗi lần tung đồng xu hay bốc thăm như trên thì được gọi là một phép thử nghiệm.

- Các kết quả của trò chơi, thí nghiệm có thể xảy ra gọi là kết quả có thể.

2. Đặc điểm:

- Khó dự đoán chính xác kết quả.

- Có thể liệt kê được tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra của phép thử nghiệm 3. Ví dụ

Ví dụ:

- Một lần tung đồng xu thì chỉ được một trong hai mặt trên nên chỉ có 2 kết quả là sấp hoặc ngửa.

- Tập hợp tất cả các kết quả có thể xảy ra là

Các kết quả có thể xảy ra không phụ thuộc vào số lần gieo

Chẳng hạn, khi ta gieo xúc xắc 6 lần. Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc là:

1;1;3;5;2;6.

Khi đó tập tất cả các kết quả có thể của thí nghiệm này không phải là S={1;2;3;5;6}

Mà vẫn là S={1;2;3;4;5;6}.

II. Sự kiện

Sự kiện xuất hiện khi thực hiện phép thử nghiệm + Chắc chắn xảy ra

+ Có thể xảy ra + Không thể xảy ra Ví dụ:

(2)

Gieo một con xúc xắc sáu mặt và quan sát số chấm xuất hiện.

+ Sự kiện số chấm nhỏ hơn 7 chắc chắn xảy ra (Các chấm từ 1 đến 6) + Sự kiện số chấm lớn hơn 7 không thể xảy ra.

+ Sự kiện số chấm bằng 2 có thể xảy ra. (Có thể hoặc không) III. Đánh giá sự kiện

Phương pháp:

Bước 1: Nhận xét các kết quả có thể xảy ra.

Bước 2: Lập luận và kiểm tra sự kiện thuộc trường hợp nào trong các trường hợp sau +) Có thể xảy ra: Lúc xảy ra, lúc không xảy ra, phụ thuộc vào kết quả thực hiện mô hình.

+) Chắc chắn xảy ra: Luôn đúng.

+) Không thể xảy ra: Luôn sai.

Bước 3: Kết luận sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra hoặc chắc chắn xảy ra.

Ví dụ:

Gieo đồng thời 2 con xúc xắc.

Quan sát số chấm xuất hiện và kiểm tra các sự kiện:

a) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ.

Nếu số chấm gieo được là một số chẵn và một số lẻ thì tổng số chấm là số lẻ nên sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số chẵn” có thể xảy ra.

b) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 12.

Số chấm lớn nhất có thể xuất hiện trong mỗi lần gieo là 6 nên tổng số chấm tối đa khi gieo 2 lần là 6+6=12.

Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc lớn hơn 12” không thể xảy ra.

c) Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13.

Số chấm lớn nhất có thể xuất hiện trong mỗi lần gieo là 6 nên tổng số chấm tối đa khi gieo 2 lần là 6+6=12. Tức là tổng số chấm luôn nhỏ hơn 13.

Vậy sự kiện “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn 13” chắc chắn xảy ra.

BÀI 2: XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM Kiến thức cần đạt sau bài học:

- Dùng bảng kiểm đếm ghi lại kết quả của phép thử đơn giản - Hiểu và tính được xác suất theo thực nghiệm

1. Khả năng xảy ra của một sự kiện

Ta đã biết khi thực hiện một phép thử nghiệm, một sự kiện có thể hoặc không thể xảy ra.

Để nói về khả năng xảy ra của một sự kiện, ta dùng một con số có giá trị từ 0 đến 1.

Một sự kiện không thể xảy ra có khả năng xảy ra bằng 0.

(3)

Một sự kiện chắc chắn xảy ra có khả năng xảy ra bằng 1.

2. Xác suất thực nghiệm

Thực hiện lặp đi lặp lại một hoạt động nào đó n lần. Gọi n(A) là số lần sự kiện A xảy ra trong n lần đó. Tỉ số

n(A): n= Số lần sự kiện A xảy ra : Tổng số lần thực hiện hoạt động

Được gọi là xác suất thực nghiệm của sự kiện A sau n hoạt động vừa thực hiện.

Tung hai đồng xu cân đối 50 lần ta được kết quả như sau:

Hãy tính xác suất thực nghiệm của sự kiện:

a) Có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa.

b) Hai đồng xu đều ngửa.

Giải:

a) Số lần nhận được một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa là 24 lần.

Tổng số lần thực hiện thí nghiệm là 50.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “có một đồng xu sấp, một đồng xu ngửa” là:

24:50 = 0,48.

b) Số lần nhận được hai đồng xu đều ngửa là 14.

Tổng số lần thực hiện thí nghiệm là 50.

Xác suất thực nghiệm của sự kiện “hai đồng xu đều ngửa” là:

14 : 50 = 0,28.

3. Tính xác suất thực nghiệm Phương pháp:

Bước 1: Xác định số lần được kết quả A (kết quả cần tính xác suất) và tổng số lần gieo.

Bước 2: Sử dụng công thức sau để tính xác suất Ví dụ:

Gieo một con xúc xắc sáu mặt 7 lần và số chấm xuất hiện của mỗi lần gieo như sau:

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4 Lần 5 Lần 6 Lần 7

1 1 5 6 3 3 4

Bước 1: Số lần gieo được mặt 3 chấm là 2 lần. Tổng số lần gieo là 7.

Bước 2: Xác suất mặt 3 chấm xuất hiện là 2:7

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định tên khoa học cho cây Sâm đá phân bố ở huyện Kbang, tỉnh Gia Lai và phân tích thành phần hóa thực vật của loài này trong điều

N1:Chân phải bước sang ngang, rộng bằng vai, hai tay trước, lòng bàn tay hướng vào nhau, hít vào.. N2: Từ từ hạ tay xuống và thở ra bằng

Tất cả các chuột mẹ mang thai ở tuần đầu, sau khi gây nhiễm bởi cả 2 chủng virut đều không có dấu hiệu bất thường, không có chuột bệnh và chết, nhưng số chuột sơ

Nghiên cứu của Trần Xuân Kiên (2006) [7] về các yếu tố tác động đến sự hài lòng của sinh viên tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên,

Kết quả này bổ sung cho dữ liệu đã được trình bày ở bảng 3, nghĩa là sự sai khác di truyền giữa quần thể cá Bỗng Hà Giang và Tuyên Quang là lớn nhất trong khi giữa

Xét về tần suất truy cập internet, hầu hết sinh viên, cụ thể đến 74,6%, truy cập internet hàng ngày.. Phân tích tần suất sử dụng internet theo giới tính, nghiên cứu này

Từ các luận điểm trên của lý thuyết, tác giả tranh luận rằng: các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường nước ngoài phải đối mặt với những sự khác biệt

Thực nghiệm với một số robot khác nhau Trong mục này, trên cùng một robot chúng tôi sẽ sử dụng tất cả các tùy chọn của bài toán tối ưu giống nhau chỉ thay đổi duy nhất