• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1 SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC

( Đáp án có 03 trang)

KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016 - 2017 ĐÁP ÁN MÔN: LỊCH SỬ 10 - THPT

I. LƯU Ý CHUNG:

- Hướng dẫn chấm chỉ trình bày một cách giải với những ý cơ bản phải có. Khi chấm bài học sinh làm theo hướng khác nếu đúng và đủ ý thì vẫn cho điểm tối đa.

- Điểm toàn bài tính đến 0,25 và không làm tròn.

II. ĐÁP ÁN:

Câu Nội dung Điểm

1 Phân tích tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tây. Sự tác động này đã tạo nên những khác biệt cơ bản nào về chính trị, xã hội của các quốc gia trên?

2,5

1. Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Đông.

- Khái quát về điều kiện tự nhiên: hình thành bên lưu vực các dòng sông lớn, khí hậu ấm nóng, đất đai màu mỡ, mưa đều đặn theo mùa, tuy nhiên dễ bị lũ lụt, thiên tai….

0,5

- Tác động:

+ Thời gian hình thành: sớm, không cần tới công cụ bằng sắt, khoảng thiên niên kỉ IV – III TCN (Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc…)

0,5

2. Tác động của điều kiện tự nhiên đến sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây.

- Khái quát về điều kiện tự nhiên: nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo và hải cảng, đất canh tác ít, khô cứng, khí hậu ấm áp, trong lành, …

0,5

- Tác động:

+ Thời gian hình thành: muộn hơn, phải tới khi xuất hiện công cụ bằng sắt mới ra đời nhà nước - khoảng thiên niên kỉ I TCN.

0,5

3. Những khác biệt cơ bản về chính trị, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây.

- Chính trị: ở các quốc gia cổ đại phương Đông là chế độ chuyên chế cổ đại, vua đứng đầu, tập trung quyền lực. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây là nền dân chủ cổ đại…

0,25

- Xã hội: ở các quốc gia cổ đại phương Đông, ba tầng lớp chính là quý tộc, nông dân công xã và nô lệ. Nông dân công xã là tầng lớp đông đảo, giữ vai trò chủ yếu trong sản xuất. Ở các quốc gia cổ đại phương Tây, ba tầng lớp chính là chủ nô, bình dân và nô lệ. Trong đó, nô lệ là tầng lớp đông đảo, là lực lượng sản xuất chính.

0,25

2 Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá tinh thần. Từ đó, rút ra những điểm tương đồng giữa các quốc gia đó.

1,5

(2)

2

1. Lập bảng về quốc gia Văn Lang – Âu Lạc và Champa theo các nội dung sau: Cơ sở hình thành và địa bàn sinh sống, bộ máy nhà nước, kinh tế, văn hoá tinh thần.

Nội dung Nước Văn Lang – Âu Lạc Nước Champa Cơ sở

hình thành và địa bàn

sinh sống

Nền văn hoá Đông Sơn với công cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là lưu vực các sông lớn ở Đồng bằng Bắc Bộ ngày nay.

Nền văn hoá Sa Huỳnh với công cụ đồng thau và sắt. Địa bàn là khu vực miền Trung và

Nam Trung Bộ ngày nay. 0,25 Bộ máy

nhà nước

- Đứng đầu là vua, giúp việc là lạc hầu, lạc tướng. Đất nước được chia thành 15 bộ...

- Đứng đầu là vua, giúp việc là Tể tướng và 2 đại thần.

Đất nước chia thành 4 khu

vực hành chính lớn... 0,25 Kinh tế

Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với sản xuất thủ công, chăn nuôi....

Chủ yếu là nông nghiệp trồng lúa, kết hợp với thủ công,

khai thác lâm thổ sản... 0,25 Văn hoá

tinh thần

Người Việt cổ ở nhà sàn, có tục nhuộm răng, ăn trầu..., thờ cúng các hiện tượng tự nhiên, tổ tiên...có các hình thức lễ hội phong phú.

Người Chăm ở nhà sàn, ăn trầu..., tôn giáo là Hin - đu giáo và Phật giáo. Có nền nghệ thuật phát triển...

0,25 2. Điểm tương đồng giữa các quốc gia.

Các quốc gia trên đều hình thành trên cơ sở của nền văn hoá bản địa. Cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Tổ chức nhà nước còn đơn giản theo thể chế quân chủ chuyên chế. Có đời sống tinh thần phong phú...

0,5 3 Trình bày những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ

thời kỳ phong kiến. Các yếu tố này ảnh hưởng đến văn hoá Việt Nam như thế nào?

2,5

1. Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến.

- Trung Quốc.

+ Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc…

0,5

+ Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo được tryền bá rộng rãi trong nhân dân. Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo thịnh hành…

0,5 - Ấn Độ.

+ Đạo Phật do Thích Ca Mâu Ni sáng lập, được truyền bá mạnh mẽ dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dưới các triều Gúp-ta, Hác-sa.

0,5

+ Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Ấn Độ giáo thờ rất nhiều thần, chủ yếu là 4 thần:

Brama, Siva, Visnu, Indra.

0,25

+ Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ ở thế kỉ XIII và từ đó văn hóa Hồi giáo được phát triển, tạo nên một Ấn Độ với nền văn hoá phong phú và đa dạng.

0,25 2. Ảnh hưởng đến Việt Nam.

- Đạo Phật của người Ấn Độ sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, thời kỳ nhà Lý- Trần,

0,25

(3)

3

đạo Phật được truyền bá rộng rãi. Các triều đại phong kiến đã tiếp thu có chọn lọc phù hợp với văn hoá người Việt: Chùa chiền được xây dựng nhiều nơi (Diên Hựu, Tháp Báo Thiên...)

- Nho giáo của Trung Quốc sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt thời kỳ nhà Lê sơ, Nho giáo giữ vị trí độc tôn…

0,25 4 Các triều đại phong kiến (Lý- Trần- Lê sơ) đã có những chính sách gì để phát

triển giáo dục? Tác dụng của việc khắc bia ghi tên Tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau?

2,0

1. Chính sách phát triển giáo dục:

- Từ thế kỉ XI - XV: giáo dục Đại Việt từng bước được xây dựng, giáo dục thi cử dần dần trở thành nguồn đào tạo quan lại chủ yếu cho triều đình, nội dung học tập được quy định chặt chẽ…

0,5

- Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075 khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành.

0,25

- Thời Trần, các khoa thi được tổ chức đều đặn, năm 1247, nhà Trần đặt lệ lấy

“tam khôi”, mở rộng Quốc tử giám. Các kì thi được hoàn chỉnh. Sự phát triển giáo dục đã tạo ra nhiều trí thức tài giỏi cho đất nước.

0,25

- Thời Lê, đã có quy chế thi cử rõ ràng. …Số người đi học ngày càng đông, dân trí do đó được nâng cao. Năm 1484, nhà nước dựng bia ghi tên Tiến sĩ…

0,5 2. Ý nghĩa của việc khắc bia ghi tên Tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau.

Thể hiện chính sách trọng dụng nhân tài, đề cao Nho học của triều Lê sơ; góp phần xây dựng một nền văn hiến của dân tộc; đề cao tinh thần hiếu học...

0,5

5 Phong trào Tây Sơn cuối thế kỉ XVIII có những đóng góp gì cho lịch sử dân tộc?

1,5

1. Đánh đổ chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong và chính quyền Trịnh -Lê ở Đàng Ngoài bước đầu thống nhất đất nước.

0,25 Từ năm 1776 - 1783, quân Tây Sơn tấn công tiêu diệt lực lượng cát cứ của chúa

Nguyễn ở Đàng Trong. Từ năm 1786 – 1788, quân Tây Sơn lần lượt đánh đổ hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Lê ở Đàng Ngoài, bước đầu thống nhất đất nước.

0,25

2. Kháng chiến chống ngoại xâm bảo vệ nền độc lập dân tộc. 0,25 Năm 1785, dưới sự chỉ huy của Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn đánh tan 5 vạn quân

Xiêm. Năm 1789, dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Quang Trung quân Tây Sơn đánh bại 29 vạn quân Thanh…

0,25

3. Xây dựng vương triều mới với nhiều chính sách tiến bộ. 0,25 Cuối năm 1788 trước khi lên đường ra Bắc đánh quân Thanh, Nguyễn Huệ lên

ngôi Hoàng đế (Quang Trung). Sau khi đánh thắng quân Thanh, Nguyễn Huệ chính thức xây dựng vương triều theo chế độ quân chủ chuyên chế với nhiều chính sách tiến bộ….

0,25

……….Hết………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây - Thời gian: Khoảng đầu thiên?. niên kỷ I TCN, 2 quốc gia Hy Lạp và Rô-ma

Tuy phải làm những công việc nặng nhọc nhưng nô lệ không phải là lực lượng sản xuất chính để tạo ra của cải vật chất nuôi sống xã hội như ở phương Tây cổ đại.. Vì vậy,

Thiên niên kỉ III TCN Các quốc gia cổ đại phương Tây thành lập Thiên niên kỉ I TCN Các quốc gia cổ đại phương Đông thành lập. Thế kỉ VII TCN

Chính vì vậy, các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp cần phải tính toán sự đánh đổi giữa lợi ích và chi phí của việc sử dụng nợ nhằm xác định một cơ cấu

Trên cơ sở lý luận nguồn nhân lực, sự thỏa mãn của người lao động đối với doanh nghiệp, đề tài đi sâu nghiên cứu nhằm xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát ảnh hưởng của điện áp đến sự hình thành hạt và các đặc tính quang của nano vàng điều chế bằng phương pháp điện hóa.. Hai

Các quốc gia cổ đại phương Đông đã được hình thành ở đâu và từ bao giờ.. Tiết 4