• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thời gian làm bài: 50 phút;

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thời gian làm bài: 50 phút; "

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/4 - Mã đề thi 132

SỞ GD- ĐT BẮC NINH

TRƯỜNG THPT THUẬN THÀNH SỐ 1

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM Năm học 2018 -2019

Môn Vật lý 11

Thời gian làm bài: 50 phút;

( Không kể thời gian giao đề)

Mã đề thi 132 Họ, tên học sinh:... Lớp: ...

Câu 1: Một vật có khối lượng 50 g được ném lên từ độ cao 2 m so với mặt đất và với vận tốc ban đầu là 5 m/s. Chọn mốc thế năng tại mặt đất, lấy g = 10 m/s2. Cơ năng của vật tại vị trí ném là

A. 0,625 J B. 1,625 J C. 1625 J D. 12,625 J

Câu 2: Một lò xo có độ cứng 50 N/m, một đầu được giữ cố định, người ta tác dụng vào đầu còn lại của lò xo một lực kéo không đổi dọc theo trục của lò xo và có độ lớn 2 N. Thế năng đàn hồi lớn nhất của lò xo khi đó là

A. 10-3 J B. 2.10-3 J C. 0,04 J D. 0,4 J

Câu 3: Một vật nhỏ được ném theo phương ngang, bỏ qua lực cản của không khí. Trong quá trình vật chuyển động, đại lượng vật lý nào sau đây không đổi?

A. Động năng. B. Cơ năng. C. Thế năng. D. Động lượng.

Câu 4: Một vật nhỏ có khối lượng m được treo vào đầu dưới của một sợi dây có chiều dài l = 30 cm, đầu trên của dây được giữ cố định. Ban đầu vật được giữ ở vị trí sao cho dây treo có phương nằm ngang, sau đó người ta truyền cho vật một vận tốc có độ lớn là v0 và theo phương thẳng đứng hướng xuống. Bỏ qua lực cản của không khí, lấy g = 10 m/s2. Để vật có thể chuyển động theo quỹ đạo tròn quanh điểm treo thì giá trị nhỏ nhất của v0

A. 3m/s B. 6m/s C. 6 m/s D. 3 m/s

Câu 5: Từ cùng một vị trí và cùng một lúc, chất điểm thứ nhất được thả rơi không vận tốc đầu, chất điểm thứ hai được ném theo phương nằm ngang với vận tốc đầu là 5 m/s. Bỏ qua lực cản của không khí. Giả sử thời gian chuyển động của hai vật lớn hơn 1,2 s. Khoảng cách giữa hai chất điểm sau 1,2 s kể từ lúc hai chất điểm chuyển động là

A. 8 m B. 10 m C. 5 m D. 6 m

Câu 6: Người ta thực hiện công 120 J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra môi trường xung quanh nhiệt lượng 20 J. Độ biến thiên nội năng của khí là

A. 80 J B. 140 J C. 100 J D. 120 J

Câu 7: Một thanh thép hình trụ ở 200C có độ dài 1 m, hệ số nở dài của thép là  = 11.10-6 K-1.Khi nhiệt độ tăng đến 400C thì thanh thép này dài thêm là

A. 2,4 mm B. 3,2 mm C. 4,2 mm D. 0,22 mm

Câu 8: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn lần lượt là 3 N, 6 N và hợp với nhau một góc là 1200. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là

A. 9 N B. 3 7N C. 3 3N D. 3 N

Câu 9: Một lò xo có độ cứng k = 90 N/m một được giữ cố định, một đầu gắn với vật có khối lượng m = 100 g như hình vẽ. Khi vật m đang ở trạng thái cân bằng, một vật có khối lượng m0 = 300 g chuyển động dọc theo

trục của lò xo với tốc độ không đổi 2 m/s đến va chạm mềm với vật m. Bỏ qua ma sát giữa các vật và mặt phẳng ngang. Sau va chạm, khi lò xo bị nén 5 cm thì tốc độ của hai vật là

A. 75 cm/s B.

50 3

cm/s C. 50 cm/s D.

75 3

cm/s

Câu 10: Tác dụng một lực F

không đổi vào một vật rắn có trục quay cố định. Trường hợp nào sau đây lực F

có tác dụng làm quay vật?

A. Lực có giá cắt trục quay.

B. Lực có giá song song với trục quay.

C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.

D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.

k m

v

m0

(2)

Trang 2/4 - Mã đề thi 132 Câu 11: Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng 840 J. Hiệu suất của động cơ là

A. 30% B. 75% C. 25% D. 70%

Câu 12: Một vật có khối lượng 100 g đang chuyển động với vận tốc không đổi và có độ lớn là 200 cm/s.

Độ lớn động lượng của vật là

A. 20 kg.m/s B. 0,2 kg.m/s C. 0,02 kg.m/s D. 2.10-4 kg.m/s

Câu 13: Một vật khối lượng m = 2 kg được đặt nằm yên trên mặt phẳng ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt phẳng ngang là µ = 0,5. Lấy g = 10 m/s2. Tác dụng vào vật một lực có độ lớn F = 4 6 N và theo phương hợp với phương ngang một góc α. Để vật có thể trượt trên mặt phẳng ngang thì cần điều kiện là

A.

2, 47

0

   50, 65

0 và lực chếch lên B.

2, 47

0

   50, 65

0 và lực chếch xuống C. 1, 470  50, 650 và lực chếch lên D. 2, 470  60, 650 và lực chếch xuống

Câu 14: Một tấm ván có khối lượng 27 kg được bắc ngang qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa trái 0,8 m và cách điểm tựa phải là 1,6 m. Lấy g = 10 m/s2. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa phải có độ lớn là

A. 90 N B. 80 N C. 180 N D. 160 N

Câu 15: Chọn kết luận đúng?

Lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên Mặt Trăng và lực hấp dẫn do Mặt Trăng tác dụng lên Trái Đất là hai lực

A. cân bằng. B. bằng nhau. C. cùng chiều. D. trực đối.

Câu 16: Xilanh của một động cơ có chứa một lượng khí ở nhiệt độ 470C và áp suất 0,7 atm. Sau khi bị nén thể tích của khí giảm 5 lần và áp suất tăng lên tới 8 atm. Nhiệt độ của khí ở cuối quá trình nén xấp xỉ là

A. 234 K B. 731,43 K C. 285,7 K D. 545 K

Câu 17: Vật nào sau đây không có cấu trúc tinh thể?

A. Miếng thạch anh. B. Hạt muối ăn. C. Viên kim cương. D. Chiếc cốc thuỷ tinh.

Câu 18: Một chất điểm có khối lượng 0,5 kg bắt đầu chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 5 s đạt tốc độ là 36 km/h. Hợp lực tác dụng vào chất điểm trong thời gian nói trên có độ lớn là

A. 1 N B. 2,5 N C. 1,5 N D. 0,5 N

Câu 19: Một bình sắt, kín chứa không khí ở nhiệt độ 430C, áp suất 285 kPa. Sau đó bình được chuyển đến nơi có nhiệt độ 570C, độ tăng áp suất khí trong bình xấp xỉ là

A. 285 kPa B. 12,63 kPa C. 585,5 kPa D. 300,5 kPa

Câu 20: Một vật có khối lượng 1,5 kg bắt đầu trượt từ đỉnh một mặt phẳng nghiêng dài 120 cm, góc nghiêng là 300 so với mặt phẳng ngang. Lấy g = 10 m/s2. Công của trọng lực khi vật đi hết mặt phẳng nghiêng là

A. 9 3J B. 9 3J C. 9 J D. – 9 J

Câu 21: Vật thứ nhất có khối lượng m1 đang chuyển động vơi tốc độ không đổi v1, vật thứ 2 có khối lượng 2m1 đang chuyển động với tốc độ không đổi v1/2. Tỉ số giữa động năng của vật thứ và vật thứ 2 là

A. 1 B. 4 C. 8 D. 2

Câu 22: Viên bi A có khối lượng m1= 60 g đang chuyển động với tốc độ 5 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40 g chuyển động ngược chiều. Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Tốc độ của viên bi B ngay trước va chạm là

A. 12,5 m/s B. 25/3 m/s C. 10/3 m/s D. 7,5 m/s

Câu 23: Một chất điểm có khối lượng 50 g chuyển động tròn đều với bán kính quỹ đạo là 20 cm. Trong thời gian 1 phút chất điểm quay được 30 vòng. Lấy 2 = 10. Lực hướng tâm tác dụng vào chất điểm có độ lớn là

A. 104 N B. 0,1 N C. 100 N D. 10 N

Câu 24: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều với phương trình x 3 4t0, 5t (m;s)2 . Vận tốc của chất điểm tại thời điểm t = 2 s là

A. -2 m/s B. 6 m/s C. 2 m/s D. -6 m/s

(3)

Trang 3/4 - Mã đề thi 132 Câu 25: Một xe đang chuyển động thẳng với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều với độ lớn gia tốc 1 m/s2. Quãng đường xe đi được sau 5 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh là

A. 62,5 m B. 37,5 m C. 75 m D. 25 m

Câu 26: Một chất điểm chuyển động thẳng đều theo trục tọa độ Ox với phương trình: x = -10 + 5t (m ; s).

Kết luận nào sau đây không đúng?

A. Chất điểm chuyển động theo chiều dương của trục tọa độ với vận tốc 5 m/s.

B. Tại thời điểm t = 1 s, tọa độ của chất điểm là -5 m.

C. Tọa độ ban đầu của chất điểm là -10 m.

D. Chất điểm chuyển động theo chiều âm của trục tọa độ với tốc độ 5 m/s.

Câu 27: Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối khí lí tưởng, hệ thức liên hệ giữa khối lượng riêng  và áp suất p của khối khí ở hai trạng thái là

A. 1 2

1 2

p p

2

  B. 1 2

2 1

p p

   C. 1 2

1 2

p p

  D. 1 2

1 2

p 2p

  

Câu 28: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 80 m so với mặt đất. Lấy g = 10 m/s2. Sau 2 s kể từ lúc bắt đầu rơi, vật cách mặt đất một đoạn là

A. 10 m B. 40 m C. 60 m D. 20 m

Câu 29: Một khối khí lí tưởng không đổi được nén đẳng nhiệt từ thể tích 9 dm3 xuống còn 6 dm3. Sau khi nén, áp suất của khí

A. tăng 50 % B. giảm 50 % C. tăng 150 % D. giảm 150 %

Câu 30: Một khối khí lí tưởng không đổi có thể tích 10 lít, nhiệt độ 250C. Nếu nung nóng đẳng áp khối khí trên tới nhiệt độ 850C thì thể tích của khối khí xấp xỉ là

A. 12 lít B. 34 lít C. 24 lít D. 48 lít

Câu 31: Cùng một lúc hai chất điểm bắt đầu chuyển động thẳng đều trên hai trục Ox và Oy vuông góc với nhau như hình vẽ. Chất điểm thứ nhất đi qua A về phía O với tốc độ 4 m/s, chất điểm thứ hai đi qua O về phía B với tốc độ 3 m/s. Biết OA = 10 m. Khoảng cách nhỏ nhất giữa hai chất điểm trong quá trình chuyển động là

A.

5 2

m B. 6 m

C. 10 m D. 5 m

Câu 32: Người ta thực hiện biến đổi trạng thái của một khối khí lí tưởng bởi hai quá trình liên tiếp và được mô tả như hình vẽ. Kết luận nào sau đây về hai quá trình là đúng?

A. Nung nóng đẳng tích sau đó dãn đẳng áp.

B. Nung nóng đẳng tích sau đó nén đẳng áp.

C. Nung nóng đẳng áp sau đó dãn đẳng nhiệt.

D. Nung nóng đẳng áp sau đó nén đẳng nhiệt.

Câu 33: Phát biểu nào sau đây là Sai?

A. Độ lớn của gia tốc mà vật thu được tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.

B. Độ lớn của gia tốc mà vật thu được tỉ lệ thuận với độ lớn của lực tác dụng.

C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.

D. Gia tốc mà vật thu được luôn cùng hướng với lực tác dụng lên vật.

Câu 34: Ta truyền cho khí trong một xilanh kín hình trụ nhiệt lượng 6.106 J, khí nở ra đẩy pittông chuyển động làm thể tích của khí tăng thêm 0,5 m3. Biết áp suất của khí trong xilanh là 8.106 N/m2 và coi áp suất này không đổi trong quá trình khí thực hiện công. Độ biến thiên nội năng của khí là

A. 10.106 J B. 2.106 J C. 3.106 J D. 4.106 J Câu 35: Một vật có khối lượng m = 2 kg được đặt trên mặt phẳng nghiêng hợp

với mặt phẳng ngang một góc 300. Biết hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng là  = 0,4. Lấy g = 10 m/s2. Để vật có thể nằm yên trên mặt phẳng nghiêng người tác dụng vào vật một lực F

có phương nằm ngang như hình vẽ.

Khi vật nằm yên thì độ lớn nhỏ nhất của lực F

xấp xỉ là

A. 2 N B. 2,88 N C. 1,44 N D. 4 N

O y

A x B

F 300

T0 T p

(1) (3) (2)

(4)

Trang 4/4 - Mã đề thi 132 Câu 36: Một chất điểm chuyển động thẳng biến đổi đều với vận tốc ban đầu v0, trong hai khoảng thời gian bằng nhau t và liên tiếp vật đi được các quãng đường là s và 1,5s. Trong khoảng thời gian t tiếp theo nữa, vật đi được quãng đường là

A. 1,5s B. 2,5s C. 2s D. 3s

Câu 37: Lực căng bề mặt của chất lỏng không có đặc điểm nào sau đây?

A. Có phương tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.

B. Có xu hướng làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng.

C. Có xu hướng làm tăng diện tích bề mặt chất lỏng.

D. Có độ lớn tỉ lệ thuận với chiều dài đường giới hạn.

Câu 38: Có ba viên gạch giống nhau, mỗi viên có chiều dài L và khối lượng phân bố đều. Ba viên gạch này được xếp chồng lên nhau như hình vẽ. Chiều dài lớn nhất của chồng gạch mà không bị đổ là

A. 1,5L B. 5L/4

C. 7L/4 D. 2L

Câu 39: Treo vật có khối lượng m vào đầu dưới của một lò xo, đầu trên của lò xo cố định thì lò xo dãn 2 cm. Nếu treo thêm vào đầu dưới của lò xo một vật có khối lượng 1,5m thì độ dãn của lò xo là

A. 5 cm B. 3,5 cm C. 3 cm D. 2,5 cm

Câu 40: Hai lực song song cùng chiều và cùng tác dụng vào một vật rắn có độ lớn lần lượt là 10 N và 6 N. Hợp lực của hai lực trên có độ lớn là

A. 16 N B. 4 N C. 2 34 N D. 8 N

---

--- HẾT ---

L

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

b/ Tìm độ cao cực đại mà viên đá đạt tới. Một vật nặng được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc 20m/s từ độ cao h=10m so với mặt đất. Một viên bi được thả lăn không

Một thanh nhẹ AB, đầu B có gắn một quả cầu nhỏ khối lượng m, đầu A được giữ bằng một bản lề cố định và có thể quay trong mặt phẳng thẳng đứng (hình vẽ 3)..

Xác định thời điểm lần thứ 1520 vật đi qua vị trí cách vị trí cân bằng 6 cm, chuyển động theo chiều dương... Tại thời điểm t, vật qua vị trí

sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóngD. sóng có các phần tử môi trường dao động theo phương song song

Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa.. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao

Câu 4: Từ cùng một độ cao so với mặt đất và cùng một lúc, viên bi A được thả rơi, còn viên bi B được ném theo phương ngang, Bỏ qua lực cản không khí.. Kết

Câu 11: Hai người đi bộ chuyển động thẳng đều cùng chiều, xuất phát cùng một thời điểm và địa điểm, tốc độ người thứ nhất 2 m/s, tốc độ người thứ hai 1 m/sA. Người thứ

Câu 5: Ở độ cao so với mặt đất, ném một vật theo phƣơng ngang với vận tốc ban đầu là gọi là gia tốc rơi tự do, bỏ qua sức cản của không khí.. Thời gian từ lúc