• Không có kết quả nào được tìm thấy

Tập đọc: Người thầy cũ - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Tập đọc: Người thầy cũ - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tập đọc lớp 2: Người thầy cũ

Bài đọc

Người thầy cũ

1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường xuất hiện một chú bộ đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.

2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy : - Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ!

Thầy giáo mình cười vui vẻ:

- À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng... hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu ! - Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bào : "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."

3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: "Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

Theo PHONG THU - Xúc động: có cảm xúc mạnh.

- Hình phạt: hình thức phạt người có lỗi.

Hướng dẫn giải chi tiết:

Câu 1

1. Bố Dũng đến trường làm gì?

Gợi ý: Em đọc đoạn 1 của truyện.

Trả lời :

Bố Dũng đến trường để chào thầy giáo cũ.

(2)

Câu 2

Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?

Gợi ý: Em đọc đoạn 2 của truyện.

Trả lời :

Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng bằng cách : vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy.

Câu 3

Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

Gợi ý: Em hãy đọc đoạn 3 của truyện.

Trả lời :

Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm thời học trò trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt.

Câu 4

Dũng nghĩ gì khi bố ra về?

Trả lời :

Gợi ý: Em đọc đoạn cuối bài.

Khi bố ra về, Dũng nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.

Nội dung bài: Biết ơn và kính trọng thầy cô giáo cũ.

Trắc nghiệm Tập đọc Người thầy cũ 1. Bố Dũng đến trường để làm gì?

 a. Để họp phụ huynh đầu năm   b. Để đưa đồ cho Dũng 

 c. Để chào người thầy giáo cũ   d. Để đưa Dũng đi học 

2. Khi gặp thầy giáo cũ, bố của Dũng đã thể hiện sự kính trọng bằng cách nào?

(3)

 a. Vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy   b. Khoanh tay, lễ phép chào thầy   c. Vội bỏ mũ ra, ngước nhìn thầy   d. Vẫy tay chào thầy từ đằng xa 

3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?

 a. trốn học bỏ đi chơi 

 b. nói dối không làm bài tập về nhà   c. nói chuyện trong giờ bị thầy phạt   d. trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt 

4. Thầy đã nhớ ra được bố của Dũng là ai?

 a. Khánh   b. Minh   c. Dũng   d. Tiến 

5. Thầy nhớ gì về kỉ niệm là Khánh - bố của Dũng nói?

 a. Nhưng hôm ấy thầy có phạt em đâu 

 b. Thầy còn nhớ em đã khóc rất nhiều vì xấu hổ   c. Đúng rồi, hôm đó thầy đã phạt em rất nặng 

6. Tại sao thầy không phạt nhưng bố của Dũng lại nhớ là thầy có phạt?

 a. Thầy không phạt nhưng bố của Dũng đã tự phạt bản thân vì thấy có lỗi   b. Thầy không phạt nhưng thầy đã liên lạc với gia đình để báo cho phụ huynh biết 

 c. Thầy không phạt nhưng thầy buồn và nhắc: "Trước khi làm việc gì, cần phải nghĩ chứ!" 

 d. Thầy không phạt nhưng thầy đã bảo bố của Dũng xin lỗi trước lớp  7. Dũng đã nghĩ gì khi bố đã ra về?

 a. Bố cũng có lần mắc lỗi hồi còn đi học và đó lại là kỉ niệm đẹp đối với bố   b. Bố của Dũng cũng từng là cậu học trò rất nghịch ngợm từng bị thầy trách

(4)

phạt 

 c. Bố cũng có lần mắc lỗi ở trường học và từng bị thầy trách phạt 

 d. Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không trách phạt nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. 

8. Nội dung của bài "Người thầy cũ" là gì?

 A. Chú bộ đội cùng bạn bè trở lại thăm ngôi trường xưa và các thầy cô. 

 B. Chú bộ đội trở lại trường xưa thăm người thầy giáo cũ, người thầy ấy hiện cũng đang dạy con trai của chú. 

 C. Chú bộ đội và con trai gặp lại người thầy cũ trên đường đi làm   D. Chú bộ đội đưa con trai đi học, ngôi trường mà chú từng học tại đó. 

9. Câu chuyện "Người thầy cũ" có ý nghĩa gì?

 a. Câu chuyện cho thấy chú bộ đội rất yêu quý con trai của mình 

 b. Câu chuyện cho thấy chú bộ đội hay dạy cho con trai những bài học ý nghĩa   c. Câu chuyện cho thấy được người học trò cũ ngày nào cũng thương nhớ trường cũ 

 d. Câu chuyện cho thấy lòng biết ơn và kính trọng của chú bộ đội với người thầy cũ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cần lịch sự với mọi người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày vì lịch sự thể hiện nếp sống văn minh.. Người lịch sự luôn

KÓ l¹i c©u chuyÖn

- Chuaån bò baøi: Coâ giaùo lôùp em..

-Thực hiện được những việc làm thể hiện sự lễ phép, kính trọng với thầy cô, người lớn tuổi và sự thân thiện với bạn

Vậy ngoài các biểu hiện đó, các em còn biết những hoạt động nào khác thể hiện sự thân thiện.. Hoạt động 2: Kể thêm những hoạt động thể hiện sự thân

Vào lớp, Dũng theo dáng bố và nghĩ: Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không phạt nhưng bố vẫn nhận ra đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao

- Biết một hình thức thể hiện tình cảm của bản thân để tỏ rõ lòng biết ơn thầy cô, đó là trang trí Cây tri ân bằng những bông hoa, tấm bưu thiếp tự làm với những lời hay,

Tổ chức cho HS nhận xét, đánh giá cách xử lý tình huống của các nhóm và rút ra bài học: Khi gặp thầy cô giáo, các bạn HS cần lễ phép chào hỏi vì thầy cô là người có