• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải VBT Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật | Giải vở bài tập Sinh học 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải VBT Sinh học 9 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật | Giải vở bài tập Sinh học 9"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 43: ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẨM LÊN ĐỜI SỐNG SINH VẬT

I. Bài tập nhận thức kiến thức mới

Bài tập 1 trang 99 VBT Sinh học 9: Trong chương trình Sinh học 6, em đã được học quá trình quang hợp và hô hấp của cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường như thế nào?

Trả lời:

Quá trình quang hợp và hô hấp ở cây chỉ có thể diễn ra bình thường ở nhiệt độ môi trường từ 20oC đến 30oC. Nhiệt độ quá cao (hơn 40oC) hoặc quá thấp (dưới 0oC) cây sẽ ngừng quang hợp và hô hấp.

Bài tập 2 trang 99-100 VBT Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ về sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt theo mẫu bẳng 43.1

Trả lời:

Bảng 43.1. Các sinh vật biến nhiệt và hằng nhiệt

Nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Sinh vật biến

nhiệt

Lưỡng cư: ếch nhái, chão chuộc,…

Bò sát: cá sấu, thằn lằn,…

Vi sinh vật

Cây lúa

Nước và cạn

Trên cạn Dưới nước

Trên cạn, trong nước, tron không khí

Cánh đồng lúa Sinh vật hằng

nhiệt

Chim, thú, con người Trên cạn (số ít có thể sống dưới nước)

Bài tập 3 trang 100 VBT Sinh học 9: Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu bảng 43.2.

Trả lời:

(2)

Bảng 43.2. Các nhóm sinh vật thích nghi với độ ẩm khác nhau của môi trường Các nhóm sinh vật Tên sinh vật Môi trường sống Thực vật ưa ẩm Rêu, dương xỉ

Cây lúa nước

Nơi ẩm ướt Ruộng lúa nước Thực vật chịu hạn Xương rồng

Thông

Hoang mạc Đối

Động vật ưa ẩm Giun đất

Ốc sên

Trong đất

Đất ẩm , trên cây Động vật ưa khô Thằn lằn

Lạc đà

Nơi khô hạn Sa mạc

II. Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản

Bài tập 1 trang 101 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ phù hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới ……….., ……… của sinh vật. Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao. Sinh vật được chia thành 2 nhóm: ……… và

………

Trả lời:

Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

Đa số các loài sống trong phạm vi nhiệt độ 0 – 50oC. Tuy nhiên cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi cao nên có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp hoặc rất cao.

Sinh vật được chia thành 2 nhóm: sinh vật hằng nhiệt và sinh vật biến nhiệt Bài tập 2 trang 101 VBT Sinh học 9: Căn cứ vào khả năng thích nghi của sinh vật đối với độ ẩm. Thực vật và động vật được chia thành những nhóm nào?

Trả lời:

(3)

Căn cứ vào khả năng thích nghi của sinh vật đối với độ ẩm. Thực vật được chia thành các nhóm ưa ẩm và chịu hạn và động vật được chia thành các nhóm ưa ẩm và ưa khô.

III. Bài tập củng cố và hoàn thiện kiến thức

Bài tập 1 trang 101 VBT Sinh học 9: Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

Trả lời:

Nhiệt độ ảnh hưởng đến các đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật. Các loài sinh vật sẽ có những biến đổi về hình thái và đặc điểm sinh lí phù hợp với môi trường mà chúng sinh sống sao cho cơ thể thích nghi tốt nhất với môi trường.

Bài tập 2 trang 101 VBT Sinh học 9: Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường? Tại sao?

Trả lời:

- Sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

- Vì:

+ Sinh vật hằng nhiệt là nhóm có khả năng duy trì nhiệt độ cơ thể ổn định, không thay đổi theo nhiệt độ môi trường ngoài.

+ Cơ thể sinh vật hằng nhiệt đã phát triển cơ chế điều hòa nhiệt và xuất hiện trung tâm điều hòa nhiệt ở bộ não.

+ Sinh vật hằng nhiệt điều chỉnh nhiệt độ cơ thể thông qua nhiều cách như chống mất nhiệt qua lớp lông, da hoặc lớp mỡ dưới da,…

Bài tập 3 trang 101-102 VBT Sinh học 9: Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

Trả lời:

Nhóm cây ưa ẩm: thường có hệ rễ không thực sự phát triển, phiến lá thường mỏng, mô giậu kém phát triển và có khả năng thoát hơi nước khá mạnh

(4)

Nhóm cây chịu hạn: Cơ thể mọng nước hoặc lá và thân tiêu giảm, lá biến thành gai, bộ rễ phát triển.

Bài tập 4 trang 102 VBT Sinh học 9: Hãy kể tên 10 động vật thuộc nhóm động vật ưa ẩm và ưa khô.

Trả lời:

Động vật ưa ẩm: giun đất, ếch, nhái, chão chuộc, rắn giun, ễnh ương,…

Động vật ưa khô: thằn lằn, gà, chó , mèo,bò, dê, hổ, khỉ,…

Bài tập 5 trang 102 VBT Sinh học 9: Cây xương rồng sống ở nơi khô hạn có đặc điểm thích nghi là (chọn phương án trả lời đúng):

A. Cơ thể mọng nước, lá biến thành gai

B. Cơ thể không mọng nước, thân cây tiêu giảm C. Cơ thể mọng nước, thân cây tiêu giảm

D. Lá và thân cây không tiêu giảm Trả lời:

Chọn đáp án A. Cơ thể mọng nước, lá biến thành gai

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật vì những biến đổi trong cấu trúc của gen có thể dẫn tới những biến đổi ở protein mà nó mà hóa, từ đó gây nên biến

- Người ta vận dụng hiểu biết về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng để cung cấp các điều kiện sống phù hợp nhất cho cây trồng

- Cho nhận xét về ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng..

Dễ nuôi, sức sống cao, mắn đẻ, tỉ lệ trứng nở cao nhưng kích thước nhỏ và không thể bị vỗ béo.. Vịt Bầu bến Lấy trứng Mắn đẻ, trứng nở tỉ lệ cao, sức sống

Tự thụ phấn và giao phối gần đưa đến thoái hóa giống nhưng chúng vẫn được dùng trong chọn giống vì: các phương pháp này giúp củng cố và duy trì một số tính trạng

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

Các sinh vật cùng loài cạnh tranh nhau và dẫn tới một số cá thể tách khỏi nhóm khi : Điều kiện sống (thức ăn, chỗ ở,…) không đủ đáp ứng nhu cầu của tất cả các cá thể

Quần xã sinh vật là một tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn