• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH HỌC 9

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH HỌC 9"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN: SINH HỌC 9

CHỦ ĐỀ 1: ƯU THẾ LAI 1. Định nghĩa ư u thế lai :

   - Hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa hai bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả hai bố mẹ được gọi là ưu thế lai.

  

 - Nguyên nhân: về phương diện di truyền, các tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. Khi lai giữa hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau, đặc biệt có các gen lặn biểu hiện một số đặc điểm xấu, ở con lai F1 chỉ có các gen trội có lợi mới được biểu hiện, gen trội át gen lặn, đặc tính xấu không được biểu hiện, vì vậy con lai F1 có nhiều đặc điểm tốt như mong muốn.

   

- Ví dụ: lai một dòng thuần mang hai gen trội lai với dòng thuần mang 1 gen trội sẽ được con lai F1 mang 3 gen trội.

    Sơ đồ: P: AabbCC x aaBBcc → F1: AaBbCc.

*Câu hỏi:

1/ Ưu thế lai là gì?

2/ Tại sao khi lai 2 dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?

3/ Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?

4/ Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai?

   

2. Phương pháp tạo ưu thế lai:

   - Ở cây trồng: phương pháp được sử dụng chủ yếu là lai khác dòng.

Ví dụ: Giống lúa DT17 được tạo ra từ tổ hợp lai giữa giống lúa DT10 với giống lúa OM80, có khả năng cho năng suất cao của DT10 và cho chất lượng gạo cao của OM80.

   - Ở vật nuôi: phương pháp chủ yếu được sử dụng là phép lai kinh tế (cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng làm giống).

Ví dụ: dùng con cái là lợn ỉ Móng Cái lai với con đực Đại Bạch: tạo con lai F1 sẽ có nhiều tính trạng quý như thịt thơm ngon, sức chống chịu tốt, lợn con mới đẻ đã nặng từ 0,7 – 0,8 kg, tăng trọng nhanh (10 tháng tuổi đạt 80 – 100 kg), tỷ lệ thịt nạc cao.

*Câu hỏi:

Lai kinh tế là gì? Tại sao không dùng con lai kinh tế để nhân giống?( Gợi ý: con  lai kinh tế AaBbCc   x  AaBbCc thì sẽ thế nào?) 

(2)

CHỦ ĐỀ 2: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI 1. Môi trường sống của sinh vật:

   -  Định nghĩa:  Môi trường sống của sinh vật bao gồm tất cả các yếu tố bao quanh sinh vật.

   - Có 4 loại môi trường: 

         + Môi trường nước; 

         + Môi trường đất – không khí; 

         + Môi trường trong đất; 

      + Môi trường sinh vật.

2.Các nhân tố sinh thái của môi trường:

 - Nhân tố sinh thái là những yếu tố của môi trường tác động đến sinh vật.

   - Các nhân tố sinh thái có thể xếp thành 2 loại chính:

Nhân tố vô sinh Nhân tố hữu sinh

Nhân tố con người. Nhân tố sinh vật khác - Khí hậu : Nhiệt độ, ánh

sáng, gió, độ ẩm. . 

-   Nước   :   Nước   ngọt   . nước lợ, nước mặn

- Địa hình: Thổ nhưỡng, độ cao, loại đất. . 

- Tác động tích cực: Cải  tạo, nuôi dưỡng, chăm  sóc, tạo giống mới, ….

- Tác động tiêu cực: Săn  bắn  đốt phá, thải chất  thải  . .

- Các vi sinh vật . - Nấm, địa y 

- Thực vật, động vật

  3. Giới hạn sinh thái:

   - Giới hạn sinh thái của sinh vật với một nhân tố sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với nhân tố sinh thái đó.

   - Ví dụ: giới hạn nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam.

  

*Câu hỏi:

  1/ 

(3)

Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của đất, nhiệt độ không khí, ánh sáng, độ ẩm không khí, rắn hổ mang, áp suất không khí, cây gỗ, gỗ mục, gió thổi, cây cỏ, thảm lá khô, sâu ăn lá cây, độ tơi xốp của đất, lượng mưa. Hãy sắp xếp các nhân tố đó vào từng nhóm nhân tố sinh thái.

  2/

Khi ta đem một cây phong lan từ trong rừng rậm về trồng ở vườn nhà, những nhân tố sinh thái của môi trường tác động lên cây phong lan đó sẽ thay đổi. Em hãy cho biết những thay đổi của các nhân tố sinh thái đó.

  (Gợi ý: các nhân tố sinh thái: nơi sống, ánh sang, độ ẩm, nhiệt độ, con người đã thay đổi như thế nào ở 2 môi trường?)

    3/

Hãy vẽ sơ đồ mô tả giới hạn sinh thái của:

      - Loài vi khuẩn suối nước nóng có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +90oC, trong đó điểm cực thuận là +55oC.

      - Loài xương rồng sa mạc có giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến +56oC, trong đó điểm cực thuận là +32oC.

(4)

CHỦ ĐỀ 3: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN SINH VẬT.

1. Ảnh hưởng của ánh sáng:

   a. Ảnh hưởng của ánh sáng đến thực vật:

   - Ánh sáng có ảnh hưởng lớn tới hình thái và hoạt động sinh lí của cây.

   Do cây có tính hướng sáng nên các cây mọc trong rừng thường có thân cao, thẳng, cành lá chỉ tập trung ở phần ngọn (hiện tượng tỉa cành tự nhiên) còn các cây mọc đơn ngoài sáng thường thấp, tán rộng.

   - Tuỳ theo khả năng thích nghi với điều kiện chiếu sáng, thực vật chia thành 2 nhóm:  nhóm cây ưa sáng và cây ưa bóng.

*Câu hỏi:

1/So sánh theo mẫu sau:

       Ảnh hưởng của ánh sáng tới hình thái và sinh lí của cây:

Những đặc điểm của cây Khi   sống   ở   nơi   quang đãng

Khi sống trogn các bóng râm,  dưới  tấn  cây   khác, trong nhà,..

Đặc điểm hình thái:

-Lá -Thân

Đặc điểm sinh lí:

-Quang hợp -Thoát hơi nước

  2/Sự khác nhau giữa thực vật ưa sáng và ưu bóng?(Gợi ý: so sánh về nơi sống, hình dạng thân, phiến lá,tầng cuticun, cường độ quang hợp, thoat hỏi nước,…)  b. Ảnh hưởng của ánh sáng đến động vật:

   - Ánh sáng ảnh hưởng đến đời sống động vật, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển cho sinh vật trong không gian.

   - Ánh sáng ảnh hưởng đến hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.

   -Dựa vào khả năng thích nghi với các điều kiện chiếu chia động vật làm 2 nhóm cơ bản: động vật ưa sáng và động vật ưa tối.

*Câu hỏi:

1/ Ánh sáng có ảnh hưởng tới động vật như thế nào?

2/ Dựa vào các câu hỏi gợi ý dưới đây, hãy giải thích vì sao các cành phía dưới của cây sống trong rừng lại sớm bị rụng.

- Ánh sáng mặt trời chiếu vào cành cây trên và cành cây phía dưới khác nhau như thế nào?

- Khi lá cây bị thiếu ánh sáng thì khả năng quang hợp của lá cây bị ảnh hưởng như thế nào.

   2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật:

(5)

   - Nhiệt độ của môi trường ảnh hưởng đến hình thái, hoạt động sinh lí của sinh vật.

   - Sinh vật được chia thành 2 loại:

                + Sinh vật biến nhiệt: nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

      + Sinh vật hằng nhiệt: nhiệt độ cơ thể không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường.

   - Đa số sinh vật sống trong phạm vi nhiệt độ từ 0 – 50oC. Tuy nhiên, cũng có một số sinh vật nhờ khả năng thích nghi mà có thể sống ở những nhiệt độ rất thấp (ấu trùng sâu ngô chịu nhiệt độ -27oC) hoặc rất cao (vi khuẩn suối nước nóng 70 – 90oC).

*Câu hỏi:

1. Nhiệt độ của môi trường có ảnh hưởng tới đặc điểm hình thái và sinh lí của sinh vật như thế nào?

2.  Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật thuộc nhóm nào có khả năng chịu đựng cao với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường?Tại sao?

   

3. Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống sinh vật:

   - Thực vật và động vật đều có những đặc điểm khác nhau để thích nghi với các điều kiện môi trường có độ ẩm khác nhau.

   - Dựa vào mức độ thích nghi của sinh vật với độ ẩm, thực vật được chia thành 2 nhóm là thực vật ưa ẩm và thực vật chịu hạn còn động vật thì chia thành 2 nhóm là động vật ưa ẩm và động vật ưa khô.

*Câu hỏi:

1/ Hãy lấy ví dụ minh họa các sinh vật thích nghi với môi trường có độ ẩm khác nhau theo mẫu bảng 43.2 trang 129 sgk.

      2/  Hãy so sánh đặc điểm khác nhau giữa hai nhóm cây ưa ẩm và chịu hạn.

4. Ảnh hưởng giữa các sinh vật với nhau:

   a. Trong cùng 1 loài:

   - Các cá thể sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau hình thành lên nhóm cá thể.

   - Trong điều kiện môi trường thuận lợi, các cá thể cùng loài sống tụ tập với nhau tạo ra các quần tụ cá thể, hỗ trợ nhau khai thác các điều kiện môi trường.

   - Trong điều kiện môi trường bất lợi, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt dẫn đến một số hiện tượng như tự tỉa cành, ăn lẫn nhau, …

      b. Các loài khác nhau:

   Giữa các loài khác nhau có 2 dạng quan hệ là hỗ trợ và đối địch.

(6)

*Câu hỏi:

1. Các sinh vật cùng loài hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau trong những điều kiện nào?

2. Quan hệ giữa các cá thể trong hiện tượng tự tỉa ở thực vật là mối quan hệ gì?

Trong điều kiện nào hiện tượng tự tỉa diễn ra mạnh mẽ.

3. Hãy tìm thêm các ví dụ minh họa quan hệ hỗ trợ, đối địch của các sinh vật khác loài. Trong các ví dụ đó, những sinh vật nào là sinh vật được lợi hoặc bị hại?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 1 trang 94-95 VBT Sinh học 9: Chuột sống trong rừng mưa nhiệt đới có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái sau: mức độ ngập nước, kiến, độ dốc của

- HS nêu được ảnh hưởng của nhân tố sinh thái nhiệt độ và độ ẩm môi trường đến các đặc điểm về sinh thái, sinh lí và tập tính của sinh vật.. - Qua bài này, HS

Bài 1: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng..

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể

Khi chưng cất dầu mỏ tùy theo từng nhiệt độ khác nhau mà các sản phẩm được tách ra như : khí đốt , xăng , dầu thắp ( dầu lửa) , dầu diezen , dầu ma zut, nhựa đường.

(Gồm các bài : Tảo; Rêu- cây rêu; Quyết- cây dương xỉ; Hạt trần- cây thông; Hạt kín- đặc điểm của thực vật hạt kín; Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm; Khái niệm.. sơ

- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..

- Nghĩa vụ lao động: Mọi người có nghĩa vụ lao động để tự nuoi sống bản thân, nôi sống gia đình, góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì