• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH HỌC 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH HỌC 6"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN: SINH HỌC 6

CHỦ ĐỀ 1:HẠT VÀ CÁC BỘ PHẬN CỦA HẠT 1.

Các bộ phận của hạt :

- Hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ.

- Phôi của hạt gồm: Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.

2. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.

- Sự khác nhau chủ yếu của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là số lá mầm trong phôi.

- Cây 2 lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm. Vd: Cây bưởi, Cây cam, cây đỗ đen…

- Cây 1 lá mầm: Phôi của hạt có 1 lá mầm. Vd: Cây lúa, cây kê, cây ngô…

*Câu hỏi:

1-Hạt gồm những bộ phận nào?

2- Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào? Cho ví dụ?

3.Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

(2)

CHỦ ĐỀ 2: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT 1.

Các cách phát tán của quả và hạt

- Có 3 cách phát tán quả và hạt: Tự phát tán, phát tán nhờ gió, nhờ động vật.

2.

Đặc điểm thích nghi với các cách phát tán của quả và hạt . Đặc điểm thích nghi cách phát tán quả,hạt.

Nhờ gió Nhờ ĐV Tự phát tán

-Quả có cánh hoặc túm lông nhẹ.

-Ví dụ: Quả chò, quả trâm bầu, quả bồ công anh, hạt hoa sữa…

-Quả có vị thơm ngọt, hạt có vỏ cứng, quả có nhiều gai góc bám.

-Ví dụ:Quả sim, quả ổi, quả dưa hấu, quả ké đầu ngựa, trinh nữ…

-Vỏ quả tự nứt để hạt tung ra ngoài.

-Ví dụ: Quả đỗ đen, quả đậu bắp, quả cải…

*Câu hỏi:

1.Quả và hạt có những cách phát tán nào?

2.Quả hạt phát tán nhờ gió, nhờ động vật, tự phát tán thường có đặc điểm như thế nào? Cho ví dụ?

3. Vì sao nông dân thường thu hoạch đỗ đen, đỗ xanh trước khi quả chín khô?

4.Sự phát tán quả và hạt có lợi gì cho thực vật và con người?

(3)

CHỦ ĐỀ 3: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM 1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm.

- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm: Đủ nước, không khí, nhiệt độ thích hợp.

- Hạt giống phải có chất lượng tốt ( Hạt chắc to, không bị sứt sẹo, không bị sâu mọt).

*Câu hỏi:

1.Tìm hiểu nguyên nhân hạt nảy mầm và hạt không nảy mầm được?

( Hình 35 sgk trang 113)

2. Hạt nảy mầm cần những điều kiện bên ngoài nào?

3. Ngoài 3 điều kiện trên sự nảy mầm của hạt còn phụ thuộc yếu tố nào?

2.

Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất ?

- Gieo hạt gặp mưa to ngập úng -> tháo nước để thoáng khí.

- Làm đất tơi xốp -> đủ không khí hạt nảy mầm tốt.

- Phủ rơm khi trời rét -> giữ nhiệt độ thích hợp.

- Phải bảo quản tốt hạt giống ->vì hạt đủ phôi mới nảy mầm được.

*Câu hỏi:giải thích

1.Vì sao khi gieo hạt gặp mưa to, đất ngập úng thì phải tháo nước ngay?

2.Vì sao phải làm đất tơi, xốp trước khi gieo hạt?

3.Vì sao khi trời rét phải ủ rơm rạ cho hạt đã gieo?

4.Vì sao phải bảo quản tốt hạt giống?

(4)

CHỦ ĐỀ4: TỔNG KẾT CÂY CÓ HOA I.

Cây là một thể thống nhất .

1 . Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ nquan ở cây có hoa . Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng.( Bảng sgk trang 119: 1-c, 2-e, 3-d, 4-b, 5-g, 6-a) 2 . Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa .

-Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng với nhau.

-Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

-Ví dụ: về mối quan hệ giữa các cơ quan của cây có hoa như rễ hút nước thì lá mới quang hợp và ngược lại… Để thấy chúng quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau…

*Câu hỏi:

1. Các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản có cấu tạo và có chức năng gì?

2. Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ như thế nào? Cho ví dụ?

II

. Cây với môi trường . 1.Các cây sống dưới nước:

Có lá biến đổi để thích nghi với môi trường sống :

- Cây có lá nổi ở mặt nước: phiến lá to, giúp lá dễ nổi, tăng diện tích tiếp xúc với ánh sáng.

- Cây có lá chìm trong nước: phiến lá nhỏ, dài và mảnh giúp lá tránh tác động của sóng.

- Cây có cuống lá phình to xốp chứa không khí giúp cây dễ nổi 2. Các cây sống trên cạn .

-Các cây sống trên cạn trên đồi trống: Có rễ ăn sâu hoặc lan rộng, thân thấp, phân nhiều cành, lá thường có lông sáp phủ ngoài.

-Các cây sống trong rừng rậm: Thân thường vươn cao, cành tập trung ở ngọn.

3.

Cây sống trong những môi trường đặc biệt . -Cây Đước sống nơi đầm lầy có rễ chống.

-Cây Xương rồng sống nơi sa mạc có lá biến thành gai, thân mọng nước.

* Câu hỏi:

1. Các cây sống trong môi trường nước thường có đặc điểm hình thái như thế nào?

2. Các cây sống ở môi trường cạn có đặc điểm như thế nào? Vì sao chúng có đặc điểm như thế?

3. Các cây sống trong môi trường đặc biệt( sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của sinh vật cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường, tìm cách

Cây sống trong những môi trường đặc biệt: Sống trong các môi trường khác nhau, trải qua quá trình lâu dài, cây xanh đã hình thành một số đặc điểm thích nghi.. Quan

Những cây sống trôi nổi trên mặt nước thường có đặc điểm nào dưới đây.. Tua cuốn phát triển

Khi chưng cất dầu mỏ tùy theo từng nhiệt độ khác nhau mà các sản phẩm được tách ra như : khí đốt , xăng , dầu thắp ( dầu lửa) , dầu diezen , dầu ma zut, nhựa đường.

Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể... Đoạn tiếp theo: soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất

Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng băng bờ biển và thềm lục địa Việt nam.. - Về kĩ năng: Học sinh nhận biết, đọc và xác định trên bản

+Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao +Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ tương đối thấp

a) Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống - Thực phẩm phải thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau...