• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỊA LÍ 8_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỊA LÍ 8_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CHỦ ĐỀ 3: ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

(Gồm các bài: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam,Đặc điểm địa hình Việt Nam, Đặc điểm các khu vực địa hình)

Tổng số tiết thực hiện: 03 tiết

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

- Lãnh thổ Việt Nam được hình thành qua quá trình lâu dài và phức tạp.

- Việt Nam là một nước có nhiều loại khoáng sản, nhưng phần lớn các mỏ có trữ lượng nhỏ và vừa; là nguồn lực quan trọng để công nghiệp hóa đất nước.

- Ba đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam; Vai trò và mối quan hệ của địa hình với các thành phần khác trong môi trường tự nhiên; Sự tác động sâu sắc của con người ngày càng làm biến đổi bề mặt địa hình.

- Sự phân hóa đa dạng của địa hình nước ta. Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng băng bờ biển và thềm lục địa Việt nam.

- Về kĩ năng: Học sinh nhận biết, đọc và xác định trên bản đồ các khoáng sản của Việt Nam.

- Rèn luyện kĩ năng đọc, hiểu, khai thác kiến thức về địa hình Việt Nam trên bản đồ.

- Đọc bản đồ, kĩ năng so sánh đặc điểm các khu vực địa hình.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Đăc điểm tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

1. Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản:

- Diện tích lãnh thổ Việt Nam thuộc loại trung bình của thế giới, được coi là nước giàu có về khoáng sản. Song phần lớn các mỏ có trữ lượng vừa và nhỏ.

- Nước ta giàu có về khoáng sản là do:

+ Lịch sử phát triển địa chất kiến tạo lâu dài và phức tạp.

+ Nhiều chu kì kiến tạo sản sinh 1 hệ khoáng sản đặc trưng.

(2)

+ Vị trí tiếp giáp 2 đại sinh khoáng lớn: Địa Trung Hải và Thái Bình Dương.

+ Sự phát hiện thăm dò tìm kiếm khoáng sản có hiệu quả.

2. Sự hình thành các vùng mỏ chính ở nước ta. (Giảm tải)

Học sinh xem lại mỗi giai đoạn kiến tạo dã hình thành nên những mỏ khoáng sản gì. ( xem sách giáo khoa trang 93, 94)

3. Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

- Phải khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản. Vì khoáng sản là nguồn tài nguyên không thể phục hồi, có ý nghĩa rất lớn trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản ở nước ta: Quản lí lỏng lẻo, khai thác tự do...,kĩ thuật khai thác chế biến còn lạc hậu, thăm dò đánh giá chưa chuẩn xác; trử lượng, hàm lượng phân bố rải rác, đầu tư lãng phí.

- Cần thực hiện tốt luật khoáng sản để khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản.

II.Đặc điểm địa hình Việt Nam

1.Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam.

- Địa hình Việt Nam đa dạng, nhiều kiểu loại, trong đó đồi núi chiếm ¾ diện tích lãnh thổ.

+ Thuận lợi: Nhiều tiềm năng rừng, khoáng sản, thủy điện...

+ Khó khăn: Đi lại khó khăn, khó khai thác tài nguyên...

- Đồng bằng chiếm ¼ diện tích lãnh thổ.

2.Địa hình nước ta được tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Vận động tạo núi ở giai đoạn tân kiến tạo địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Sự phân bố của các bậc địa hình như: đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa thấp dần từ nội địa ra tới biển.

- Địa hình nước ta có hai hướng chính: tây bắc –đông nam và hướng vòng cung.

3.Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Đất đá trên bề mặt bị phong hóa mạnh mẽ.

- Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn.

(3)

=> Địa hình luôn biến đổi sâu sắc do tác động mạnh mẽ của môi trường nhiệt đới gió mùa ẩm và do sự khai phá của con người.

III.Đặc điểm các khu vực địa hình

1. Khu vực đồi núi: Gồm 4 khu vực

Vùng núi Đông Bắc Bắc Bộ (tả ngạn sông Hồng)

Vùng núi Tây Bắc Bắc Bộ ( hữu ngạn sông Hồng) - Độ cao thấp, cao nhất là vùng Tây côn

Lĩnh 2419m.

- Gồm nhiều dãi cánh cung mở rộng về phía Đông Bắc, phía nam qui tụ ở Tam Đảo.

Các dãi núi chính:

+Cánh cung sông Gâm +Cánh cung Ngân Sơn.

+Cánh cung Bắc Sơn

+Cánh cung Đông Triều Móng cái.

- Địa hình cácxtơ phổ biến.

- Cảnh quan đẹp nổi tiếng: Ba Bể, Hạ Long.

- Địa hình đón gió mùa Đông Bắc váo sâu, khí hậu lạnh nhất cả nước, vành đai nhiệt đới xuống thấp.

- Độ cao lớn, cao nhất là vùng Phan- Xi - Păng 3143m

- Gồm nhiều dãi núi chạy song song,

hướng tây bắc-đông nam.Các dãi núi chính:

+ Hoàng Liên Sơn

+ Các sơn nguyên đá vôi dọc sông Đà + Các dãi núi biên giới Việt Lào (Pu Đen Đinh, Pu Sam Sao, Sông Mã )

- Địa hình cácxtơ phổ biến.

- Cảnh quan đẹp nổi tiếng:Sa Pa,Lai Châu

- Địa hình chắn gió Đông Bắc và gió Tây Nam nên gây hiệu ứng phơn mạnh, khí hậu khô hạn. Nhiều vành đai tự nhiên theo chiều cao (đặc biệt có dãi ôn đới trên núi > 2600m)

Vùng núi Trường Sơn Bắc Vùng núi Trường Sơn Nam - Từ phía nam sông Cả đến dãy núi Bạch Mã.

- Vùng núi thấp có hai sườn không đối xứng Cao nhất là đỉnh Pu lai Leng 2711m, Rào Cỏ 2235m

- Hướng tây bắc –đông nam.

- Từ nam Bạch Mã đến Đông Nam Bộ.

- Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ . Cao nhất vùng đỉnh Ngọc Linh 2595m, Chư Yang sin 2405m.

-Vùng cao nguyên đất đỏ rộng lớn xếp tầng thành cánh cung có bề lồi hướng ra

(4)

-Khối núi đá vôi Kẽ Bàng nổi tiếng cao 600 – 800m, khu vườn quốc gia Phong Nha- Kẽ Bàng được xếp hạng di sản thế giới.

- Địa hình chắn gió gây hiệu ứng phơn, mưa lớn sườn tây Trường Sơn, sườn đông chịêu thời tiết gió Tây khô nóng điển hình Việt Nam

phía biển.

- Cao nguyên Lang Bi ang có thành phố Đà Lạt đẹp nổi tiếng, khu du lịch nghỉ mát tốt nhất.

- Địa hình chắn gió mùa Đông Bắc của dãi Bạch Mã nên khí hậu một năm có 2 mùa:

mùa khô và mùa mưa

2.Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn: Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

* Giống nhau: Là vùng sụt võng được phù sa sông bồi đắp

* Khác nhau:

Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long - Dạng một tam giác cân, đỉnh tại Việt Trì

ở độ cao 15m, đáy là đoạn bờ biển Hải Phòng Ninh Bình

-Diện tích 15.000km2

- Hệ thống đê dài 2700km, chia cắt đồng bằng thành nhiều ô trũng.

-Đắp đê biển ngăn nước mặn,mở diện tích canh tác: Cây cói,lúa, nuôi thủy sản…

- Thấp,ngập nước, độ cao trung bình 2-3m,thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều.

- Diện tích 40.000km2

- Không có đê lớn,10.000km2 bị ngập lũ hàng năm ( Đồng Tháp Mười )

- Sống chung với lũ, tăng cường thủy lợi, cải tạo đất, trồng rừng, chọn giống cây trồng…

b.Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ;

- Diện tích 15.000km2, nhỏ hẹp kém phì nhiêu.

-Do:

+ Phát triển, hình thành ở khu vực địa hình lãnh thổ hẹp nhất.

(5)

+ Đồng bằng bị chia cắt bỡi các núi chạy ra biển thành khu vực nhỏ.

- Đồi núi chạy sát biển nên sông nhỏ, ngắn ,dốc.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa:

- Bờ biển dài 3600km, có 2 dạng chính : Bờ biển bồi tụ đồng bằng và bờ biển mài mòn chân núi và hải đảo.

(6)

*Hệ thống nội dung:

Khoáng sản và địa hình Việt Nam

Khoáng Việt Nam

Địa hình Việt Nam

Việt Nam là một nước giàu tài nguyên khoáng sản

Vấn đề khai thác và bảo vệ tài nguyên khoáng sản

Khu vực đồi núi

Khu vực đồng bằng

Địa hình bờ biển và thềm lục địa

Vùng núi TB-BTB

Vùng núi TSB Vùng núi ĐB-BB

Vùng núi TSN

Đồng bằng Sông Hồng

Đồng bằng S Cửu Long ĐB duyên hải Trung Bộ

(7)

C. LUYỆN TẬP

- Chứng minh nước ta có tài nguyên khoáng sản phong phú và đa dạng -Tìm và đọc một số khoáng sản trên lược đồ.

- Nêu một số nguyên nhân làm cạn kiệt nhanh chóng một số tài nguyên khoáng sản ở nước ta.

- Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt nam. Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố nào?

-Nêu đặc điểm của các khu vực địa hình nước ta.Tập xác định các khu vực địa hình đó trên lược đồ, trên tập Át lát địa lí Việt Nam.

- Địa hình châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long khác nhau như thế nào?

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học:

- Nắm vững các nội dung cơ bản như đã hướng dẫn

-Trả lời và làm bài tập tất cả các câu hỏi và bài tập ở các bài 26,28 và 29 trong SGK và tập bản đồ.(trang 96,101,104 sgk)

2. Chủ đề sắp học:

- Đặc điểm chung của khí hậu nước ta là gì? Nét độc đáo của khí hậu nước ta thể hiện ở những mặt nào? Nước ta có mấy miền khí hậu ? nêu đặc điểm khí hậu từng miền.

- Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc trưng của khí hậu từng mùa ở nước ta.

- Trong mùa gió đông bắc thời tiết và khí hậu Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ có giống nhau không ? Tại sao?

- Nêu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam. Tại sao sông ngòi nước ta có 2 mùa nước khác nhau?

-Những nguyên nhân nào làm cho nguồn nước sông bị ô nhiễm?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Châu Phi có dạng hình khối với diện tích rộng lớn, đường bờ biển ít bị cắt xẻ nên sự ảnh hưởng của biển khó vào sâu trong lục địa.. + Ven bờ có các dòng biển lạnh

- Đến Tân kiến tạo và vận động tạo núi Himalaya làm cho địa hình nước ta nâng lên và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng, thêm lục địa.... -

+ Phần đất liền: hệ thống núi, sơn nguyên cao và các bồn địa phân bố ở nửa phía tây.. Các vùng đồi, núi thấp và đồng bằng rộng phân bố

+ Dầu khí: là khoáng sản quan trọng nhất, phân bố ở thềm lục địa phía Nam, thuận lợi phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (lọc hóa dầu).. Hình: Hoạt

Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo bằng trọng lượng của vật.. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải kéo dây

Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Nhờ những điều kiện nào mà ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng chiếm

+Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao +Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ tương đối thấp

- Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông; nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường; ý nghĩa của việc thực hiện trật tự,