• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: Tiết 32, 33 Ngày dạy: 22/03/2021

CHỦ ĐỀ: ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

BƯỚC 1: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT TRONG BÀI HỌC Tìm hiểu địa hình Việt Nam

Thời gian thực hiện: 2 tiết

Tiết Nội dung Ngày giảng Ghi chú

1 Đặc điểm địa hình Việt Nam 22/03/2021 2 Đặc điểm các khu vực địa hình 25/03/2021 BƯỚC 2: XÂY DỰNG NỘI DUNG CHỦ ĐỀ BÀI HỌC

- Chủ đề địa hình Việt Nam gồm các nội dung chủ yếu sau:

TIẾT NỘI DUNG CHÍNH

Tiết 1: Đặc điểm địa hình Việt Nam

I. Đặc điểm chung.

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình Việt Nam

2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau .

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

Tiết 2: Đặc điểm các khu vực địa hình

1. Khu vực đồi núi.

a. Vùng núi Đông Bắc b. Vùng núi Tây Bắc

c. Vùng núi Trường Sơn Bắc

d. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam e. Điạ hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du

2.Khu vực đồng bằng:

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn b. Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ 3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.

BƯỚC 3: XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức

- Biết được các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

- Biết được sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta

- Biết đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi đồng bằng, bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.

- Nhận thấy được tính chất phức tạp, đa dạng của địa hình thể hiện ở sự phân hóa B - N; Đ - T.

2. Kĩ năng

- Có kỹ năng đọc bản đồ địa hình, atlat, phân tích các mối liên hệ địa lý.

*Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

(2)

+ Tư duy : Tìm kiếm và xử lí thông tin qua lược đồ, thông tin.

+ Kĩ năng giao tiếp, hợp tác khi hoạt động nhóm.

+ Kĩ năng làm chủ bản thân khi đảm nhận công việc trong nhóm và trình bày kết quả hoạt động của nhóm.

3. Thái độ

- Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế, giáo dục ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên của đất nước.

- Giáo dục tình yêu thiên nhiên. Yêu môn học nâng cao ý thức học tập 4. Những năng lực hướng tới

* Các năng lực chung.

- Năng lực tự học;

- Năng lực sử dụng công nghệ thông tin trong học tập;

- Năng lực giao tiếp;

- Năng lực hợp tác trong học tập và làm việc;

- Năng lực giải quyết vấn đề;

* Năng lực chuyên biệt của môn học - Năng lực tư duy khoa học

- Năng lực giải thích các vấn đề xảy ra trong tự nhiên - Năng lực sử dụng khai thác trực quan tranh ảnh.

- Năng lực thuyết minh một vấn đề

BƯỚC 4: XÁC ĐỊNH VÀ MÔ TẢ MỨC ĐỘ YÊU CẦU

CẤP ĐỘ TƯ DUY MÔ TẢ

Nhận biết - HS nêu được đặc điểm chung của địa hình nước ta

- Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực . Đó là những khu vực nào. xác định được giới hạn các khu vực trong atlát - Xác định được một số dạng địa hình trên lựơc đồ, atlat - HS nêu được sự phân bố của địa hình đá vôi và cao nguyên bazan

Thông hiểu - Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

- Hiểu sự hình thành 1 số dạng địa hình nước ta như: đồng bằng phù sa mới, địa hình đê sông đê biển...

- HS so sánh đồng bằng sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Vận dụng - HS dựa vào kiến thức giải thích vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?

- HS đọc bản đồ địa hình Việt Nam

Vận dụng cao - HS vận dụng chứng minh địa hình ở địa phương đang sinh sống mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Vì sao đồng bằng duyên hải trung bộ của nước ta lại kém phì nhiêu?

BƯỚC 5: BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP THEO CÁC MỨC ĐỘ

(3)

Mức độ nhận biết Mức độ thông hiểu Mức độ vận dụng và vận dụng cao

- Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta

- Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

- Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam?

- Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực . Đó là những khu vực nào.

xác định được giới hạn các khu vực trong atlát

- Trình bày sự hình thành 1 số dạng địa hình nước ta như: đồng bằng phù sa mới, địa hình đê sông đê biển...

- HS đọc bản đồ địa hình Việt Nam

- Xác định một số dạng địa hình trên lựơc đồ, atlat

- Hãy so sánh đồng bằng sông Hồng và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

- Chứng minh địa hình ở địa phương đang sinh sống mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

- Nêu sự phân bố của địa hình đá vôi và cao nguyên bazan

- Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam

- Vì sao đồng bằng duyên hải trung bộ của nước ta lại kém phì nhiêu?

- Khái quát sự phân hóa địa hình từ Tây-> Đông.

- Đặc điểm phân tầng địa hình Việt Nam thể hiện như thế nào

- Địa hình có thuận lợi – khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội.

- Nước ta có những đồng bằng lớn nào

Chỉ bản đồ một số đồng bằng lớn nước ta

- So sánh vùng núi

Đông Bắc và Tây Bắc -Các hang động nổi tiếng nước ta. Nguyên nhân hình thành.

-Địa hình bờ biển nước ta chia thành mấy loại

- So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

BƯỚC 6: THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (5 hoạt động) I.

HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (4p)

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức thực tế cho biết địa hình tại địa phương có những đặc điểm gì và chịu tác động của những yếu tố nào?

- HS trình bày suy nghĩ về câu hỏi

- HS trả lời câu hỏi theo ý kiến riêng của mình

- GV nhận xét trên tinh thần động viên kiến thức thực tế của các em HS + GV giới thiệu chủ đề

- Chủ đề địa hình Việt Nam gồm 2 tiết:

Tiết 1: Đặc điểm địa hình Việt Nam Tiết 2: Đặc điểm các khu vực địa hì II . HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

(4)

Tiêt 1:

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VIỆT NAM

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1:

Thời gian: 15 p

Mục tiêu: HS biết được các đặc điểm cơ bản của địa hình Việt Nam.

Hình thức tổ chức: nhóm

Phương pháp dạy học: dạy học nhóm Kĩ thuật dạy học: chia nhóm

Phương tiện dạy học: bản đồ TNVN- Atlat VN

Hoạt động nhóm: 3 HS/ nhóm (5p)

*GV yêu cầu HS dựa vào trực quan bản đồ tự nhiên VN+ atlat trả lời câu hỏi:

? Cho biết nước ta có những dạng địa hình nào. Lấy ví dụ

? Dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất - HS dựa vào trực quan bản đồ tự nhiên và atlat hoàn thành yêu cầu.

- Đại diện nhóm học sinh báo cáo.

- HS nhận xét đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá.

GV ghi bảng phụ.

-> ? Nhận xét

? Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của địa hình Việt Nam

Chủ yếu độ cao bao nhiêu

? Chỉ và đọc tên núi cao nhất, đỉnh núi cao nhất VN

? Chỉ và đọc tên 4 cánh cung.

* Trực quan đỉnh Phan xi păng

Ngoài ra nhiều vùng núi ăn lan ra sát biển hay bị biển nhấn chìm thành các quần đảo VD: Vịnh Hạ Long

* Trực quan địa hình đồng bằng

? Diện tích

? Đặc điểm địa hình đồng bằng miền trung

? Tìm trên bản đồ một số nhánh núi , khối núi lớn ngăn cách, phá vỡ tính liên tục của dải đồng bằng ven biển nước ta

Đèo ngang, Bạch Mã

Đồng bằng nước ta là miền đồi sụt võng tách giãn được phù sa bồi đắp tạo thành -> đồng

I. Đặc điểm chung

1. Đồi núi là bộ phận quan trọng nhất trong cấu trúc địa hình Việt Nam.

- Đa dạng, nhiều kiểu loại.

- Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ–chủ yếu đồi núi thấp 85% < 1000m.

- Hướng chủ yếu: TB-ĐN, Vòng cung

- Đồng bằng lớn: 1/4 diện tích lãnh thổ, đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long.

- Các đảo, quần đảo.

(5)

bằng còn nhiều ngọn núi sót , nhô cao.

? Địa hình có thuận lợi – khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội.

- Thuận lợi:

+ Đồi núi: nhiều khoáng sản, xây dựng hồ thủy điện, trồng cây CN dài ngày, chăn nuôi gia súc lớn, du lịch sinh thái.

+ Khó khăn: Kinh tế lạc hậu, đời sống nghèo, đầu tư nhiều khó khăn, giao thông...

Hoạt động 2 Thời gian: 10 p

Mục tiêu: HS phân tích được mối quan hệ giữa sự hình thành địa hình với lịch sử phát triển lãnh thổ.

Hình thức tổ chức: lớp

Phương pháp dạy học: đàm thoại, trực quan

Kĩ thuật dạy học: Động não

Phương tiện dạy học: bản đồ TNVN-Atlat VN

? Trong lịch sử phát triển của tự nhiên Việt Nam Lãnh thổ Việt Nam được bắt đầu tạo lập trong giai đoạn nào

Đặc điểm địa hình Cổ Kiến Tạo...

? Giai đoạn Tân Kiến Tạo có vận động tạo núi nào. Đặc điểm địa hình.

? Vì sao địa hình nước ta là địa hình già nâng cao trẻ lại

? Nơi nâng cao với biên độ lớn

* Trực quan lát cắt Hoàng Liên Sơn

? Nơi bị cắt xẻ sâu.

? Địa hình cao nguyên Ba zan

? Đồng bằng hình thành giai đoạn nào

? Đặc điểm phân tầng địa hình Việt Nam thể hiện như thế nào

Khu Việt Bắc- Khu Đông Bắc- Khu đồng bằng- Bờ biển- Thềm lục địa.

Hoạt động 3 Thời gian: 12 p

Mục tiêu: HS HS phân tích được mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên khác, kể cả con người

Hình thức tổ chức: nhóm

Phương pháp dạy học: dạy học nhóm Kĩ thuật dạy học:chia nhóm

2. Địa hình nước ta được Tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau (phân bậc của địa hình).

- Vận động tạo núi ở giai đoạn Tân Kiến Tạo địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau.

- Sự phân bố các bậc địa hình:

Đồi núi, đồng bằng, thềm lục địa

Thấp dần từ nội địa ra biển Hướng TB- ĐN, vòng cung.

3. Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người.

(6)

Phương tiện dạy học: bản đồ TNVN-Atlat VN

Hoạt động nhóm:

*GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức của bản thân thảo luận hoàn thành câu hỏi:

? Địa hình Việt Nam bị biến đổi to lớn do những nhân tố nào

- HS dựa vào kiến thức của bản thân hoàn thành yêu cầu.

- Đại diện nhóm học sinh báo cáo.

- HS nhận xét đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá.

Dòng nước, xói mòn, cắt xẻ, xâm thực, con người.

*Trực quan tranh ảnh vùng núi đá vôi hang động.

? Các hang động nổi tiếng nước ta. Nguyên nhân hình thành.

? Khi rừng bị phá, mưa lũ gây ra hiện tượng gì.

? Bảo vệ rừng có lợi ích gì-> giáo dục bảo vệ môi trường

? Ví dụ các dạng địa hình nhân tạo.

* Trực quan : ảnh đô thị, mỏ, giao thông, đê, hồ, kênh.

-

Ảnh hướng của khí hậu : Các khối núi bị cắt xẻ, xâm thực, xói mòn(Địa hình các tơ- hang động đá vôi)

- ảnh hưởng của con người:

+ Tác động tiêu cực: Phá rừng…

+ Tác động tích cực: Xây dựng và phát triển phục vụ đời sống con người.

* Luyện tập (2p)

? Chỉ bản đồ các dạng địa hình Việt Nam. Địa phương em thuộc dạng địa hình nào.

? Địa phương em có hoạt động nào làm biến đổi tích cực tới địa hình.

? Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào

? Nhận định sau đúng hay sai? Tại sao?

Ngoại lực là nhân tố chủ yếu và trực tiếp hình thành địa hình hiện tại của nước ta * Hướng dẫn về nhà (2p)

- Học kĩ bài + Lược đồ:

+Nêu đặc điểm chung của địa hình nước ta.

+ Địa hình nước ta hình thành và biến đổi do những nhân tố chủ yếu nào?

- Chuẩn bị bài 29: Đặc điểm các khu vực địa hình:

+ Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực ? Đó là những khu vực nào?

+ Đặc điểm khu vực đồi núi. Xác định trên lược đồ.

(7)

Tiết 2

ĐẶC ĐIỂM CÁC KHU VỰC ĐỊA HÌNH

* Ổn định lớp (1p)

* Kiểm tra bài cũ (4 p)

? Nêu đặc điểm chung của địa hình Việt Nam.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG

Hoạt động 1:

Thời gian: 12 p

Mục tiêu: HS biết được sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta. Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi Việt Nam.

Hình thức tổ chức: nhóm

Phương pháp dạy học: dạy học nhóm Kĩ thuật dạy học: chia nhóm

Phương tiện dạy học: bản đồ TNVN- Atlat VN

* Trực quan bản đồ tự nhiên Việt Nam- Atlat VN

? Khái quát sự phân hóa địa hình từ Tây->

Đông.

Bậc kế tiếp: đồi núi-> Đồng bằng -> Bờ biển -> Thềm lục địa.

GV chỉ khái quát các khu vực đồi núi nước ta trên bản đồ…

? Địa hình nước ta chia mấy khu vực . Đó là những khu vực nào.

Hoạt động nhóm: 2 HS/nhóm (8p)

*GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên VN + atlat thảo luận hoàn thành câu hỏi:

? So sánh vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

? So sánh vùng núi Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam.

Các yêu cầu nội dung:

1. Phạm vi, phân bố, độ cao, đỉnh.

2. Hướng chính, nham thạch, cảnh đẹp.

3. Ảnh hưởng của địa hình tới khí hậu.

- HS dựa vào trực quan bản đồ tự nhiên và atlat hoàn thành yêu cầu.

- Đại diện nhóm học sinh báo cáo.

- HS nhận xét đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá.

? Chỉ bản đồ 4 cánh cung

Dãy Hoàng Liên Sơn.

1. Khu vực đồi núi.

a. Vùng núi Đông Bắc:

- Thấp, nằm ở tả ngạn sông Hồng. Có nhiều cánh cung lớn và vùng đồi trung du.

- Địa hình caxtơ phổ biến.

b. Vùng núi Tây Bắc:

- Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Là những dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở.

c. Vùng núi Trường Sơn Bắc:

- Từ phía nam sông Cả đến dãy Bạch Mã, khoảng 600km.

- Vùng núi thấp sườn Đông hẹp và dốc có nhiều nhánh núi đâm ngang chắn gió gây hiệu ứng phơn.

d. Vùng núi và cao nguyên Trường Sơn Nam:

- Là vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ. Nổi bật đất đỏ ba zan.

e. Điạ hình bán bình nguyên Đông Nam Bộ và vùng đồi trung du:

(8)

? Vì sao Hoàng Liên Sơn được coi là nóc nhà của Việt Nam

* Trực quan: Đỉnh núi Phan xi păng

? Chỉ bản đồ Vịnh Hạ Long.

? Cánh đồng Mường Thanh, Than Uyên, Nghĩa Lộ.

? Chỉ bản đồ Trường Sơn Bắc, Hướng của dãy Trường Sơn Bắc.

? Vị trí của đèo: Ngang, Lao Bảo, Hải Vân

? Chỉ bản đồ các cao nguyên…Kon Tum, PLây ku, Đắc Lắk, Di Linh

? Địa hình đá vôi có nhiều ở vùng nào, cao nguyên ba zan có nhiều ở vùng nào.

Hoạt động 2 Thời gian: 8 p

Mục tiêu: HS biết được sự phân hoá đa dạng của địa hình nước ta. Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồng bằng.

Hình thức tổ chức: nhóm

Phương pháp dạy học: dạy học nhóm Kĩ thuật dạy học: chia nhóm

Phương tiện dạy học: bản đồ TNVN- Atlat VN

? Nước ta có những đồng bằng lớn nào Chỉ bản đồ một số đồng bằng lớn nước ta

* Trực quan hình 29.3

? em thấy ĐBSH có hình dạng như thế nào Hoạt đông nhóm: 4 hs/ nhóm (8p)

*GV yêu cầu HS dựa vào bản đồ tự nhiên VN+atlat+ SGK thảo luận hoàn thành câu hỏi:

? So sánh địa hình 2 vùng đồng bằng: Đồng bằng Sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.

Giống và khác nhau như thế nào:

Dạng điạ hình, độ cao Chế độ ngập nước

Vấn đề sử dụng và cải tạo.

- HS dựa vào trực quan hoàn thành yêu cầu.

- Đại diện nhóm học sinh báo cáo.

- HS nhận xét đánh giá.

- GV nhận xét đánh giá.

ĐBSH: Đê biển ngăn nước mặn mở rộng diện tích đất canh tác : cói , lúa, nuôi thủy

- Phần lớn là những thềm phù sa cổ.

2. Khu vực đồng bằng

a. Đồng bằng châu thổ hạ lưu các sông lớn:

(9)

sản.

ĐBSCL: Sống chung với lũ, tăng cường thủy lợi cải tạo đất, trồng rừng chọn gióng cây trồng v ật nuôi.

* Giống nhau: Phù sa của các con sông bồi dắp; các cồn cát duyên hải; các bãi sú vẹt ở ven biển; nông nghiệp trọng điểm;

dân cư tập trung đông.

Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long - Diện tích: 15.000km2.

- Địa hình nhân tạo.

- Nhân dân đã XD một hệ thống đê lớn chống lũ vững chắc chạy dọc theo các bờ sông ở ĐBSH dài hơn 2.700km. Các cánh đồng bị vây bọc bởi các con đê trở thành những ô trũng thấp hơn mực nước ngoài đê từ 3 -7m và không được bồi đắp tự nhiên nữa.

- Cấu tạo đất chua, bạc màu.

- Diện tích: 40.000km2.

- Không có địa hình nhân tạo, cao TB 2 - 3m so với mực nước biển.

- Không có hệ thống đê lớn để ngăn lũ. Vào mùa lũ, nhiều vùng đất trũng rộng lớn bị ngập úng và khó thoát nước 10.000km2 ngập lũ.

- Cấu tạo đất mặn, đất phèn

* Trực quan hình 29.2, 29.3 tr 106 SGK.

? Đọc ước hiệu. Nét nổi bật đất từng đồng bằng

* Trực quan hình 29.4 - 29.5

? So sánh cảnh quan 2 đồng bằng

? Chỉ bản đồ duyên hải Trung Bộ.

? Vì sao các đồng bằng duyên hải Trung Bộ nhỏ hẹp, kém phì nhiêu.

Hoạt động 3 Thời gian: 8 p

Mục tiêu: HS biết được đặc điểm địa hình bờ biển và thềm lục địa Việt Nam.

Hình thức tổ chức: lớp

Phương pháp dạy học: trực quan Kĩ thuật dạy học: Trình bày 1 phút.

Phương tiện dạy học: bản đồ TNVN- Atlat VN

? Chỉ bản đồ bờ biển nước ta từ Móng Cái đến Hà Tiên

Nghiên cứu SGK phần 3 :

? Địa hình bờ biển nước ta chia thành mấy loại

? Từng loại nêu VD và ứng dụng thực tế

* Trực quan một số cảnh đẹp ven biển

? Tìm trên hình 28.1 vị trí của vịnh Hạ Long, vịnh Cam Ranh; bãi biển Đồ Sơn, Sầm Sơn,

b. Các đồng bằng duyên hải Trung Bộ:

- có tổng diện tích khoảng 15.000 km2.

- Nhỏ hẹp, kém phì nhiêu.

3. Địa hình bờ biển và thềm lục địa.

- Bờ biển dài trên 3260km từ Móng cai đến Hà Tiên.

- Chia thành:

+ Bờ biển bồi tụ (đồng bằng) + Bờ biển bào mòn(chân núi và hải đảo)

(10)

Vũng Tàu, Hà Tiên. Trình bày 1 phút thông tin về địa danh đó.

III . HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (4p)

? Địa hình đá vôi nước ta tập trung ở vùng nào. xác định trên lược đồ

? Đặc điểm chung địa hình Việt Nam.

? Đặc điểm khu vực địa hình vùng núi.

? So sánh Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.

IV . HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (4p)

- Em biết những thông tin gì về giá trị của bờ biển Việt Nam.

- Phân tích mối quan hệ giữa địa hình và kinh tế.lấy ví dụ V . HOẠT ĐỘNG MỞ RỘNG VÀ SÁNG TẠO (4p)

- Vai trò của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng Sông Cửu Long.

- Địa phương em thuộc khu vực địa hình nào? Nêu giá trị của dạng địa hình đó.

* Hướng dẫn về nhà : (2p) - Học kĩ bài + lược đồ:

+ Đặc điểm chung địa hình Việt Nam.

+ Địa hình nước ta chia thành mấy khu vực ? Đó là những khu vực nào?

+ Đặc điểm khu vực đồi núi. Xác định trên lược đồ.

- Chuẩn bị tiếp bài : Khí hậu Việt Nam:

+ Chứng minh khí hậu Việt Nam mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.

+ Chứng minh khí hậu Việt Nam đa dạng.

…………...…………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Đồng bằng Ấn - Hằng, dải đồng bằng ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng, đất tốt, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều thuận lợi cho sản xuất nên dân cư tập trung đông

+ Giai đoạn Tân kiến tạo, vận động tạo núi Hi-ma-lay-a đã làm địa hình nước ta nâng cao và phân thành nhiều bậc kế tiếp nhau: đồi núi, đồng bằng và thềm lục địa; địa

Gần 2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn; đất phù sa ngọt nằm dọc theo sông Tiền và sông Hậu.. Câu hỏi trang 107 SGK Địa Lí 8: Vì sao các đồng bằng Duyên

Ví dụ: Đồng bằng sông Cửu Long có khí hậu nóng ẩm sinh vật phát triển xanh tốt quanh năm, là vựa lúa trọng điểm lớn nhất cả nước, là vựa cây trái các nông sản của cả

- Vị trí: Nằm giữa sông Hồng và sông Cả. - Đặc điểm: vùng có địa hình cao nhất cả nước với các dải núi cao, sơn nguyên đá vôi hiểm trở nằm song song và kéo dài.. Hoang

- Dân cư phân bố không đồng đều, những vùng có nhiều đô thị và quy mô đô thị lớn là những vùng đông dân và mật độ dân số cao.. - Diện tích và sự phát triển kinh tế -

Hồ Chí Minh là 2 đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước, tập trung nhiều trường đại học, bệnh viện hàng đầu; các dịch vụ bảo hiểm, tư vấn, quảng

Dựa vào lược đồ tự nhiên khu vực Tây Nam Á, trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lý của khu vực Tây Nam Á?. Khu vực Tây Nam Á có các dạng