• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỊA LÍ 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỊA LÍ 8"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Địa lí 8 Học kì 2

CHỦ ĐỀ 1: ĐÔNG NAM Á ( 5 tiết)

Tiết 19- Bài 14 : ĐÔNG NAM Á ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO Tiết 20- Bài 15: ĐẶC ĐIỂM DÂN CƯ –XÃ HỘI ĐÔNG NAM Á Tiết 21- Bài 16: ĐẶC ĐIỂM CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á

Tiết 22- Bài 17: HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á ( ASEAN) Tiết 23- Bài 18: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU LÀO VÀ CAM PU CHIA A-Mục tiêu : Học sinh cần đạt được:

* Kiến thức:

- Vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á ( Địa hình, khí hậu, sông ngòi ,cảnh quan…) về bộ phận đất liền và bộ phận hải đảo.

- Đặc điểm dân cư, xã hội và kinh tế các nước Đông Nam Á.

- Sự ra đời và phát triển của hiệp hội các nước Đông Nam Á.

- Tìm hiểu Lào và cam pu chia ( về: tự nhiên về xã hội )

* Kĩ năng:

- Dựa vào lược đồ Sgk xác định: Vị trí, giới hạn và đặc điểm tự nhiên của khu vực Đông Nam Á ( Địa hình, khí hậu, sông ngòi ,cảnh quan…) về bộ phận đất liền và bộ phận hải đảo.

- Dựa vào lược đồ Sgk xác định và đọc tên nước và thủ đô các quốc gia ở khu vực Đông Nam Á

B: Nội dung cơ bản:

I. Đông Nam Á:Đất liền và hải đảo 1. Vị trí,giới hạn:

- Nằm giữa các vĩ độ:280 5/B =>1005/N

- Gồm: Phần đất liền ( bđ Trung Ấn) và Phần hải đảo ( qđ Mã lai )

- Giáp 2 khu vực ( Đông Á và Nam Á ) và nhiều biển => Là cầu nối quan trọng giữa châu Á với Châu Đại Dương, giữa Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương.

2.Đặc điểm tự nhiên:

a.Địa hình:

* Bán đảo Trung Ấn: Chủ yếu là đồi núi, hướng TB - ĐN; B - N, có các cao nguyên thấp xen kẽ => địa hình bị chia cắt mạnh bỡi các dòng sông ; Đồng bằng phù sa tập trung ở ven biển và hạ lưu của các sông.

* Quần đảo Mã lai: Núi chủ yếu, hướng T- Đ và TB - ĐN, có nhiều núi lửa; đồng bằng nhỏ hẹp.

b. Khoáng sản: Nhiều và quan trọng như: Kẽm, đồng, than đá, dầu mỏ, khí đốt…

c. Khí h ậu ,sông ngòi và cảnh quan :

Bán đảo Trung Ấn Quần dảo Mã Lai Khí hậu Nhiệt đới gió mùa: Mùa đông lạnh

khô, mùa hạ nóng ẩm; có bão vào mùa thu

Xích đạo: Nóng ẩm quanh năm, mưa nhiều; có nhiều bão

(2)

Sông ngòi - 5 sông lớn, bắt nguồn từ phía bắc, hướng chảy B-N

-Nguồn nước cung cấp chính là nước mưa.nên chế độ nước chảy theo mùa, hàm lượng phù sa nhiều

- Sông ngắn dốc, chế độ nước điều hòa

-Ít giá trị về giao thông, có giả trị về thủy điện

Cảnh quan - Rừng rậm nhiệt đới, rừng thưa

rụng lá vào mùa khô và xa van - Rừng rậm xích đạo bốm mùa xanh tốt

II. Đặc điểm dân cư –xã hội Đông Nam Á.

1.Đăc điểm dân cư:

- Số dân: 664 triệu người ( 2019) chiếm hơn 14,4% dân số châu Á và hơn 8,6%

dân số thế giới.

- Mật độ dân số 147,7ng/km2 gấp 2,8 lần mật độ trung bình thế giới.

- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên cao hơn châu Á và thế giới.

- Gồm 11 quốc gia. Ngôn ngữ phổ biến trong khu vực là tiếng Anh, Hoa, Mã Lai..

- Dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ và ven biển.

2. Đặc điểm xã hội:

- Các nước trong khu vực vừa có sự tương đồng trong lịch sử đấu tranh giành độc lập, trong sản xuất, trong sinh hoạt và trong phong tục tập quán,vừa có sự đa dạng trong văn hóa từng dân tộc .

Kết luận : Tất cả các nét tương đồng trên là những điều kiện thuận lợi cho hợp tác toàn diện cùng phát triển đấy nước và trong khu vực. Tuy nhiên còn khó khăn bất đồng ngôn ngữ giưã các nước.

III.

Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á.

1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh nhưng chưa vững chắc.

- Đông nam Á là khu vực có điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự tăng trưởng kinh tế.

- Trong thời gian qua ĐNÁ đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao như Sin gapor , Malai xi a.

- Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dễ bị tác động từ bên ngoài . - Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế.

2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi:

- Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế của các quốc gia có sự thay đổi rõ rệt phản ánh qua quá trình công nghiệp hóa các nước như: nông nghiệp giảm ,công nghiệp và dịch vụ tăng tỉ trọng.

- Các ngành sản xuất tập trung chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

IV. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á:

- Thành lập vào 8-8-1967 , năm 1999 hiệp hội các nước Đông Nam Á đã có 10 nước thành viên.

- Mục tiêu của hiệp hội các nước Đông Nam Á thay đổi theo thời gian.

- Các nước thành viên hợp tác để cùng phát triển đồng đều, ổn định trên nguyên tắc tự nguyện tôn trọng chủ quyền của nhau.

(3)

2. Hợp tác để phát triển kinh tế xã hội :

- Thuận lợi về tự nhiên, văn hóa, xã hội để hợp tác phát triển kinh tế

- Sự hợp tác đã đem lại nhiều kết quả trong kinh tế, văn hóa, xã hội mỗi nước.

- Sự nổ lực phát triển kinh tế của từng quốc gia và kết quả của sự hợp tác của các nước trong khu vực đã tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế.

3. Việt Nam trong ASEAN.

Việt Nam tích cực tham gia mọi lĩnh vực hợp tác kinh tế - xã hội có nhiều cơ hội phát triển kinh tế văn hóa, xong còn nhiều khó khăn cần cố gắng xóa bỏ.

V. Thực hành: Tìm hiểu lào và Cam pu chia.

1. Vị trí địa lí:

Dựa vào lược đồ hình 15.1 trang 52 Sgk cho biết lào và Cam Pu Chia:

-Thuộc khu vực nào, giáp nước nào, biển nào?

-Nhận xét khả năng liên hệ với nước ngoài của mỗi nước?

2. Điều kiện tự nhiên:

Dựa vào hình 18.1 ( trang 62) , 18.2 (trang 63 ) và bài 14 trang 47 Sgk trình bày về Lào và Cam pu chia theo các nội dung sau:

- Địa hình:

- Khí hậu - Sông, hồ lớn

- Nhận xét thuận lợi và khó khăn của vị trí địa lí ,khí hậu đối với sự phát triển nông nghiệp

Lưu ý : Các em tự thực hành và điền kiến thức theo biểu mẫu dưới đây:

Đặc điểm Cam pu chia Lào Diện tích 181.000km2

Thuộc bán đảo Đông dương

236.800km2

Thuộc bán đảo Đông dương Giới hạn - Đ + ĐN giáp Việt Nam

- ĐB giáp Lào

- B + TB giáp Thái Lan - TN giáp vịnh Thái Lan

- Đ giáp Việt Nam - T giáp Thái Lan - N giáp Cam pu chia - B giáp TQ và Mi an ma Khả năng

liên hệ với nước ngoài

Bằng tất cả các loại đường giao Thông

- Bằng đường bộ, đường sông, đường hàng không.

- không giáp biển,nhờ cảng miền Trung Việt Nam (cảng Đà Nẵng) Đặc điểm tự nhiên ( Học sinh tự thực hành )

Địa hình Khí hậu Sông ngòi Thuận lợi Khó khăn

(4)

C.Hệ thống nội dung:

D. Hướng dẫn học tâp:

- Nắm vững các nội dung cơ bản như đã hướng dẫn

-Trả lời và làm bài tập tất cả các câu hỏi và bài tập ở các bài 14,15,16,17 và 18 trong SGK và tập bản đồ.

Đông Nam Á

Đặc điểm tự nhiên ( địa hình, khoáng sản, Khí hậu , sông ngòi và cảnh quan)

Dân cư, xã hội và kinh tế Đông Nam Á

ĐNÁ phần đất liền ĐNÁ phần hải đảo

Đặc điểm dân cư

Đặc điểm xã hội

Đặc điểm kinh tế Hiệp hội các

nước Đông Nam Á

(5)

CHỦ ĐỀ 2: VỊ TRÍ, GIỚI HẠN VÀ VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Tiết 25: Bài 22- VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM Tiết 26: Bài 22- VỊ TRÍ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG LÃNH THỔ VIỆT NAM ( T2) Tiết 27: Bài 23- VÙNG BIỂN VIỆT NAM

A-Mục tiêu : Học sinh cần đạt được:

* Kiến thức:

- Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, xác định vị trí, giới hạn, diện tích, hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.

- Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế -xã hội của nước ta.

- Nắm được đặc điểm tự nhiên của biển Đông, hiểu về tài nguyên và môi trường của bển Đông, có nhận thức đúng về vùng biển chủ quyền của việt Nam.

* Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng xác định vị trí, giới hạn lãnh thổ của đất nước qua lược đồ Sgk và At lát địa lí Việt Nam.Qua đó đánh giá ý nghĩa và giá trị của vị trí địa lí lãnh thổ với tự nhiên và phát triển kinh tế-xã hội.

- Phân tích những đặc điểm chung và đặc điểm riêng của biển Đông. Xác định mối quan hệ giữa các yếu tố tự nhiên vùng biển và đất liền ,hiểu sâu sắc thiên nhiên Việt Nam mang tính chất bán đảo khá rõ rệt.

B: Nội dung cơ bản:

I. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam:

1.Vị trí,giới hạn lãnh thổ:

a. Phần đất liền:

- Cực Bắc: 23023B – 105020Đ ( xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) - Cực Nam: 8034B – 104040Đ (xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau ) - Cực tây: 22022B – 102010Đ (xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên) - Cực Đông: 12040B - 109024Đ(xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hỏa)

=>Nước ta trải dài trên 15 vĩ độ nằm trong đới khí hậu nhiệt đới gió mùa, mở rộng trên 7 kinh độ nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT , diện tích 331. 212km2 b. Phần biển:

Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích rộng khoảng 1 triệu km2 c. Đặc điểm của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên .

- Nằm trong vùng nội chí tuyến - Gần trung tâm khu vực ĐNÁ

- Cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNÁ đất liền và các nước ĐNÁ hải đảo.

- Nơi giao lưu giữa các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.

II. Vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam: (T2) 2. Đặc điểm lãnh thổ:

a. Phần đất liền :

- Lãnh thổ kéo dài 1650km, bề ngang phần đất liền hẹp ( hẹp nhất 50km Quảng Bình)

- Đường bờ biển uốn khúc chữ S dài 3260km.

(6)

* Đối với thiên nhiên : Cảnh quan phong phú đa dạng và sinh động, có sự khác biệt giữa các vùng và các miền, ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm, giảm tính chất hoang mạc hóa ở nước ta.

* Đối với giao thông vận tải : Nước ta có thể phát triển nhiều loại hình giao

thông: đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không... .Tuy nhiên cũng gặp nhiều trở ngại khó khăn nguy hiểm do lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang, nằm sát biển làm cho các tuyến giao thông dễ bị hư hỏng do thiên tai bão lụt, sóng biển ,đặc biệt là tuyến đường B-N.

b. Phần biển Đông:

- Biển nước ta mở rộng về phía Đông và Đông Nam, có nhiều đảo,quần đảo, vịnh biển.

- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc phòng và phát triển kinh tế.

* Thuận lợi:

-Phát triển kinh tế toàn diện với nhiều ngành nghề nhờ có khí hậu gió mùa, có đất liền,có biển.

-Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước trong khu vực ĐNÁ và thế giới là do vị trí trung tâm và cầu nối.

* Khó khăn:

- Luôn luôn phải phòng chống thiên tai, bão lụt, sóng biển, cháy rừng...

- Bảo vệ lãnh thổ kể cả vùng trời, vùng biển, đảo xa...trước nguy cơ ngoại xâm.

III. Vùng biển Việt Nam:

1. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam:

a. Diện tích, giới hạn:

- Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, có diên tích 3.447.000km2 - Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ĐNÁ.

- Vùng biển việt Nam là một phần của biển Đông, có diện tích khoảng 1 triệu km2 b. Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển:

* Đặc điểm khí hậu của biển Đông:

- Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền.

- Có 2 mùa gió:

+ Từ tháng 10 đến tháng 4 gió hướng ĐB + Từ tháng 5 đến tháng 9 gió hướng TN

- Nhiệt độ trung bình trên 230c , biên độ nhiệt nhỏ hơn trên đất liền.

- Mưa ở biển cũng ít hơn trên đất liền.

* Đặc điểm hải văn của biển Đông:

- Dòng biển tương ứng với 2 mùa gió:

+ Dòng biển mùa đông hướng ĐB-TN + Dòng biển mùa hè hướng TN- ĐB

- Dòng biển cùng với các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển của sinh vật biển.

- Chế độ triều rất phức tạp, độc đáo. Ở Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều điển hình.

- Độ muối bình quân 30-35 phần nghìn.

2. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam:

(7)

a. Tài nguyên biển Việt Nam:

- Vùng biển Việt Nam có giá trị to lớn về kinh tế và tự nhiên như:

+ Thềm và đáy lục địa : khoáng sản dầu mỏ, khí đốt, kim loại ,phi kim loại.

+ Lòng biển: Hải sản, muối, bãi cát ...

+ Mặt biển: giao thông trong nước và quốc tế.

+ Bờ biển: Bãi biển đẹp, vịnh ,vũng sâu tiện cho việc xây dựng cảng và du lịch.

+ Điều hòa khí hậu tạo cảnh quan duyên hải và hải đảo.

+ Bão, nước dâng...

b. Bảo vệ môi trường biển:

Có kế hoạch khai thác và chú ý bảo vệ môi trường biển, góp phần bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đất nước.

C.Hệ thống nội dung:

.

Vị trí giới han, hình dạng lãnh thổ Việt Nam

Vị trí ,giới han, lãnh thổ Việt Nam

Phần đất liền

Đặc điểm lãnh thổ

Phần hải đảo

Phần hải đảo Phần đất liền

Vùng biển Việt Nam

Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam

Đặc điểm khí hậu và hải văn của biển Diện tich, giới hạn Vị trí, giới

hạn và vùng biển Việt Nam

Tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đặc điểm khí hậu của biển

Đặc điểm hải văn của biển

Tài nguyên của biển

Bảo vệ môi trường biển

(8)

D.Hướng dẫn học tâp:

- Dựa vào At lat địa lí Việt Nam xác định vị trí , giới hạn, các điểm cực, vùng biển tiếp giáp vùng biển các quốc gia

- Dựa vào hình vẽ SGK xác định vùng biển nước ta gồm các bộ phận - Nắm vững các nội dung cơ bản như đã hướng dẫn

-Tính khoảng cách (km)đi từ Hà Nội đến Manila, Băng cốc, Bru nây, Thái Lan -Trả lời và làm bài tập tất cả các câu hỏi và bài tập ở các bài 22 và 23 trong SGK và tập bản đồ.

- Chủ đề sắp học: Lịch sử phát triển của tự nhiên và tài nguyên khoáng sản Việt Nam.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu hỏi trang 141 SGK Địa Lí 8: Quan sát lát cắt địa hình dưới đây và nhận xét về hướng nghiêng của địa hình Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ.. Lát cắt địa hình hướng tây bắc

Bài 1 trang 19 Tập bản đồ Địa Lí: Dựa vào lược đồ trên và kết hợp nội dung SGK, em hãy phân tích những thuận lợi của vị trí địa lí trong sự phát triển kinh tế

Học sinh học và nắm được cách dùng danh từ đếm được và không đếm được bên cạnh đó rèn luyện được các kĩ năng :Nghe, Nói , Đọc , Viết1. NỘI DUNG KIẾN THỨC

Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo bằng trọng lượng của vật.. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải kéo dây

Kiến thức: Nắm được một số thông ting về các vấn đề giao thông ở các thành phố lớn 2.. Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng nghe và kỹ năng viết

( Gồm các bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40);Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán; Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế (giữa thế kỉ I-giữa

Chứng minh đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lương thực lớn nhất nước ta. Nhờ những điều kiện nào mà ngành thủy sản đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng chiếm

+Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao +Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ tương đối thấp