• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỊA LÍ 6_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ĐỊA LÍ 6_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN ĐỊA LÝ-LỚP 6 CHỦ ĐỀ 2: LỚP NƯỚC TRÊN TRÁI ĐẤT (Gồm các bài : Sông và hồ, biển và đại dương)

Tổng số tiết: 2 tiết A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề, học sinh nắm được:

-Kiến thức

+Khái niệm thế nào là sông,lưu vực sông, hệ thống sông, lưu lượng nước, chế độ nước (thủy chế)

+Khái niệm thế nào là hồ, phân loại hồ

+Độ muối của biển và đại dương, nguyên nhân làm cho độ muối các biển và đại dương không giống nhau

+Ba hình thức vận động của nước biển và đại dương: sóng , thủy triều và dòng biển -Về kỹ năng:

+Sử dụng tranh hình 59(sgk) mô tả hệ thống sông: sông chính , phụ lưu, chi lưu + Nhận biết nguồn gốc một số loại hồ qua tranh ảnh: hồ núi lửa, hồ băng hà, hồ móng ngựa , hồ nhân tạo…

+Nhận biết hiện tượng sóng biển và thủy triều qua tranh ảnh B.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I.Sông và Hồ:

1.Sông và lượng nước của sông:

-Sông: Là dòng nước chảy thường xuyên, tương đối ổn định trên bề mặt lục địa -Lưu vực sông: Là vùng đất đai cung cấp nước thường xuyên cho sông

-Hệ thống sông: Tập hợp gồm(sông chính cùng với các phụ lưu và chi lưu)

-Lưu lượng: Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm nào đó trong một giây đồng hồ

-Chế độ nước: Nhịp điệu thay đổi lưu lượng của con sông trong một năm 2. Hồ:

- Hồ: Khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền -Phân loại hồ:

(2)

+Căn cứ vào tính chất của nước, hồ được phân thành 2 loại: hồ nước mặn và hồ nước ngọt

-Nguồn gốc hình thành hồ: Vết tích khúc sông cũ, hồ băng hà, hồ miệng núi lửa , hồ nhân tạo …

II. Biển và đại dương:

1.Độ muối của nước biển và đại dương:

-Độ muối trung bình của đại dương thế giới là 35‰

-Độ muối của biển và đại dương cao hay thấp phụ thuộc vào sông ngòi đổ vào nhiều hay ít và độ bộc hơi lớn hay nhỏ

2.Sự vận động của nước biển và đại dương:

-Sóng: Là hình thức dao động tại chỗ của nước biển và đại dương

+Nguyên nhân: Chủ yếu là gió. Động đất ngầm dưới đáy biển sinh ra sóng thần -Thủy triều: Là hiện tượng nước biển có lúc dâng lên, lấn sâu vào đất liền, có lúc lại rút xuống, lùi tít ra xa

+Nguyên nhân: Do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời

-Dòng biển: Là hiện tượng chuyển động của lớp nước trên mặt, tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương

+Nguyên nhân: Chủ yếu là các loại gió thổi thường xuyên trên Trái Đất như, ( gió Tín phong, gió Tây ôn đới , gió Đông cực…)

-Có 2 loại dòng biển:

+Dòng biển nóng : Chảy từ vĩ độ thấp đến vĩ độ cao +Dòng biển lạnh : Chảy từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp C.LUYỆN TẬP:

*Bài tập: Đối với bài Sông và hồ

-Thực hiện bài tập 1( Bài tập và thực hành địa lý 6, trang 33)

Các em quan sát và phân tích H.59(SGK), sử dụng các cụm từ: Sông chính, phụ lưu, chi lưu điền vào chỗ chấm(…) ở hình 1 ( Bài tập và thực hành địa lý 6)

-So sánh sông và hồ ? Chú ý nêu được điểm giống và khác nhau giữa sông và hồ

*Bài tập: Đối với bài Biểnvà đại dương,thực hiện bài tập ( Bài tập và thực hành địa lý 6,trang 35)

+Đối với câu 1: Dựa vào nội dung mục 1.Độ muối của nước biển và đại dương

(3)

Sử dụng các cụm từ: Ban- tích, Hồng hải, Đại dương thế giới, vào dấu chấm…, ở H.1 trang 35

+Đối với bài tập 2: Dùng dấu gạch ngang nối 3 hình thức chuyển động của nước biển và đại dương với các nguyên nhân cho đúng(sử dụng 3 dấu gạch ngang nối tứ trái sang phải)

D.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1.Chủ đề vừa học:

Nắm vững những nội dung đã hướng dẫn ở mục (I), (II) 2.Chủ đề sắp học:

-Thế nào là lớp đất? Các thành phần chính của đất ?Các nhân tố hình thành đất?

-Thế nào là lớp vỏ sinh vật? Ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên và của con người đến sự phân bố động, thực vật trên Trái Đất như thế nào?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.. -Nêu được

Bài 1: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng..

Hãy nêu cách làm khi dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực (+) của pin này và chiều dòng điện chạy trong mạch.. Bài 4: Vật nào dưới

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ vì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0∘C và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không

Vì mảnh nilong mới chỉ nhiễm điện, đáp án B chiếc pin tròn đặt tách riêng trên bàn nên không có dòng điện đang chạy, đáp án D do không sử dụng bất cứ một

Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta

( Gồm các bài: Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX; Khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX).. Tổng số tiết

- Biết được phong trào đấu tranh của nhân dân Hà Nội và các địa phương khác ở Bắc Kì trước cuộc tấn công của thực dân Pháp (lần một và hai), thái độ của triều đình