• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 6_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 6_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - NGỮ VĂN 6

CHỦ ĐỀ: THƠ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Gồm các bài: Đêm nay Bác không ngủ, Lượm, Mưa) Tổng số tiết thực hiện: 04 tiết

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ hiện đại Việt Nam có nhiều yếu tố miêu tả và tự sự (Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ; Lượm – Tố Hữu; Mưa – Trần Đăng Khoa)

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu các bài thơ theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng những điều đã học vào học tập và cuộc sống.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1. ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ (Minh Huệ )

I.Tìm hiểu chung

1. Minh Huệ (1927 - 2003) tên khai sinh là Nguyễn Đức Thái, quê ở Nghệ An.

2. Đêm nay Bác không ngủ được viết 1951 dựa trên sự kiện có thật trong chiến dịch Biên giới cuối năm 1950, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận theo dõi và chỉ huy cuộc chiến đấu của bộ đội và nhân dân ta.

II. Đọc – hiểu văn bản

-Thể thơ 5 chữ có kết hợp các yếu tố miêu tả và biểu cảm.

(Bài thơ được trình bày như một câu chuyện) 1.Tâm trạng và cảm nghĩ của anh đội viên.

- Lẩn đầu chợt thức giấc, anh ngạc nhiên vì trời đã khuya mà Bác vẫn ngồi “trầm ngâm” bên bếp lửa. Từ ngạc nhiên đến xúc động khi hiểu, chứng kiến: đốt lửa sưởi ấm cho chiến sĩ; đi “dém chăn”)

- Lần thứ ba thức dậy, trời sắp sáng, anh vẫn thấy Bác “ngồi đinh ninh”

-> cảm nhận sâu xa, tấm lòng mênh mông của Bác với nhân dân.

- Qua diễn biến tâm trạng của người chiến sĩ, bài thơ đã biểu hiện cụ thể và chân thực tình cảm của anh, cũng là tình cảm chung của bộ đội và nhân dân ta đối với Bác Hồ. Đó là lòng kính yêu vừa thiêng liêng vừa gần gũi, là lòng biết ơn, là niềm tự hào về lãnh tụ vĩ đại mà bình dị.

2. Hình tượng Bác Hồ.

(2)

- Hình ảnh Bác Hồ được hiện ra qua cái nhìn của anh đội viên được miêu tả:

hình dáng, tư thế, vẻ mặt, cử chỉ, hành động và lời nói,..

- Nét ngoại hình đã biểu hiện chiều sâu tâm trạng của Bác và tâm trạng ấy sẽ được bộc lộ rõ hơn qua những cử chỉ, hành động, lời nói.

- Hành động (Bác đi dém chăn ...nhón chân nhẹ nhàng) -> thể hiện sâu sắc tình yêu thương và sự chăm sóc ân cần, tỉ mỉ của Bác Hồ với các chiến sĩ,..

-> Hình ảnh Bác Hồ hiện lên trong bài thơ thật giản dị, gần gũi, chân thực mà hết sức lớn lao. Đó là tấm lòng yêu thương mênh mông, sâu nặng, sự chăm lo ân cần, chu đáo của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Lựa chọn, sử dụng thể thơ năm chữ, kết hợp tự sự, miêu tả và biểu cảm.

- Lựa chọn, sử dụng lời thơ giản dị, có nhiều hình ảnh thể hiện tình cảm tự nhiên, chân thành.

- Sử dụng từ láy tạo giá trị gợi hình và biểu cảm, khắc họa hình ảnh cao đẹp về Bác Hồ kính yêu.

2.Ý nghĩa văn bản

Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta đối với Bác.

IV. Luyện tập

1. Học thuộc lòng bài thơ;

2. Hình ảnh Bác Hồ trong cảm nhận của người chiến sĩ.Tìm dẫn chứng để thấy nghệ thuật miêu tả và và kể chuyện của bài thơ.

3. Sưu tầm một số bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu.

&2. LƯỢM (Tố Hữu) I. Tìm hiểu chung

1.Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, là nhà cách mạng và nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam.

2. Bài thơ được viết năm 1949 trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp .

II. Đọc – hiểu văn bản

- Thể thơ 4 chữ, kết hợp miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Bố cục: 3 đoạn.

1. Hình ảnh Lượm trong cuộc gặp gỡ tình cờ của hai chú cháu.

(từ đầu -> Cháu đi xa dần)

(3)

-Hình ảnh Lượm được miêu tả sinh động, rõ nét qua một số chi tiết nghệ thuật: (trang phục, dáng điệu, cử chỉ, lời nói,..)

2. Câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

(từ Cháu đi đường cháu -> Hồn bay giữa đồng)

- Khi nghe tin Lượm hi sinh, tác giả đau đớn thốt lên (...) - Tiếp đó nhà thơ hình dung sự ra đi của Lượm.(...)

-> Tình cảm của tác giả: xúc động, tiếc thương và trân trọng 3. Hình ảnh Lượm vẫn sống mãi.

(Lượm ơi còn không -> hết)

- Tái hiện hình ảnh Lượm nhanh nhẹn, vui tươi hồn nhiên -> Khẳng định: Lượm vẫn sống mãi trong lòng nhà thơ và còn mãi với quê hương, đất nước.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ 4 chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.

- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự và biểu cảm.

- Kết cấu đầu cuối tương ứng . 2. Ý nghĩa văn bản:

Bài thơ khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, dũng cảm hi sinh vì nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu.

Đồng thời bài thơ đã thể hiện chân thật tình cảm mến thương và cảm phục của tác giả dành cho chú bé Lượm nói riêng và những em bé yêu nước nói chung.

IV. Luyện tập

1. Học thuộc lòng bài thơ.

2. Sưu tầm một số bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.

&3. Hướng dẫn đọc thểm

MƯA

(Trần Đăng Khoa) 1. Nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ tự do với những câu ngắn, nhịp nhanh.

- Sử dụng các phép nhân hóa, tác giả tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa.

- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên.

(4)

- Quan sát và miêu tả thiên nhiên một cách hồn nhiên, tinh tế và độc đáo.

2. Ý nghĩa văn bản

Bài thơ cho thất sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả đối với thiên nhiên và làng quê yêu quý của mình.

3. Luyện tập.

- Đọc diễn cảm, viết đoạn văn trình bày cảm nhận về bài thơ.

- Đọc thêm các bài thơ khác của Trần Đăng Khoa.

C1, Bài tập đề nghị: (Bắt buộc HS làm, có thể gửi đến địa chỉ gmail:

hongvanntd@gmail.com)

Bài tập 1:Bài thơ : ĐÊM NAY BÁC KHÔNG NGỦ ( Minh Huệ) Đọc và chọn câu trả lời đúng :

1.Bài thơ được sáng tác năm nào?

A.Năm 1952.

B.Năm 1953.

C.Năm 1950.

D.Năm 1951.

2.Bài thơ được viết trong giai đoạn nào?

A.Kháng chiến chống Mĩ.

B.Chiến tranh biên giới phía Bắc.

C.Kháng chiến chống Pháp.

D.Chiến tranh biên giới phía Tây Nam.

3.Lựa chọn lời kể của anh đội viên có tác dụng gì trong việc khắc họa hình tượng Bác Hồ?

A.Giúp người đọc hiểu rõ hơn về hình tượng Bác Hồ.

B.Giúp anh đội viên được nói lên nỗi lòng của mình.

C.Câu chuyện được kể lại một cách tự nhiên, sinh động, phản ánh chân thực, khách quan hình ảnh Bác Hồ.

D.Câu chuyện được kể là câu chuyện thật.

4.Bài thơ được làm theo thể thơ gì?

A.Ngũ ngôn.

B.Tứ tuyệt.

(5)

C.Lục ngôn.

D.Lục bát.

5.Phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài Đêm nay Bác không ngủ là gì?

A.Biểu cảm kết hợp với tự sự, miêu tả.

B.Miêu tả.

C.Biểu cảm kết hợp với miêu tả.

D.Tự sự kết hợp với biểu cảm.

6.Câu thơ nào dưới đây có sử dụng phép ẩn dụ?

A.Người Cha mái tóc bạc.

B.Bóng Bác cao lồng lộng.

C.Chú cứ việc ngủ ngon.

D.Bác vẫn ngồi đinh ninh.

7.Dòng nào dưới đây không nhận xét đúng về giá trị nghệ thuật của bài thơ Đêm nay Bác không ngủ?

A.Được viết theo thể thơ 5 chữ, mạch thơ xen giữa kể, tả và biểu cảm.

B.Ngôn ngữ thơ giản dị, hình ảnh thơ chân thực.

C.Sử dụng nhiều biện pháp tu từ, đặc biệt là nói giảm, nói tránh.

D.Khắc họa được hình tượng Bác Hồ và anh đội viên.

8.Biện pháp tu từ được sử dụng tronghai câu sau là gì?

"Bóng Bác cao lồng lộng Ấm hơn ngọn lửa hồng".

A.Hoán dụ.

B.So sánh.

C.Nhân hóa.

D.Ẩn dụ.

Bài tập 2:Bài thơ : LƯỢM ( Tố Hữu) Đọc và chọn câu trả lời đúng :

1.Bài thơ được sáng tác năm nào?

A.1950.

B.1947.

C.1949.

D.948.

(6)

2.Ngày Huế đổ máu được xác định là ngày nào?

A.Ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược (năm 1947).

B.Ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược (năm 1947).

C.Ngày ở Huế bắt đầu cuộc kháng chiến chống phát xít Nhật quay trở lại xâm lược (năm 1946).

D.Ngày ở Huế kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp quay trở lại xâm lược (năm 1947).

3.Trong đoạn thơ sau có mấy từ láy?

Chú bé loắt choắt Cái xắc xinh xinh Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh.

A.1 từ láy.

B.2 từ láy.

C.4 từ láy.

D.3 từ láy.

4.Câu thơ Lượm ơi, còn không? được đặt ở gần cuối bài thơ có tác dụng gì?

A.Câu hỏi thể hiện sự hoài nghi trước tin Lượm hi sinh.

B.Câu hỏi còn bộc lộ sự ngỡ ngàng như chưa tin vào sự thật Lượm đã hi sinh.

C.Bộc lộ cảm xúc: Tiếc thương, đau xót trước sự hi sinh của Lượm.

D.Bộc lộ nỗi xót xa tột cùng của người chú khi mất cháu.

5.Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong bài thơ?

A.Biểu cảm.

B.Thuyết minh.

C.Tự sự.

D.Miêu tả.

6.Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ miêu tả chú bé Lượm là Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang Như con chim chích Nhảy trên đường vàng...

A.So sánh

(7)

B.Nhân hóa C.Ẩn dụ D.Hoán dụ

7.Nhận xét sau nói về câu thơ nào?

Lượm đã hi sinh nhưng em vẫn còn sống mãi, linh hồn còn hóa thân vào quê hương xứ sở và lưu lại mãi trong lòng người.

A.Ngày Huế đổ máu.

B.Chú bé loắt choắt.

C.Cháu cười híp mí.

D.Hồn bay giữa đồng.

Bài tập 3:Viết một đoạn văn khoảng mười dòng miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.

Bài tập 4:Em có suy nghĩ gì về đoạn kết bài thơ “ Đêm nay Bác không ngủ”

( Minh Huệ)

Đêm nay Bác ngồi đó Đêm nay Bác không ngủ Vì một lẽ thường tình Bác là Hồ Chí Minh.

C2, Hướng dẫn tự học:

- Nắm nội dung phần kiến thức trọng tâm.

- Học thuộc lòng 2 bài thơ.

- Sưu tầm một số bài thơ nói lên tình cảm của nhân dân đối với Bác Hồ kính yêu.

- Sưu tầm một số bài thơ nói về những tấm gương nhỏ tuổi mà anh dũng.

- Hoàn thành các bài tập1,2,3,4 ở trên .

Lưu ý : HỌC KẾT HỢP SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 6 TẬP 2.

CHÚC CÁC EM KHỎE, VUI, AN TOÀN VÀ HOÀN THÀNH CHỦ ĐỀ NÀY!

HẸN SỚM GẶP LẠI.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC , LỐI SỐNG Bài 4: THƯ BÁC HỒ GỬI BÁC SĨ VŨ ĐÌNH TỤNG I. Kiến thức: Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau

Kiến thức: -Cảm nhận được tấm lòng bao dung, đồng cảm của Bác trước nỗi đau của nhân dân và tình cảm lớn lao của Người đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc2. Kĩ

Càng thương càng nóng ruột Mong trời sáng mau mau Anh đội viên nhìn Bác Bác nhìn ngọn lửa hồng Lòng vui sướng mênh mông Anh thức luôn cùng Bác Đêm nay Bác ngồi đó Đêm

Khái niệm và phạm vi dịch vụ công sẽ biến đổi tùy thuộc vào bối cảnh của mỗi quốc gia. Trong đó, Pháp và Italia đều quan niệm dịch vụ công là những hoạt động phục vụ

Phân tích tác động của các nhân tố thành phần Marketing mix đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm đồng phục của công ty TNHH Thương hiệu và

- Qua câu chuyện của 1 bạn nhỏ sống trong vùng tạm chiến, đêm đêm vẫn mang ảnh Bác Hồ ra ngắm với sự kính yêu vô vàn, ta thấy được tình cảm gì của thếu nhi đối với Bác

Câu chuyện kể trong bài thơ là: Trong một đêm mùa đông lạnh giá ở chiến trường, anh chiến sĩ thức dậy nhiều lần đều thấy Bác vẫn thức suy tư, trầm ngâm vì Bác còn lo

Bài thơ đã thể hiện tấm lòng yêu thương sâu sắc của Bác Hồ với nhân dân và bộ đội Việt Nam và tình cảm khâm phục, kính yêu của người chiến sĩ đối với vị lãnh tụ của