• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 6_CHỦ ĐỀ 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 6_CHỦ ĐỀ 3"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - NGỮ VĂN 6

CHỦ ĐỀ 3: VĂN BẢN - TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM

(Gồm các văn bản: Sông nước Cà Mau, Bức tranh của em gái tôi Vượt thác) Tổng số tiết thực hiện: 04 tiết

(Giáo viên soạn: Trần Thị Hồng Vân

Giáo viên dạy: Trần Thị Hồng Vân - Phạm Thị Ngọc Lan)

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1.Kiến thức

- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện hiện đại Việt Nam: những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp; nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, xây dựng nhân vật, cách chọn lọc và sắp xếp chi tiết, ngôn ngữ sinh động.

2. Kĩ năng

- Biết kể lại tóm tắt hoặc chi tiết các truyện hiện đại Việt Nam được học.

- Bước đầu biết đọc – hiểu các truyện hiện đại theo đặc trưng thể loại.

- Vận dụng những điều đã học vào học tập và cuộc sống.

B.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1. Sông nước Cà Mau (Đoàn Giỏi)

Qua văn bản, học sinh cần đạt:

1.Kiến thức

- Sơ giản về tác giả và tác phẩm Đất rừng phương Nam.

- Vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống con người một vùng đất phương Nam.

- Tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích.

2.Kĩ năng

- Nắm bắt nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố miêu tả kết hợp thuyết minh.

- Đọc diễn cảm phù hợp với nội dung văn bản.

- Nhận biết các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong văn bản và vận dụng chúng khi làm văn bản miêu tả cảnh thiên nhiên.

(2)

I.Tìm hiểu chung

1. Đoàn Giỏi (1925 – 1989) quê ở Tiền Giang, là nhà văn thường viết về thiên nhiên và con người Nam Bộ.

2. Sông nước Cà Mau trích từ tác phẩm Đất rừng phương Nam – một tác phẩm thành công của nhà văn viết về vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

II. Đọc – hiểu văn bản

- Trình tự miêu tả trong văn bản: đi từ những ấn tượng chung về thiên nhiên vùng đất Cà Mau, rồi tập trung miêu tả và thuyết minh về các kênh rạch, sông ngòi với cảnh vật hai bên bờ, cuối cùng là cảnh chợ Năm Căn họp ngay trên mặt sông.

- Bố cục : 3 đoạn

+ Đoạn 1 (từ đầu đến: “lặng lẽ một màu xanh đơn điệu”) : những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau.

+ Đoạn 2 (từ “Từ khi qua Chà Là” đến: “khói sóng ban mai”) : nói về các kênh, rạch ở vùng Cà Mau và sông Năm Căn.

+ Đoạn cuối : đặc tả cảnh chợ Năm Căn đông vui, trù phú và nhiều màu sắc độc đáo.

1. Những ấn tượng chung ban đầu về thiên nhiên vùng Cà Mau.

- Ấn tượng nổi bật ban đầu là: không gian rộng lớn, mênh mông: với sông ngòi, kênh rạch bủa giăng chi chít,..và tất cả được bao trùm trong màu xanh của trời, nước, của rừng cây,...

- Miêu tả qua sự cảm nhận của thị giác và thính giác, đặc biệt là cảm giác về màu xanh bao trùm và tiếng rì rào bất tận của rừng cây, của sóng và gió.

2. Các kênh, rạch ở vùng Cà Mau và sông Năm Căn.

- Cách đặt tên cho các dòng sông, con kênh, vùng đất: (“không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên”)..cho thấy thiên nhiên hoang dã, phong phú; con người sống rất gần với thiên nhiên, nên giản dị chất phác.

- Sự rộng lớn, hùng vĩ của sông Năm Căn và rừng đước hai bên bờ sông (con sông rộng hơn ngàn thước; nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác; cá nước bơi hàng đàn; rừng đước dựng lên cao ngất,...). Màu xanh của rừng đước (xanh lá mạ, xanh rêu, xanh chai lọ).

3.Cảnh chợ Năm Căn.

- Sự trù phú của chợ Năm căn: khung cảnh rộng lớn, tấp nập, hàng hóa phong phú, thuyền bè san sát (những đống gỗ, những bến, những ngôi nhà,...)

- Sự độc đáo của chợ Năm Căn: họp ngay trên sông nước; sự đa dạng về màu sắc, trang phục, tiếng nói của người bán hàng thuộc nhiều dân tộc (Hoa, Miên, Chà Châu Giang,...)

(3)

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể. Lựa chọn từ ngữ gợi hình, chính xác kết hợp với việc sử dụng các phép tu từ. Sử dụng ngôn ngữ địa phương.

- Kết hợp miêu tả và thuyết minh.

2.Ý nghĩa văn bản

Sông nước Cà Mau là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn Đoàn Giỏi với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.

IV. Luyện tập

1. Đọc diễn cảm văn bản.Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về vùng sông nước Cà Mau.

2. Hãy kể tên một vài con sông ở quê hương em và giới thiệu vắn tắt về một trong những con sông ấy.

&2. Bức tranh của em gái tôi (Tạ Duy Anh)

Qua văn bản, học sinh cần đạt:

1.Kiến thức

- Tình cảm của người em có tài năng đối với người anh.

- Những nét đặc sắc trong nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật và nghệ thuật kể chuyện.

- Cách thức thể hiện vấn đề giáo dục nhân cách của câu chuyện: không khô khan, giáo huấn mà tự nhiên, sâu sắc qua sự tự nhân thức của nhân vật chính.

2.Kĩ năng

- Đọc diễn cảm, giọng đọc phù hợp với tâm lí nhân vật; Đọc - hiểu nội dung văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với tâm lí nhân vật.

- Kể tóm tắt câu chuyện trong một đoạn văn ngắn.

I.Tìm hiểu chung

1.Tạ Duy Anh sinh năm 1959, quê ở huyện Chương Mĩ, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

2.Truyện ngắn Bức tranh của em gái tôi đoạt giải Nhì trong cuộc thi viết

“Tương lai vẫy gọi” của báo Thiếu niên tiền phong.

II. Đọc – hiểu văn bản.

(4)

- Đọc và tóm tắt truyện (Sgk)

- Truyện được kể từ ngôi thứ nhất bằng lời của nhân vật người anh (nhân vật chính - nhân vật trung tâm)

1. Diễn biến tâm trạng và thái độ của nhân vật người anh.

- Thoạt đầu, khi thấy em gái thích vẽ và mày mò, tự chế tạo màu vẽ, người anh chi coi đó là những trò nghịch ngợm của trẻ con và nhìn bằng cái nhìn kẻ cả.

- Sự biến đổi trong tâm trạng của nhân vật người anh diễn ra khi tài năng hội họa của em gái được phát hiện. (bố, mẹ, chú Tiến Lê đều ngạc nhiên, vui mừng, sung sướng, nhưng riêng người anh lại cảm thấy buồn; thất vọng về mình...)

- Tình huống ở cuối truyên (khi cậu ta đứng trước bức tranh được tặng giải nhất của em gái mình,...):

+ Tâm trạng nhân vật đi từ ngạc nhiên đến hãnh diện rồi xấu hổ.(“Dưới mắt em tôi, tôi hoàn hảo đến thế kia ư?” )

+ Người anh đã hiểu được rằng: bức chân dung của mình được vẽ nên bằng “tâm hồn và lòng nhân hậu” của cô em gái.

2. Nhân vật cô em gái.

- Nhân vật cô em gái đã được quan sát và miêu tả về các phương diện:

ngoại hình (nét mặt), cử chỉ và hành động (sự tò mò, hiếu động), thái độ và quan hệ với người anh.

- Tính cách và phẩm chất: hồn nhiên, hiếu động, tài năng hội họa; tình cảm trong sáng và lòng nhân hậu, thể hiện ở bức tranh “anh trai tôi”

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Kể chuyện bằng ngôi thứ nhất tạo nên sự chân thật cho câu chuyện.

- Miêu tả chân thực diễn biến tâm lí của nhân vật.

2.Ý nghĩa văn bản

Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét, đố kị.

IV. Luyện tập

1.Đọc diễn cảm văn bản.Viết đoạn văn thuật lại tâm trạng của người anh trong truyện khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái.

2. Nêu ý nghĩa truyện Bức tranh của em gái tôi. Rút ra bài học về thái độ ứng xử trước tài năng và thành công của người khác.

&3. Vượt thác (Võ Quảng)

(5)

Qua văn bản, học sinh cần đạt:

1.Kiến thức

- Tình cảm của tác giả đối với cảnh vật quê hương, với người lao động.

- Một số nét tu từ được sử dụng trong văn bản nhằm miêu tả thiên nhiên và con người.

2.Kĩ năng

- Đọc diễn cảm: giọng đọc phải phù hợp với sự thay đổi trong cảnh sắc thiên nhiên.

- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng con người và thiên nhiên trong đoạn trích .

I. Tìm hiểu chung

1.Võ Quảng (1920 - 2007) quê ở Quảng Nam, là nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi.

2.Vượt thác trích từ chương XI của tập truyện ngắn Quê nội – tác phẩm viết về cuộc sống ở một làng quê ven sông Thu Bồn trong những ngày sau Cách mạng tháng Tám 1945 và những năm đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp .

II. Đọc – hiểu văn bản.

- Đoạn trích miêu tả về cảnh quan thiên nhiên trên sông và hai bờ, qua những vùng khác nhau dọc theo hành trình của con thuyền từ vùng đồng bằng trù phú vượt qua những thác ghềnh ở vùng núi để tới thượng nguồn.

- Bố cục: 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “Thuyền chuẩn bị vượt nhiều thác nước”

+ Đoạn 2: Từ “Đến Phường Rạnh” đến “Thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò”

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

1.Bức tranh thiên nhiên (dòng sông và hai bên bờ)

- Đoạn sông ở vùng đồng bằng thì êm đềm, hiền hòa thơ mộng.thuyền bè tấp nập,...

- Sắp đến đoạn có nhiều thác ghềnh thì cảnh vật hai bên bờ sông cũng thay đổi (vườn tược, chòm cổ thụ, núi cao,...)

- Đoạn sông có nhiều thác dữ: hình ảnh dòng nước,...

- Đoạn cuối: dòng sông vẫn chảy quanh co giữa những núi cao,...

2. Hình ảnh nhân vật dượng Hương Thư (trong cảnh vượt thác).

- Ngoại hình: như một pho tượng đồng đúc,...

- Động tác: co người phóng chiếc sào xuống lòng sông,...

(6)

-> Hình ảnh quả cảm của dượng Hương Thư trong cuộc vượt thác, đó là vẻ đẹp hùng dũng và sức mạnh của con người lao động trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người. Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc, chọn lọc.

- Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả. Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợi nhiều liên tưởng.

2.Ý nghĩa văn bản

Vượt thác là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động;

từ đó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn.

IV. Luyện tập

1. Đọc diễn cảm văn bản.

2. Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác đều miêu tả cảnh sông nước.

Em hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở mỗi bài và nghệ thuật miêu tả của mỗi tác giả.

C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẠI NHÀ

1. Chủ đề vừa học:

- Đọc diễn cảm các văn bản.

- Nắm vững kiến thức trọng tâm của mỗi văn bản (đoạn trích).

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh và nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm.

- Hoàn thành các bài tập phần Luyện tập của mỗi bài.

2. Chủ đề sắp học: Văn miêu tả - Tìm hiểu chung về văn miêu tả.

- Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta

( Gồm các bài: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40);Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán; Từ sau Trưng Vương đến trước Lí Nam Đế (giữa thế kỉ I-giữa

Là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người

a) Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống - Thực phẩm phải thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau...

Để nâng cao hiệu quả chăn nuôi, con người không ngừng chọn lọc và nhân giống để tạo ra các giống vật nuôi ngày càng tốt hơn... Ví dụ: đánh giá chất lượng của sữa dựa

- Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông; nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường; ý nghĩa của việc thực hiện trật tự,

Sau 1945, Tô Ngọc Vân chuyên vẽ về cách mạng( nghỉ chân bên đồi và nhiều ký họa về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.. - 1996, Tô Ngọc Vân được Nhà nước ta

- Họa sĩ được đào tạo chính quy giai đoạn này: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn,,,?. Ai là người đứng đầu nền hội họa