• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÔNG NGHÊ 6_CHỦ ĐỀ 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC CÔNG NGHÊ 6_CHỦ ĐỀ 4"

Copied!
10
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 4

Thực hành:

THỰC HÀNH XÂY DỰNG THỰC ĐƠN

Môn: CÔNG NGHỆ 6 I.MỤC TIÊU :

Hiểu được các nguyên tắc xây dựng thực đơn và lựa chọn được thực phẩm cho thực đơn.

II.NỘI DUNG KIẾN THỨC:

I. Thực đơn dùng cho các bữa ăn thường ngày của gia đình 1. Một số món ăn

- Có từ 3 – 4 món thuộc loại chế biến nhanh gọn, thực hiện đơn giản - Bao gồm 4 nhóm: bột đường, chất đạm, rau củ, chất béo.

- Vd: Trứng gián, rau muống luộc, thịt lợn kho, cà muối.

2. Các món ăn

- 3 món chính: canh, mặn, xào.

- 1 hoặc 2 món phụ( nếu có): rau, củ( tươi hoặc trộn); dưa chua kèm nước chấm

3. Yêu cầu

- Lựa chọn món ăn thuộc thể loại đã nêu trên để tạo thành 1 thực đơn sao cho hợp lí.

(2)

- Ví dụ: thịt luộc, rau muốn luộc, trứng luộc, nước chấm.

II. Thực đơn dùng cho các bữa liên hoan, chiêu đãi - Thành phần gồm nhiều món ăn được trình bày công phu.

- Được chế biến từ những thực phẩm cao cấp

- Số lượng các món ăn nhiều và đầy đủ các thành phần.

1. Một số món ăn

- Có 4 đến 5 món trở lên.

- Tùy vào vật chất tài chính, thực đơn có thể tăng cường lượng và chất.

2. Các món ăn

a) Thực đơn thường được kê theo các loại món chính, món phụ, món tráng miệng và đồ uống - Thực phẩm phải thay đổi để có đủ loại thịt, cá, rau

(3)

- Phải tôn trọng trình tự của các món ăn ghi trong thực đơn + Món chính: thịt gà, cá, thịt lợn.

+ Món phụ: nem rán, đậu rán,..

+ Món tráng miệng: hoa quả.

+ Đồ uống: nước ngọt, bia,..

b) Yêu cầu

- Học sinh chọn món ăn thuộc thể loại vừa nêu trên( mỗi loại 1 món) để tạo thành thực đơn - Ví dụ thực đơn: nem rán, thịt ga luộc, canh khoai, xôi, thịt bò xào hành tây.

III. Xây dựng thực đơn 1. Thực đơn là gì?

• Khái niệm thực đơn:

Thực đơn là bảng ghi lại trình tự tất cả những món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày .

(4)

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

a. Thực đơn có số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất của bữa ăn

• Bữa ăn thường ngày có 3-4 món; thường sử dụng các loại thực phẩm thông dụng, chế biến đơn giản.

• Bữa cỗ, tiệc có từ 4-5 món trở lên, chế biến từ thực phẩm cao cấp.

• Các món ăn được chia thành các loại sau:

+ món canh (súp);

+ các món rau, củ, quả tươi, trộn, muối;

+ các món nguội;

+ các món mặn;

+ các món tráng miệng

(5)

b. Thực đơn phải đủ các loại món ăn chính theo cơ cấu của bữa ăn

• Bữa ăn thường ngày gồm các món chính:

+ Món Canh + Món mặn

+ Món xào (hoặc luộc ) và nước chấm.

• Bữa ăn liên hoan, chiêu đãi thường đủ các loại món.

• Bữa ăn có người phục vụ và dọn từng món lên bàn, các loại món ăn được cơ cấu như sau:

+ Món khai vị + Món sau khai vị

+ Món ăn chính ( món mặn ) + Món ăn thêm

+ Tráng miệng

(6)

+ Đồ uống

c. Thực đơn phải đảm bảo yêu cầu về mặt dinh dưỡng

• Thay đổi nhiều loại thức ăn khác nhau trong cùng một nhóm, cân bằng chất dinh dưỡng giữa các nhóm thức ăn

• Chọn thức ăn phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình.

IV. Chế biến món ăn - Gồm 3 khâu:

+ Sơ chế thực phẩm + Chế biến món ăn + Trình bày món ăn 1. Sơ chế thực phẩm

• Là công việc đầu tiên khi chế biến món ăn.

• Làm sạch thực phẩm

• Cắt thái nguyên liệu tùy vào món ăn

• Tẩm ướp gia vị.

2. Chế biến món ăn

(7)

• Là làm cho thực phẩm chín, dễ hấp thụ vì qua chế biến thực phẩm đã thay đổi về trạng thái, hương vị.

• Tùy theo yêu cầu của thực đơn mà chọn phương pháp chế biến phù hợp.

3. Trình bày món ăn

• Món ăn phải được trình bày có tính thẩm mĩ, sáng tạo.

• Kết hợp với các rau củ quả để tăng tính đp mắt.

IV. Bày bàn và thu dọn sau khi ăn

(8)

1. Chuẩn bị dụng cụ

• Căn cứ vào thực đơn và số người dự bữa ăn để tính số bàn ăn và các loại chén, đĩa, ly,… cho đầy đủ, phù hợp.

• Cần chọn dụng cụ đẹp, phù hợp với tính chất bữa ăn.

2. Bày bàn ăn

• Phải trang trí lịch sự, đẹp mắt.

• Món ăn trình bày theo thực đơn, đẹp, hài hòa về màu sắc, hương vị.

• Trình bày món ăn và chế biến chỗ ngồi phù hợp phụ thuộc vào tính chất bữa ăn.

(9)

3. Cách phục vụ và thu dọn sau khi ăn a) Phục vụ

• Cần phải ân cần, niềm nở, vui tươi, hòa nhã, quý trọng khách.

b) Dọn bàn ăn

• Không dọn bàn ăn khi còn người đang ăn.

• Sắp xếp dụng cụ ăn uống theo từng loại (bát, đãi, cốc,…).

IV.VẬN DỤNG:

Câu 1: Mỗi ngày em nên ăn bao nhiêu bữa ?

A. 2 B. 3 C. 4 D. Nhiều hơn

Câu 2: Khoảng cách hợp lý giữa các bữa ăn là:

A. từ 4 đến 5 giờ B. từ 2 đến 3 giờ C. từ 5 đến 6 giờ D. Tất cả đều đúng

Câu 3: Khoảng thời gian hợp lý nhất để ăn sáng là:

A. 6h00 - 7h00 B. 6h30 - 7h30 C. 7h00 - 8h30 D. 7h30 - 9h30 Câu 4: Muốn đảm bảo sức khỏe và kéo dài tuổi thọ, chúng ta cần phải:

(10)

A. Ăn thật no B. Ăn nhiều bữa

C. Ăn đúng bữa, đúng giờ, đủ chất dinh dưỡng D. Ăn nhiều thức ăn giàu chất đạm Câu 5: Thực đơn bữa tiệc liên hoan, ăn uống thường gồm có:

A. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn phụ - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

B. Món khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

C. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Đồ uống

D. Món khai vị - Món sau khai vị - Món ăn chính (món mặn) - Món ăn thêm - Tráng miệng - Trái cây

Câu 6: Có bao nhiêu nguyên tắc xây dựng thực đơn?

A. 2 B. 3 C. 4 D.

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần Vẽ các hình quạt ứng với tỉ trọng của từng thành phần. trong

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Là một cô nuôi làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường, tôi luôn suy nghĩ làm sao cho các bữa ăn của trẻ đã đủ chất, đủ lượng, theo thực đơn, đúng khẩu phần, đảm

Trải bánh phở ra một đĩa sạch, cho rau sống xuống dưới, đặt bún, đậu hũ, thịt heo, giò chả, trứng, cà rốt, dưa leo lên trên và cuộn chặt.. Bước 7: Xếp phở cuốn ra đĩa

Nguyên

Là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người

Câu 5: Nước trong thức ăn sau khi qua đường tiêu hóa của vật nuôi chuyển thành chất dinh dưỡng nào dưới đây mà cơ thể có thể hấp thụ..

- Nguyên nhân phổ biến của tai nạn giao thông; nhận biết được tín hiệu đèn giao thông và một số biển báo thông dụng trên đường; ý nghĩa của việc thực hiện trật tự,