• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH 6_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH 6_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 6 CHỦ ĐỀ 2: QUẢ VÀ HẠT ( 6 tiết)

-Tinh giản chương trình: 03 tiết -Tổng số tiết thực hiện: 03 tiết

(Gồm các bài : Các loại quả; Hạt và các bộ phận của hạt; Tổng kết về cây có hoa.) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức

- Biết cách phân chia quả thành các nhóm khác nhau.

- Nắm được các bộ phận của hạt. So sánh hạt một lá mầm và hạt 2 lá mầm.

- Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính của các cơ quan ở cây có hoa.

- Tìm được mối quan hệ chặt chẽ giữa các cơ quan và các bộ phận của cây tạo thành cơ thể toàn vẹn.

2. Kỹ năng

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh.

- Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích, hệ thống thống hóa kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh yêu và bảo vệ thiên nhiên.

- Giáo d c h c sinh ụ ọ vận dụng kiến thức để biết bảo quản, chế biến quả và hạt sau thu hoạch.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Các loại quả (ôn lại)

II. Hạt và các bộ phận của hạt.

1. Các bộ phận của hạt (hạt gồm có vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ).

- Phôi của hạt gồm: Lá mầm, chồi mầm, thân mầm, rễ mầm.

- Chất dinh dưỡng dự trữ của hạt chứa trong lá mầm hoặc trong phôi nhũ.

2. Phân biệt hạt 1 lá mầm và hạt 2 lá mầm.

- Sự khác nhau chủ yếu của hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm là số lá mầm trong phôi.

- Cây 2 lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm. Ví dụ: cây bưởi, cây cam, cây đỗ đen,…

- Cây 1 lá mầm: Phôi của hạt có 1 lá mầm. Ví dụ: cây lúa, cây kê, cây ngô,…

3. Luyện tập.

a. Hạt gồm những bộ phận nào? Hạt 2 lá mầm khác hạt 1 lá mầm ở điểm nào? Cho ví dụ?

b. Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy, không bị sứt sẹo và không bị sâu bệnh?

(2)

V.Tổng kết về cây có hoa.

1. Cây là một thể thống nhất.

a. Sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ n quan ở cây có hoa

.

- Cây có hoa có nhiều cơ quan, mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng. (Bảng Sgk trang 119 : 1- c; 2 – e; 3 – d; 4 – b; 5 – g;

6 - a)

b. Sự thống nhất về chức năng giữa các cơ quan ở cây có hoa .

- Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng với nhau.

- Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng đến cơ quan khác và toàn bộ cây.

+ Ví dụ: về mối quan hệ giữa các cơ quan của cây có hoa như rễ hút nước thì lá mới quang hợp và ngược lại… Để thấy chúng quan hệ mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau…

3. Luyện tập.

a. Các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản cây có hoa có cấu tạo và có chức năng gì?

b. Giữa các cơ quan của cây có hoa có mối quan hệ như thế nào? Cho ví dụ?

C. LUYỆN TẬP (Luyện tập từng phần)

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

1. Chủ đề vừa học: Nắm được

- Các bộ phận của hạt. Phân biệt được hạt một lá mầm và hai lá mầm.

- Chức năng các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây có hoa.

- Mối quan hệ giữa các cơ quan của cây có hoa.

2. Chủ đề sắp học: Các nhóm thực vật Tìm hiểu:

- Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

- Đặc điểm của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.

- Phân loại thực vật thực vật là gì.

- Cây trồng có nguồn gốc từ đâu. Giữa cây trồng và cây dại khác nhau như thế nào.

-

(3)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 6 CHỦ ĐỀ 3: CÁC NHÓM THỰC VẬT

Tổng số tiết thực hiện: 08 tiết

(Gồm các bài : Tảo; Rêu- cây rêu; Quyết- cây dương xỉ; Hạt trần- cây thông; Hạt kín- đặc điểm của thực vật hạt kín; Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm; Khái niệm

sơ lược về phân loại thực vật; Nguồn gốc cây trồng.) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:

- Nêu được môi trường sống, đặc điểm cấu tạo, sinh sản và vai trò của Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

- Phân biệt được sự khác nhau cơ bản giữa cây hạt kín và cây hạt trần.

- Nêu được đặc điểm của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.

- Nắm được khái niệm sơ lược phân loại thực vật.

- Nêu được nguồn gốc của cây trồng và phân biệt được cây trồng khác với cây dại

- Nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.

2. Kỹ năng

- Phát triển kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình.

- Rèn kỹ năng quan sát và so sánh.

- Rèn luyện kỹ năng tư duy, khả năng liên hệ thực tế.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác tìm hiểu môn học.

- Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ nguồn thực vật trong tự nhiên.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM I. Tảo

1. Cấu tạo của tảo.

a. Quan sát tảo xoắn:

- Cơ thể đa bào. có màu lục, hình sợi.

- Sinh sản sinh dưỡng bằng cách đứt ra từng đoạn sợi thành những tảo mới và sinh sản hữu tính bằng tiếp hợp.

(4)

b. Quan sát rong mơ: (H 37.2)

- Cơ thể đa bào. có màu nâu. dạng cành cây.

- Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (có sự kết hợp giữa tinh trùng và noãn cầu).

2. Một số tảo thường gặp:

a. Tảo đơn bào: Tảo tiểu cầu, tảo silic ( H 37.3 )

b. Tảo đa bào: Tảo vòng, rau diếp biển, rau câu, tảo sừng hươu. ( H 37.4 ) 3. Vai trò của tảo:

- Thải ô xi.

- Là thức ăn cho một số động vật và con người.

- Dùng làm phân bón, thuốc nhuộm…

* Ngoài những mặt có lợi, tảo còn có hại: sinh sản nhanh làm ngộ độc chết cá,

hại lúa ….

4.Luyện tập:

a. Nhận xét về đặc điểm của tảo xoắn ? Tảo xoắn có hình thức sinh sản như thế nào?

b. Rong mơ đặc điểm như thế nào? Rong mơ có hình thức sinh sản như thế nào?

c.Tảo có đặc điểm chung gì ? Liên hệ thực tế về vai trò của tảo:

II.Rêu- cây rêu

1. Môi trường sống của rêu.

Rêu thường sống nơi ẩm ướt như chân tường, trên đất hay các cây to…

2. Quan sát cây rêu. ( H 38.1)

Rêu là những thực vật đã có thân, lá, nhưng cấu tạo vẫn còn đơn giản.

- Thân ngắn, không phân nhánh.

- Lá nhỏ mỏng.

- Rễ giả có khả năng hút nước.

- Chưa có mạch dẫn.

3. Túi bào tử và sự phát triển của Rêu. ( H 38.2)

(5)

- Cơ quan sinh sản của rêu là túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu.

- Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử.

- Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu.

4. Vai trò của rêu:

Hình thành chất mùn cho đất, làm phân bón, làm chất đốt … 5.Luyện tập:

a. Rêu thường sống ở đâu ? Cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào?

b. Rêu sinh sản và phát triển nòi giống bằng gì ? c. So sánh đặc điểm cấu tạo của rêu với tảo?

III.Quyết- cây dương xỉ:

1. Quan sát cây dương xỉ.

a. Cơ quan sinh dưỡng.

- Lá gìa có cuống dài, lá non cuộn tròn.

- Thân hình trụ.

- Rễ thật.

- Có mạch dẫn.

b. Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ.

- Cơ quan sinh sản dương xỉ là túi bào tử - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử.

- Bào tử phát triển thành cây dương xỉ con.

2. Luyện tập:

a. Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có đặc điểm gì ?

(6)

b. So sánh cơ quan sinh dưỡng của cây rêu và cây dương xỉ cây nào có cấu tạo phức tạp hơn?

c. Dương xỉ sinh sản và phát triển nòi giống bằng gì ?

IV. Hạt trần- cây thông.

1.Cơ quan sinh dưỡng của cây thông.

- Thân, cành màu nâu, xù xì (cành có vết sẹo khi lá rụng).

- Lá nhỏ hình kim, mọc từ 2 đến 3 chiếc trên một cành con rất ngắn.

- Rễ dài. ăn sâu và lan rộng - Có mạch dẫn phát triển.

2. Cơ quan sinh sản.( nón) Thông có 2 loại nón:

- Nón đực: Nhỏ , màu vàng, mọc thành cụm. Vảy (nhị) mang túi phấn chứa hạt phấn.

- Nón đực: Lớn, mọc riêng lẻ. Vảy (lá noãn) mang noãn 3. Giá trị của cây hạt trần.

Hạt trần có giá trị : cho gỗ tốt và thơm ( Thông, pơ mu, hoàng đàn, kim giao...) và trồng làm cây cảnh ( Tuế, bách tán, trắc bách diệp, thông tre...)

4. Luyện tập:

a. Cơ quan sinh dưỡng của thông có đặc điểm gì?

b. Đặc điểm cơ quan sinh sản của thông?

c. So sánh cơ quan sinh sản của cây thông và cây dương xỉ?

d. Tại sao gọi thông là cây hạt trần ? Có hoa quả thật sự chưa ? V. Hạt kín-đặc điểm của thực vật hạt kín:

1.Cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản cây hạt kín ( cây có hoa)

(7)

Stt Cây Dạn g thân

Dạng rễ

Kiểu lá Gân lá Cánh hoa

Quả (nếu có)

Môi trường sống

1 Bưởi gỗ cọc đơn hình mạng rời mọng ở cạn

2 Cây huệ cột chùm đơn song song dính / ở cạn

3 Cây đậu cỏ cọc kép hình mạng rời khô mở ở cạn

4 Cây bèo tây cỏ chùm đơn hình cung dính / ở nước

2.Đặc điểm của các cây hạt kín:

Hạt kín là thực vật có hoa.

- Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng (rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép…). Trong thân có mạch dẫn phát triển.

- Có hạt nằm trong quả (hạt kín), là nhóm thực vật phát triển nhất, tiến hóa hơn cả.

- Môi trường sống rất đa dạng.

3. Luyện tập:

a. Đặc điểm chung của cây hạt kín?

b. Giữa cây hạt trần và cây hạt kín có những điểm gì để phân biệt, trong đó đặc điểm nào là quan trọng nhất?

VI. Lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm.

1.Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm

Đặc điểm Lớp một lá mầm Lớp hai lá mầm

- Rễ - Lá( gân) - Thân - Hạt

- Rễ chùm

- Gân lá song song - Thân cỏ, cột.

- Phôi có một lá mầm

- Rễ cọc

- Gân lá hình mạng

- Thân gỗ, thân cỏ, thân leo - Phôi có hai lá mầm

(8)

2. Luyện tập:

a. Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm có đặc điểm gì ? b. Cho ví dụ cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm?

VII. Khái niệm sơ lược về phân loại thực vật.

1. Phân loại thực vật là gì ?

Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật, rồi xếp chúng vào các nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.

2. Các bậc phân loại:

Các bậc phân loại từ cao đến thấp: Ngành - lớp - bộ - họ - chi - loài.

3. Các ngành thực vật:

(Sơ đồ: Giới thực vật trang 141 sgk) 4. Luyện tập:

a. Phân loại thực vật là gì ?

b. Kể tên các bậc phân loại thực vật từ thấp đến cao?

c. Kể tên các ngành thực vật đã học? Nghành nào thuộc thực vật bậc thấp, nghành nào thuộc thực vật bậc cao?

VIII. Nguồn gốc cây trồng.

1. Cây trồng bắt nguồn từ đâu?

- Cây trồng có nguồn gốc từ cây dại.

- Cây trồng nhằm phục vụ cuộc sống con người.

2. Cây trồng khác cây dại như thế nào?

- Cây trồng có nhiều loại phong phú.

- Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt.

3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ?

(9)

- Con người phải cải biến tính di truyền và chăm sóc cây để tạo ra nhiều giống cây trồng mới.

4. Luyện tập:

a. Cây trồng được bắt nguồn từ đâu ? Con người trồng cây nhằm mục đích gì ? b. Kể tên 1 số loại cây trồng? công dụng của chúng?

c. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ? C. LUYỆN TẬP

(Luyện tập từng phần)

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học: Nắm được

- Đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản Tảo, Rêu, Dương xỉ, Hạt trần, Hạt kín.

- Đặc điểm nhận biết của cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm.

- Khái niệm sơ lược phân loại thực vật.

- Sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại. Cho ví dụ.

2. Chủ đề sắp học: Vai trò của thực vật.

Tìm hiểu:

- Vai trò của thực vật trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nguồn nước, đối với động vật và đời sống con người.

- Sự đa dạng của thực vật, các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

(10)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN SINH HỌC - LỚP 6 CHỦ ĐỀ 4: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT

-Tổng số tiết thực hiện: 05 tiết

(Gồm các bài : Thực vật góp phần điều hòa khí hậu; Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước; vai trò của thực vật đối với động vật và đối với đời sống con người; Bảo vệ

sự đa dạng của thực vật.) A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm được:

1. Kiến thức:

- Nêu được vai trò của thực vật trong việc điều hòa khí hậu, bảo vệ đất, nguồn nước và đối với động vật, đời sống con người.

- Biết được sự đa dạng của thực vật, các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

-Nêu được khái niệm thực vật qúy hiếm, kể tên được vài loài thực vật quý hiếm.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng phân tích, tìm hiểu, tổng hợp thông tin.

- Biết vận dụng hiểu biết thực tế để phân tích một số ví dụ cụ thể về vai trò của thực vật bao gồm 2 mặt đối lập.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, loại trừ cây có hại.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I.Thực vật góp phần điều hòa khí hậu 1.thực vật góp phần điều hòa khí hậu:

Nhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu, tăng lượng mưa của khu vực.

2. Thực vật góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường.

- Lá cây có tác dụng ngăn bụi, diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.

- Một số cây như bạch đàn, thông có thể tiết ra các chất có tác dụng tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh.

- Tán lá cây có tác dụng giảm nhiệt độ môi trường trong khu vực khi trời nắng.

3. Luyện tập:

a. Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu ?

b. Tại người ta lại nói: “Rừng cây như một lá phổi xanh” của con người ? c. Là học sinh em làm gì để góp phần bảo vệ môi trường khỏi bị ô nhiễm ? II. Thực vật bảo vệ đất và nguồn nước.

1. Thực vật có vai trò giữ đất chống xói mòn.

(11)

Thực vật, đặc biệt là thực vật rừng, nhờ có hệ rễ giữ đất, tán cây cản bớt sức nước chảy do mưa lớn gây ra, chống xói mòn.

2. Thực vật góp phần hạn chế ngập lụt, hạn hán:

Thực vật ngăn cản dòng chảy, giữ đô ẩm không khí góp phần hạn chế lũ lụt và hạn hán

3. Thực vật góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm:

Nước mưa sau khi rơi xuống rừng phần lớn thấm xuống đất tạo thành dòng chảy ngầm, rồi sau đó chảy vào chỗ trũng tạo thành suối sông …góp phần bảo vệ nguồn nước lâu dài, tránh thiếu nước trong mùa khô hạn.

4. Luyện tập:

a. Đặc điểm nào của thực vật giúp giữ đất chống xói mòn ? b.Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước ngầm?

c. vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt hạn hán?

III. Vai trò của thực vật đối với động vật .

1. Thực vật cung cấp ôxi, thức ăn cho động vật.

- Thực vật lấy khí cacbonic thải khí ôxi cung cấp khí thở cho động vật.

- Thực vật cung cấp thức ăn cho động vật như: quả, hạt, cây, lá…

2.Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật:

Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho 1 số động vật như: chim, khỉ…

3. luyện tập:

a. Thực vật có vai trò gì đối với động vật

b. Kể tên 1 vài động vật lấy cây làm nhà, làm nơi sinh sản?

IV. Thực vật đối với đời sống con người.

1. Những cây có gía trị sử dụng:

- Thực vật có công dụng nhiều măt cho con người : + Cung cấp lương thực, thực phẩm, lấy gỗ, làm thuốc…

+ Có khi cùng một cây nhưng có nhiêù công dụng khác nhau, tùy bộ phận sử dụng….

- Thực vật là nguồn quý giá chúng ta cần phải bảo vệ và phát triển chúng.

2. Những cây có hại cho sức khỏe con người.

- Bên cạnh cây có lợi, còn có một số cây có hại cho sức khỏe con người:

+ Cây thuốc lá.

+ Cây thuốc phiện.

+ Cây cần sa.

- Chúng ta cần hết sức thận trọng với những thực vật có hại khi khai thác và tránh sử dụng.

3. Luyện tập:

a.Thực vật cung cấp cho chúng ta những gì trong đời sống hằng ngày ? Kể tên những loại cây có gía trị cho con người ?

(12)

b. Tại sao nói nếu không có thực vật thì không có loài người?

c. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào? ( Gợi ý: thuốc lá có chất ni côtin rất độc, nếu hút thuốc nhiều thì chất nicôtin ảnh hưởng bộ máy hô hấp, dễ gây ung thư phổi. Cây thuốc phiện có chất moocphin là chất độc , khi sử dụng dễ gây nghiện rất khó chữa…)

V. Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

1. Đa dạng của thực vật là gì ?

- Đa dạng thực vật là sự phong phú về số loài, các cá thể của loài và môi trường sống của chúng.

2.Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam.

a.Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật.

-Đa dạng thể hiện ở số lượng loài, cá thể trong loài và môi trường sống b. Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật Việt Nam

- Nguyên nhân: khai thác bừa bãi, tàn phá tràn lan, cháy rừng...

- Hậu quả: số lượng loài giảm, môi trường bị thu hẹp, nhiều loài trở nên hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng

3. Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật

- Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống thực vật.

- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.

- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn…

- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm.

- Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

4. Luyện tập:

a. Nguyên nhân khiến thực vật Việt Nam bị giảm sút?

b. Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam?

C. LUYỆN TẬP (Luyện tập từng phần)

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1. Chủ đề vừa học: Nắm được

- Thực vật có vai trò đối với thiên nhiên, đối với động vật và đối với con người.

- Biết được sự đa dạng của thực vật, các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.

2. Chủ đề sắp học: Vi khuẩn và nấm Tìm hiểu: - Vai trò của vi khuẩn.

- Hình dạng cấu tạo mốc trắng và nấm rơm.

-Điều kiện phát triển và cách dinh dưỡng của nấm.Tầm quan trọng của nấm.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Sống trên cung trăng Sốngdưới đáy đại dương.. Bay vào vũ trụ Trái đất luôn

Khi chưng cất dầu mỏ tùy theo từng nhiệt độ khác nhau mà các sản phẩm được tách ra như : khí đốt , xăng , dầu thắp ( dầu lửa) , dầu diezen , dầu ma zut, nhựa đường.

- Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO 2 , thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các

- Nắm được sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lý của trái đất và được thể

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật:... Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống

- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO 2 , nước tiểu, mồ hôi,...)?. - Hoạt động này do phổi,

Thằn lằn bóng đuôi dài, ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng. Chúng bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ. Trú đông trong các hang đất khô, là động vật

- Họa sĩ được đào tạo chính quy giai đoạn này: Nguyễn Phan Chánh, Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn,,,?. Ai là người đứng đầu nền hội họa