• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH HỌC 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC SINH HỌC 8"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN: SINH HỌC 8

CHỦ ĐỀ1: BÀI TIẾT

1. Bài tiết

- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.

- Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.

- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...)

- Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO2, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu.

*Câu hỏi:

1- Bài tiết là gì? Bài tiết có vai trò như thế nào?

2- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ đâu?

3- Hằng ngày cơ thể bài tiết ra môi trường ngoài những sản phẩm nào? Cơ quan nào thực hiện bài tiết những sản phẩm đó?Hoạt động bài tiết nào đóng vai trò quan trọng nhất?

2. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.

+ Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy;

cùng các ống góp, bể thận.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu.

*Câu hỏi:

1- Các cơ quan hệ bài tiết nước tiểu? Cấu tạo của thận?

2- Cấu tạo của một đơn vị chức năng thận?

3- Nguyên nhân dẫn đến người bệnh sỏi thận?

3

. Tạo thành nước tiểu:Gồm 3 quá trình :

- Quá trình lọc máu ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.

- Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận - Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận

⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.

Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức

Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn

Chứa ít các chất cặn bã và các chất độc hơn Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng

(2)

*Câu hỏi:

1- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? Chúng diễn ra ở đâu?

2- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào?

4. Thải nước tiểu:

-Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng đái.

-Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới khoảng 200ml sẽ làm căng bóng đái-

>cảm giác buồn đi tiểu.

- Nước tiểu được thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng, cơ vòng ống đái và cơ bóng đái

*Câu hỏi:

1-Sự bài tiết nước tiểu diễn ra như thế nào?

2- Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

5.Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

(3)

Câu hỏi:

1-Nêu những tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

2 - Những tác nhân này ảnh hưởng như thế nào đến hệ bài tiết nước tiểu?

3-Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như thế nào về sức khỏe?

4- Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào về sức khỏe?

5- Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?

6. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

Câu hỏi:

1- Em đã có thói quen sống khoa học chưa? Nếu có là những thói quen nào? Nếu chưa có hãy đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học?

CHỦ ĐỀ 2:DA

(4)

1. Cấu tạo của da

*Da gồm:

-Lớp biểu bì :+ Tầng sừng (1) + Tầng tế bào sống (2)

-Lớp bì :+ Thụ quan (3) + Tuyến nhờn (4) + Cơ co chân lông (5) + Lông và bao lông (6) + Tuyến mồ hôi (7) + Dây thần kinh (8)

-Lớp mỡ dưới da : + Lớp mỡ (9) + Mạch máu (10)

*Câu hỏi:

1- Da có cấu tạo gồm mấy lớp?Nêu thành phần cấu tạo của mỗi lớp?

2- Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra nhiều phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

3- Vì sao da ta luôn mềm mại và không thấm nước?

4- Da có phản ứng như thế nào khi trời nóng quá hay lạnh quá?

5- Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

2. Chức năng của da:

- Bảo vệ cơ thể - Điều hòa thân nhiệt - Cảm giác

- Bài tiết

- Dự trữ năng lượng - Cách nhiệt

(5)

- Tạo nên vẻ đẹp con người

*Câu hỏi:

1- Da có những chức năng gì?

2- Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ?

3- Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận các kích thích? Bộ phận nào thực hiện chức năng bài tiết?

4- Da điều hòa thân nhiệt bằng cách nào?

3. Bảo vệ da:

- Da bẩn:

+ Là môi trường cho vi khuẩn phát triển.

+ Hạn chế hoạt động tuyến mồ hôi.

- Da bị xây xát dễ nhiễm trùng → cần giữ da sạch và tránh bị xây xát.

- Biện pháp bảo vệ:

+ Thường xuyên tắm rửa, thay quần áo + chống xây xát và thương tích cho da

*Câu hỏi:

1-Da bẩn có hại như thế nào?

2- Da bị xây xát có hại như thế nào?

3- Để giữ da sạch sẽ cần phải làm gì?

4. Rèn luyện da:

- Các hình thức rèn luyện da.

+ Tắm nắng lúc 8, 9 giờ.

+ Tham gia thể thao buổi chiều.

+ Xoa bóp.

+ Lao động chân tay vừa sức.

- Nguyên tắc rèn luyện:

+ Phải rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.

+ Phù hợp với tình trạng sức khoẻ từng người.

+ Thường xuyên tắm nắng buổi sáng để tạo vitamin D chống bệnh còi xương.

*Câu hỏi:

1- Có những hình thức rèn luyện da nào?Em đã có những hình thức rèn luyện da nào?

2- Nêu các nguyên tắc để rèn luyện da?

5.Phòng chống bệnh ngoài da:

- Các bệnh ngoài da do vi khuẩn, nấm, bỏng nhiệt, bỏng hoá chất ….

- Phòng bệnh:

+ Giữ vệ sinh thân thể.

+ Giữ vệ sinh môi trường + Tránh để da bị xây xát, bỏng.

- Chữa bệnh: Dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

*Câu hỏi:1- Kể một số bệnh ngoài da? Cách phòng chống?

2- Tại sao phải giữ vệ sinh nguồn nước, nơi ở, nơi công cộng...?

CHỦ ĐỀ 3: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THẦN KINH

(6)

1. Nơ ron –đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh

* Cấu tạo nơron : gồm - Thân : chứa nhân.

- Các sợi nhánh ở quanh thân.

- Một sợi trục: có bao miêlin, giữa các bao miêlin có eo Răngviê, tận cùng sợi trục có cúc xináp.

* Chức năng : - Cảm ứng.

- Dẫn truyền xung thần kinh.

*Câu hỏi

1- Mô tả cấu tạo 1 nơron?

2-Nêu chức năng của nơron ? 2. Các bộ phận của hệ thần kinh.

a.Cấu tạo:Hệ thần kinh gồm:

-Bộ phận trung ương (gồm não và tủy sống)

- Bộ phận ngoại biên (gồm các dây thần kinh và các hạch thần kinh) b. Chức năng:

- Hệ thần kinh vận động:

+ Điều khiển sự hoạt động của cơ vân.

+ Là hoạt động có ý thức.

- Hệ thần kinh sinh dưỡng:

+ Điều hoà các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.

+ Là hoạt động không có ý thức

*Câu hỏi:

1-Hệ thần kinh gồm những bộ phận nào, cấu tạo và chức năng của chúng?

2- Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được phân thành mấy phân hệ?

3- Phân biệt chức năng hệ thần kinh sinh dưỡng và hệ thần kinh vận động?

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo viên giao nhiệm vụ và hướnhg dẫn cách chơi như sau:.. II/ Hoạt động 2: Kiểm tra, đánh giá quá trình

Objectives: Qua bài học này, học sinh nắm được từ vựng về các loại phong tục và truyền thống, các hoạt động trong các lễ hội ; các nhân vật trong câu truyện dân gian

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật:... Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống

Các cây sống trong môi trường nước thường có đặc điểm hình thái như thế nào.. Các cây sống ở môi trường cạn có đặc điểm như

(Người ta thải quá nhiều bao nhựa, do vậy môi trường bị ô nhiễm).. Ex: He didn’t win the

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản dồ : lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống quân Minh vây quét và mở rộng vùng hoạt

- Công dân Việt Nam có quyền và nghĩa vụ đối với Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo vệ và