• Không có kết quả nào được tìm thấy

Ôn tập Sinh 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Ôn tập Sinh 8"

Copied!
15
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NỘI DUNG HƯỚNG DẪN, TỔ CHỨC CHO HỌC SINH HỌC TẬP TẠI NHÀ TRONG THỜI GIAN NGHỈ HỌC ĐỂ PHÒNG DỊCH BỆNH COVID 19

MÔN: SINH HỌC 8 A. KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Trao đổi chất và năng lượng:

I. Thân nhiệt

- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể. Có thể đo thân nhiệt bằng nhiệt kế.

- Ở người bình thường, nhiệt độ cơ thể luôn ổn định ở mức 37oC và không dao động quá 0,5oC.

- Quá trình chuyển hoá năng lượng trong tế bào sản sinh ra nhiệt, nhiệt được toả ra môi trường qua da, qua hô hấp và bài tiết.

⇒ Vì vậy, đảm bảo thân nhiệt ổn định chính là tạo ra sự cân bằng giữa quá trình sinh nhiột và quá trình toả nhiệt.

II. Điều hòa thân nhiệt

1. Vai trò của da trong điều hòa thân nhiệt:

- Nhiệt do hoạt động của cơ thể tạo ra thường xuyên được máu phân phối khắp cơ thể và toả ra môi trường đảm bảo cho thân nhiệt ổn định.

- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt:

+ Khi trời nóng và khi lao động nặng, mao mạch ở da dãn giúp toả nhiệt nhanh, đồng thời tăng cường tiết mồ hôi, mồ hồi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể.

+ Khi trời rét, mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự toả nhiệt. Ngoài ra, khi trời quá lạnh, còn có hiện tượng cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để sinh nhiệt.

2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hòa thân nhiệt

- Hệ thần kinh giữ vai trò chủ đạo trong điều hòa thân nhiệt vì điều hòa dị hóa ở tế bào tức điều hòa sự sinh nhiệt, điều hòa co dãn mạch máu dưới da, điều khiển tăng giảm tiết mồ hôi, co duỗi chân lông, từ đó điều tiết sự tỏa nhiệt.

III. Phương pháp phòng chống nóng lạnh - Khi đi nắng cần đội mũ, nón

- Trời nóng, sau khi lao động nặng hoặc khi đi nắng về, mồ hôi ra nhiều không được tắm ngay, không ngồi nơi lộng gió, không bật quạt quá mạnh.

- Trời rét cần giữ ấm cơ thể nhất là cổ, ngực, chân, không ngồi nơi hút gió - Rèn luyện thể dục thể thao hợp lý để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể - Trồng cây xanh tạo bong mát ở trường học và khu dân cư

IV. Vitamin

- Vitamin là hợp chất hoá học đơn giản, là thành phần cấu trúc của nhiều enzim trong cơ thể. + Vitamin có nhiều trong rau, quả, thịt,…

+ Cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp mà phải lấy từ thức ăn.

- Vai trò: + Đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể.

+ Cần phối hợp cân đối các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.

(2)

+ Thiếu vitamin dẫn tới rối loạn trong hoạt động sinh lí của cơ thể.

+ Nếu lạm dụng gây ra nhiều bệnh nguy hiểm như tiêm nhiều vitamin D sẽ dẫn tới hiện tượng hóa canxi của mô mềm dẫn đến tử vong.

⇒ Nếu thiếu vitanmin D trẻ nhỏ sẽ mắc bệnh còi xương => cần bổ sung đầy đủ.

V. Muối khoáng

- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều enzim đảm bảo qúa trình trao đổi chất và năng lượng.

(3)

VI. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể

- Ăn uồng không đầy đủ -> Tình trạng suy dinh dưỡng nặng -> VN cố gắng phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em mỗi năm.

(4)

- Nhu cầu dinh dưỡng phụ thuộc vào giới tính, lứa tuổi, hoạt dạng động, trạng thái cơ thể.

VII. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn

(5)

- Do tỉ lệ các chất hữu cơ có trong thực phẩm không giống nhau, tỉ lệ các loại vitamin ở những thực phẩm khác nhau cũng khác nhau, nên cần có sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.

- Mặt khác, sự phối hợp các loại thức ãn trong bữa ăn còn giúp chúng ta ăn ngon miệng hơn. Do đó, sự hấp thụ thức ăn của cơ thể cũng tốt hơn.

VIII. Khẩu phần ăn và nguyên tắc lập khẩu phần ăn

- Khẩu phần cho các đối tượng khác nhau không giống nhau và ngay với một người, trong những giai doạn khác nhau cũng khác nhau, vì nhu cầu năng lượng và nhu cầu dinh dưỡng ở những thời điểm khác nhau không giống nhau

- Những nguyên tấc lập khẩu phần:

+ Đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

+ Đảm bào cân đôi các thành phần và giá trị dinh dưỡng của thức ăn.

+ Đảm bào cung cấp dủ năng lượng, vitamin, muối khoáng và cân đối về thành phần các chất hữu cơ.

Bài tiết I. Bài tiết

- Bài tiết là quá trình lọc và thải các chất cặn bã, chất độc hại và chất thừa ra môi trường ngoài cơ thể.

- Bài tiết làm cho môi trường trong cơ thể được ổn định, không bị nhiễm độc.

- Các sản phẩm thải cần được bài tiết phát sinh từ chính các hoạt động trao đổi chất của tế bào và cơ thể (CO2, nước tiểu, mồ hôi,...), hoặc từ hoạt động tiêu hoá đưa vào cơ thể một số chất quá liều lượng (các chất thuốc, các ion, côlestêrôn,..)

(6)

II. Cấu tạo hệ bài tiết nước tiểu:

- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bong đái và ống đái.

+ Thận gồm 2 quả: mỗi quả gồm phần vỏ với các đơn vị chức năng; phần tủy; cùng các ống góp, bể thận.

+ Mỗi đơn vị chức năng gồm: cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

⇒ Chức năng để lọc máu và tạo thành nước tiểu.

I. Tạo thành nước tiểu

- Gồm 3 quá trình :

+ Quá trình lọc máu ở cầu thận -> tạo ra nước tiểu đầu.

+ Quá trình hấp thụ lại các chât cần thiết ở ống thận + Quá trình bài tiết tiếp chất thừa, chất thải ở ống thận

⇒ Tạo thành nước tiểu chính thức.

* Nước tiểu đầu và máu khác nhau như sau:

- Nước tiểu đầu: được tạo thành ở cầu thận. Ở đây có quá trình lọc máu để tạo thành nước tiểu đầu. Vì vậy, ở nước tiểu đầu không có các tế bào máu và prôtêin.

- Máu: có chứa các tế bào máu và prôtêin.

Nước tiểu đầu Nước tiểu chính thức

Nồng dộ các chất hoà tan loãng hơn Nồng độ các chất hoà tan đậm đặc hơn Chứa ít các chất cặn bã và các chất

độc hơn

Chứa nhiều các chất cặn bã và các chất độc hơn

(7)

Còn chứa nhiều chất dinh dưỡng Gần như không còn chứa chất dinh dưỡng II. Thải nước tiểu

- Nước tiểu chính thức -> Bể thận -> Ống dẫn nước tiểu -> Tích trữ ở bóng đái -> Thải ra ngoài nhờ hoạt động cơ bụng,cơ vòng bóng đái, cơ bóng đái.

III. Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

* Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng về sức khoẻ như sau:

- Quá trình lọc máu bị trì trộ -> Các chất cặn bã và các chất độc hại tích tụ trong máu -»

Biểu hiện sớm nhất là cơ thể bị phù, tiếp theo là suy thận toàn bộ dẫn tới hôn mê và chết.

* Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả —> Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết và bài tiết các chất độc căn bã độc hại bị giảm -> Môi trường trong bị biến đổi —>

Trao đổi chất bị rối loạn —> Ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ.

(8)

- Khi các tế bào ống thận bị tổn thương có thể làm tắc ống thận hay nước tiểu trong ống có thể hoà thẳng vào máu -> Gây đầu độc cơ thể với những biểu hiện tương tự trường hợp suy thận.

* Khi đường dẫn nước tiểu bị tắc nghẽn bởi sỏi, gây tình trạng bí tiểu hay không đi tiểu được

- Người bệnh đau dữ dội và có thể kèm theo sốt

- Nếu không được cấp cứu kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

IV. Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu:

(9)

Da

I. Cấu tạo của da

*Da gồm:

Lớp biểu bì : + Tầng sừng (1)

+ Tầng tế bào sống (2) Lớp bì :

+ Thụ quan (3) + Tuyến nhờn (4) + Cơ co chân lông (5) + Lông và bao lông (6) + Tuyến mồ hôi (7) + Dây thần kinh (8) Lớp mỡ dưới da : + Lớp mỡ (9) + Mạch máu (10)

(10)

II. Chức năng - Bảo vệ cơ thể - Điều hòa thân nhiệt - Cảm giác

- Bài tiết

- Dự trữ năng lượng - Cách nhiệt

- Tạo nên vẻ đẹp con người B. BÀI TẬP

Trao đổi chất và năng lượng:

1. Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt trong các trường hợp : trời nóng, trời oi bức và trời rét.

2. Hãy giải thích các câu:

- "Trời nóng chóng khát, trời rét chóng đói".

- "Rét run cầm cập".

3. Để phòng cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt hàng ngày em cần phải chú ý những điểm gì ?

4. Vì sao cần bổ sung thức ăn giàu chất sắt cho các bà mẹ khi mang thai ? 5. Vì sao nhu cầu dinh dưỡng khác nhau tùy người? Cho một vài ví dụ cụ thể

6. Thế nào là bữa ăn hợp lí, có chất lượng? Cần làm gì để nâng cao chất lượng bữa ăn trong gia đình?

Bài tiết

1. Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống ?

2. Thành phần nước tiểu đầu khác với máu, khác với nước tiểu chính thức ở chỗ nào ?

(11)

3. Thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu là gì?

4. Khi các cầu thận bị viêm và suy thoái có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thế nào đến sức khỏe ?

5. Khi các tế bào ống thận làm việc kém hiệu quả hay bị tổn thương có thể dẫn đến hậu quả như thế nào tới sức khỏe ?

6. Khi đường dẫn nước tiểu bị nghẽn bởi sỏi có thể ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?

7. Thử đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học cho bản thân em để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.

Da

1. Vào mùa hanh khô, ta thường thấy có những vảy trắng nhỏ bong ra như phấn ở quần áo. Điều đó giúp cho ta giải thích như thế nào về thành phần lớp ngoài cùng của da?

2. Vì sao da ta luôn mềm mại, khi bị ướt không thấm nước?

3. Da ta có phản ứng như nào khi trời quá nóng hoặc quá lạnh?

4. Lớp mỡ dưới da có vai trò gì?

5. Tóc và lông mày có tác dụng gì?

6. Có nên trang điểm bằng cách lạm dụng kem phấn, nhổ bỏ lông mày, dùng bút chì kẻ lông mày tạo dáng không ? Vì sao?

E. Câu hỏi trắc nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8 bài 32: Chuyển hoá Câu 1. Đồng hoá xảy ra quá trình nào dưới đây?

A. Giải phóng năng lượng

B. Tổng hợp chất hữu cơ đơn giản từ những chất hữu cơ phức tạp C. Tích luỹ năng lượng

D. Phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ đơn giản Câu 2. Chuyển hoá cơ bản là

A. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

B. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái lao động cật lực.

C. Năng lượng tích luỹ khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

D. Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn nghỉ ngơi.

Câu 3. Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình A. Đều xảy ra sự tổng hợp các chất.

B. Đều xảy ra sự tích luỹ năng lượng.

C. Đối lập nhau.

D. Mâu thuẫn nhau.

Câu 4. Năng lượng giải phóng trong quá trình dị hoá được sử dụng để làm gì?

A. Tất cả các phương án còn lại B. Sinh công

(12)

C. Sinh nhiệt

D. Tổng hợp chất mới

Câu 5. Đối tượng nào dưới đây có quá trình dị hoá diễn ra mạnh mẽ hơn quá trình đồng hoá?

A. Người cao tuổi B. Thanh niên C. Trẻ sơ sinh D. Thiếu niên

Câu 6. Chất nào dưới đây có thể là sản phẩm của quá trình dị hoá?

A. Nước B. Prôtêin C. Xenlulôzơ D. Tinh bột

Câu 7. Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng của cơ thể phụ thuộc vào sự điều khiển của mấy hệ cơ quan?

A. 3 B. 1 C. 2 D. 4

Câu 8. Trung khu điều hoà sự tăng giảm của nhiệt độ cơ thể nằm ở đâu?

A. Hạch thần kinh B. Dây thần kinh C. Tuỷ sống D. Não bộ

Câu 9. Loại hoocmôn nào dưới đây tham gia vào quá trình chuyển hoá đường trong cơ thể?

A. Glucagôn B. Insulin C. Ađrênalin

D. Tất cả các phương án còn lại

Câu 10. Năng lượng được giải phóng trong dị hoá cuối cùng cũng đều biến thành A. Quang năng. B. Cơ năng.

C. Nhiệt năng. D. Hoá năng.

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8 bài 33: Thân nhiệt Câu 1. Ở người bình thường, nhiệt độ đo được ở miệng là

A. 38oC B. 37,5oC C. 37oC D. 36,5oC

Câu 2. Vì sao vào mùa đông, da chúng ta thường bị tím tái?

A. Tất cả các phương án còn lại.

B. Vì cơ thể bị mất máu do bị sốc nhiệt nên da mất đi vẻ hồng hào.

C. Vì nhiệt độ thấp khiến cho mạch máu dưới da bị vỡ và tạo nên các vết bầm tím.

D. Vì các mạch máu dưới da co lại để hạn chế sự toả nhiệt nên sắc da trở nên nhợt nhạt.

Câu 3. Khi lao động nặng, cơ thể sẽ toả nhiệt bằng cách nào?

(13)

1. Dãn mạch máu dưới da 2. Run

3. Vã mồ hôi 4. Sởn gai ốc A. 1, 3

B. 1, 2, 3 C. 3, 4 D. 1, 2, 4

Câu 4. Hệ cơ quan nào đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động điều hoà thân nhiệt?

A. Hệ tuần hoàn B. Hệ nội tiết C. Hệ bài tiết D. Hệ thần kinh

Câu 5. Vào mùa hè, để chống nóng thì chúng ta cần lưu ý điều nào sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Sử dụng áo chống nắng, đội mũ và đeo khẩu trang khi ra đường C. Mặc quần áo thoáng mát, tạo điều kiện cho da toả nhiệt

D. Bôi kem chống nắng khi đi bơi, tắm biển Câu 6. Để chống rét, chúng ta phải làm gì?

A. Tất cả các phương án còn lại

B. Giữ ấm vào mùa đông, đặc biệt là vùng cổ, ngực, mũi và bàn chân

C. Làm nóng cơ thể trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy bằng cách mát xa lòng bàn tay, gan bàn chân

D. Bổ sung các thảo dược giúp làm ấm phủ tạng như trà gừng, trà sâm…

Câu 7. Biện pháp nào dưới đây vừa giúp chúng ta chống nóng, lại vừa giúp chúng ta chống lạnh?

A. Ăn nhiều tinh bột B. Uống nhiều nước C. Rèn luyện thân thể D. Giữ ấm vùng cổ

Câu 8. Việc làm nào dưới đây có thể giúp chúng ta chống nóng hiệu quả?

A. Uống nước giải khát có ga B. Tắm nắng

C. Mặc quần áo dày dặn bằng vải nilon D. Trồng nhiều cây xanh

Câu 9. Khi bị sốt cao, chúng ta cần phải làm điều gì sau đây?

A. Tất cả các phương án còn lại B. Lau cơ thể bằng khăn ướp lạnh

(14)

C. Mặc ấm để che chắn gió D. Bổ sung nước điện giải

Câu 10. Khi đo thân nhiệt, ta nên đo ở đâu để có kết quả chính xác nhất?

A. Tai B. Miệng C. Hậu môn D. Nách

Bài tập trắc nghiệm Sinh 8 bài 34: Vitamin và muối khoáng Câu 1. Loại vitamin nào dưới đây không tan trong dầu, mỡ?

A. Vitamin A B. Vitamin C C. Vitamin K D. Vitamin D

Câu 2. Thiếu vitamin nào dưới đây sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét niêm mạc?

A. Vitamin B2

B. Vitamin B1

C. Vitamin B6

D. Vitamin B12

Câu 3. Loại quả nào dưới đây có chứa nhiều tiền chất của vitamin A?

A. Mướp đắng B. Gấc C. Chanh D. Táo ta

Câu 4. Cặp vitamin nào dưới đây đóng vai trò tích cực trong việc chống lão hoá?

A. Vitamin K và vitamin A B. Vitamin C và vitamin E C. Vitamin A và vitamin D D. Vitamin B1 và vitamin D

Câu 5. Loại vitamin nào dưới đây thường có nguồn gốc động vật?

A. Tất cả các phương án còn lại B. Vitamin C

C. Vitamin B1

D. Vitamin A

Câu 6. Chất khoáng nào là thành phần cấu tạo nên hêmôglôbin trong hồng cầu người?

A. Asen B. Kẽm C. Đồng D. Sắt

Câu 7. Loại muối khoáng nào dưới đây có vai trò quan trọng trong việc hàn gắn vết thương?

A. I-ốt B. Canxi C. K D. Sắt

Câu 8. Thực phẩm nào dưới đây có chứa nhiều vitamin?

A. Cá biển B. Giá đỗ C. Thịt bò D. Thịt lợn

(15)

Câu 9. Loại muối khoáng nào là thành phần không thể thiếu của hoocmôn tuyến giáp?

A. Kẽm B. Sắt C. I-ốt D. Đồng

Câu 10. Loại vitamin duy nhất được tổng hợp ở da dưới ánh nắng mặt trời là A. vitamin D.

B. vitamin A.

C. vitamin C.

D. vitamin E.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

Học sinh.. Ôn tập về từ chỉ hoạt động ,trạng thái – So sánh Luyện từ và câu.. Ôn tập về từ chỉ hoạt động trạng thái – So sánh Baøi 2: Ñoïc laïi baøi taäp

- Để lao động có năng suất cao cần làm việc nhịp nhàng, vừa sức, rèn luyện thân thể thường xuyên thông qua lao động, thể dục thể thao sẽ làm tăng dần khả năng co cơ

B.Phân tích cho Hà thấy việc làm của Hoa thể hiện bạn quan tâm và sống chan hòa với mọi người, biết giúp đỡ người khác, việc làm đó cần phải được nêu gương trước tập

Như vậy, các bệnh nhân nghiên cứu có kháng thể kháng synthetase có bệnh tiến triển nặng hơn rất rõ rệt và bị tổn thương nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt

Tổ chức giảng dạy như phần luyện tập của hoạt động 1 Nhắc lại cách thực hiện động tác bật nhảy về trước và động tác bật cao, tay với vật

a / Tìm các từ chỉ hoạt động trong khổ thơ trên b/ Hoạt động chạy của những chú gà con được miêu tả bằng cách nào?. Đọc khổ thơ dưới đây

Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào Câu hỏi trang 81 sgk Khoa học tự nhiên 6:. Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan