• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải KHTN 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải KHTN 6 Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể | Giải bài tập KHTN lớp 6 Cánh diều"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 13: Từ tế bào đến cơ thể A/ Câu hỏi đầu bài

Phần mở đầu

Câu hỏi trang 76 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 13.1 và cho biết cơ thể sinh vật nào được cấu từ nhiều tế bào.

Đáp án:

Sinh vật được cấu tạo từ nhiều tế bào là con gà, cây hoa mai và cây lúa.

I. SINH VẬT ĐƠN BÀO VÀ SINH VẬT ĐA BÀO 1. Sinh vật đơn bào

Phần luyện tập

Câu hỏi trang 76 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lấy ví dụ về sinh vật đơn bào và cho biết tế bào của chúng là tế bào nhân sơ hay tế bào nhân thực.

Đáp án:

- Ví dụ:

+ Trùng roi là tế bào nhân thực + Trùng giày là tế bào nhân thực + Nấm men là tế bào nhân thực

(2)

+ Vi khuẩn lactic là tế bào nhân sơ

+ Vi khuẩn cố định đạm là tế bào nhân sơ + Vi khuẩn lam là tế bào nhân sơ

Phần tìm hiểu thêm

Câu hỏi trang 77 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Hãy tìm hiểu trùng giày thực hiện các hoạt động sống như thế nào?

Đáp án:

Trùng giày thực hiện các hoạt động sống như sau:

- Lấy thức ăn qua rãnh miệng

- Chứa và tiêu hóa thức ăn trong không bào tiêu hóa - Thải các chất cặn bã qua lỗ thoát

- Bơm nước thừa ra ngoài bằng không bào co bóp - Di chuyển bằng lông bơi

2. Sinh vật đa bào Phần luyện tập

Câu hỏi trang 77 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Phân biệt sinh vật đơn bào và sinh vật đa bào theo gợi ý trong bảng 13.1 Đáp án:

Tiêu chí Sinh vật đơn bào Sinh vật đa bào

Số lượng tế bào Một tế bào Nhiều tế bào

Số loại tế bào Một loại tế bào Nhiều loại tế bào Cấu tạo từ tế bào nhân

sơ hay nhân thực Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực

II. TỔ CHỨC CƠ THỂ ĐA BÀO Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

(3)

Câu hỏi trang 78 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát hình 13.3 và nêu tên các cấp độ tổ chức của cơ thể cây xanh theo thứ tự từ thấp đến cao.

Đáp án:

Trật tự sắp các cấp độ tổ chức của cây xanh từ thấp đến cao là:

Tế bào thịt lá  Các loại mô: mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn  Lá  Hệ chồi

 Cây xanh Phần vận dụng

Câu hỏi trang 79 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát các hình trong hình 13.4 và sắp xếp các hình đố theo cấp độ tổ chức của cơ thể người từ thấp đếp cao và gọi tên các cấp độ đó.

(4)

Đáp án:

Trình tự sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ thể người từ thấp đến cao là:

- Tế bào: tế bào biểu mô ruột

- Mô: Biểu mô ruột, mô cơ, mô liên kết - Cơ quan: ruột non

- Hệ cơ quan: hệ tiêu hóa - Cơ thể: cơ thể người

Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 79 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Quan sát các loại mô trong hình 13.5 và nhận xét về hình dạng, kích thước của các tế bào trong từng loại mô.

(5)

Đáp án:

- Hình dạng, kích thước của các loại tế bào trong các loại mô là khác nhau.

+ Có những tế bào có hình cầu, hình trụ, có những tế bào dạng sợi dài hay hình sao nhiều cạnh.

+ Có những tế bào có kích thước nhỏ, chỉ vài µm ( tế bào mô bì) nhưng cũng có những tế bào có kích thước lớn đến vài mm, thậm chí vài chục cm (tế bào thần kinh)

Phần hình thành kiến thức, kĩ năng

Câu hỏi trang 79 sgk Khoa học tự nhiên 6:

1. Dựa vào hình 13.3, hãy kể tên một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh.

2. Quan sát hình 13.4, kể tên một số cơ quan trong hệ tiêu hóa của người.

(6)

Đáp án:

1. Một số loại mô cấu tạo nên lá ở cây xanh là: mô giậu, mô bì, mô xốp, mô dẫn 2. Một số cơ quan trong hệ tiêu hóa ở người là: dạ dày, ruột non, ruột già, tụy, thực quản, gan,…

Phần luyện tập

Câu hỏi trang 80 sgk Khoa học tự nhiên 6:

(7)

Nêu tên cấp độ tổ chức tương ứng với mỗi cấu trúc đã cho trong bảng 13.2 và tên của cấp độ tổ chức liền kề cao hơn nó trong thứ tự tổ chức cơ thể.

Đáp án:

Cấu trúc

Tên cấp độ tổ

chức Cơ quan Tế bào Hệ cơ quan Hệ cơ quan

Tên cấp độ tổ chức liền kề

cao hơn Hệ cơ quan Mô Cơ thể Cơ thể

Phần vận dụng

Câu hỏi trang 80 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Lấy ví dụ về tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan trong cơ thể động vật và thực vật mà em biết theo gợi ý trong bảng 13.3.

Đáp án:

Cấu trúc Động vật Thực vật

Tế bào Tế bào cơ Tế bào thịt quả

Mô cơ Mô xốp

Cơ quan Phổi Quả

Hệ cơ quan Hệ hô hấp Hệ

III. THỰC HÀNH TÌM HIỂU VỀ TỔ CHỨC CƠ THỂ 1. Tìm hiểu về hình dạng, cấu tạo của sinh vật đơn bào Câu hỏi trang 81 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Vẽ và mô tả hình dạng nấm men mà em quan sát được.

(8)

Đáp án:

- Tế bào nấm men có dạng hình cầu hoặc hình bầu dục.

- Có một số tế bào nấm men con mọc chồi luôn trên cơ thể mẹ nên tạo ra hình dạng giống xương rồng.

- Nấm men có đầy đủ cấu tạo của tế bào bao gồm thành tế bào, màng tế bào, tế bào chất, ti thể, riboxom, nhân, không bào và các hạt dự trữ.

2. Tìm hiểu về tổ chức cơ thể thực vật và cơ thể người.

Câu hỏi trang 81 sgk Khoa học tự nhiên 6:

Liệt kê một số cơ quan và hệ cơ quan ở cơ thể cây xanh và cơ thể người mà em quan sát được theo sơ đồ gợi ý.

Đáp án:

- Cơ thể người:

(9)

- Cơ thể cây xanh:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trang 49 SBT KHTN 6: Đặc điểm nào dưới đây chỉ có ở thực vật hạt kín mà không có ở các nhóm thực vật khácA. Sinh sản bằng hạt

Trang 60 SBT KHTN 6: Bạch tuộc và ốc sên có nhiều đặc điểm khác nhau nhưng đều được xếp chung vào ngành thân mềm vì cả hai đều có đặc điểm nào sau đây.. Có giá

Vì nước ta nằm ở vùng nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều nên có khí hậu thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển của nhiều loài động vật nên nước ta có độ đa dạng

Em hãy đề xuất cách xác định gần đúng khoảng thời gian từ khi Mặt Trăng mọc đến lúc nó ở vị trí nhìn thấy như hình vẽ.. Trong hình vẽ, ta thấy Mặt Trăng nhô khỏi mặt

Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Sinh học thuộc khoa học tự nhiên là các sinh vật và sự sống trên Trái Đất. Đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực Thiên văn thuộc khoa học

Câu hỏi vận dụng trang 31 SGK khoa học tự nhiên 6: Dựa vào đặc điểm nào của chất lỏng mà ta có thể bơm được xăng vào các bình chứa có hình dạng

Câu hỏi trang 33 SGK khoa học tự nhiên 6: Em hãy nêu một số tính chất của nước giúp em phân biệt nước với các chất khác. - Ví dụ:.. + Bằng cách ngửi mùi có thể phân

Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều được cấu tạo từ 3 thành phần là: vùng nhân hoặc nhân, màng sinh chất, tế bào chất Khác nhau Vùng nhân chưa có màng bao bọc