• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HÓA 9_CHỦ ĐỀ 1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC HÓA 9_CHỦ ĐỀ 1"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN HÓA HỌC 9

CHỦ ĐỀ 1 :

SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC I . Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Năm 1869, nhà bác học Nga Đ.I.Men-đê-lê-ép (1834-1907) đã sắp xếp khoảng 60 nguyên tố trong bảng tuần hoàn . Cho đến nay, bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố hóa học và được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử ( xem phụ lục 1 sgk trang 169 )

II . Cấu tạo bảng tuần hoàn 1. Ô nguyên tố cho biết :

Số hiệu nguyên tử

Kí hiệu hóa học nguyên tố Tên nguyên tố

Nguyên tử khối

Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử

Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự của nguyên tố bảng tuần hoàn Ví dụ : Nguyên tố có số thứ tự là 13 cho ta biết điều gì ?

Trả lời : Nguyên tố có số thứ tự 13 , có số hiệu nguyên tử là 13, điện tích hạt nhân là 13+ , có 12 electron, nguyên tử khối là 27, nguyên tố tên là nhôm có ký hiệu hóa học là Al

2. Chu kì :

Chu kì là dãy các nguyên tố được xếp chiều điện tích hạt nhân tăng dần Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì trong đó các chu kì 1,2,3 được gọi là chu kì nhỏ , các chu kì 4,5,6,7 được gọi là chu kì lớn

12 Mg Magie

24

(2)

3. Nhóm :

Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của điện tích hạt nhân

III. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1. Trong một chu kì

Trong chu kì khi đi từ đầu tới cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần , đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần

Đầu chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là halogen, kết thúc chu kì là khí hiếm

Ví dụ : Quan sát chu kì 2,3 ta thấy : - Chu kì 2 : Gồm 8 nguyên tố

Li ( Liti ) ; Be ( Beri ) ; B ( Bo ) ; C ( Cacbon ) ; N ( Nitơ ) ; O ( Oxi ) ; F ( Flo ) ; Ne ( Neon )

+ Tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần

+ Đầu chu kì là một kim loại mạnh ( Li ) , cuối chu kì là một phi kim mạnh ( F ) , kết thúc chu kì là một khí hiếm ( Ne)

- Chu kì 3 : Gồm 8 nguyên tố

Na ( Natri ) ; Mg ( Magiê ) ; Al ( Nhôm ) ; Si ( Silic ) ; P ( Photpho) ; S ( Lưu huỳnh ) ; Cl ( Clo ) ; Ar ( Agon )

+ Tính kim loại giảm dần đồng thời tính phi kim tăng dần

+ Đầu chu kì là một kim loại mạnh ( Na ) cuối chu kì là một phi kim mạnh ( Cl ) , Kết thúc chu kì là một khí hiếm ( Ar )

2. Trong một nhóm

Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân : Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần .

Ví dụ : Quan sát nhóm I và nhóm VII ta thấy : Nhóm I : Gồm 6 nguyên tố từ Li đến Fr .

Li ( Liti ); Na ( Natri ); K ( Kali ); Rb ( Rubidi ); Cs ( Xesi ); Fr ( Franxi ) + Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần

+ Đầu nhóm, Li là kim loại hoạt động hóa học mạnh, đến cuối nhóm Fr là kim loại hoạt động hóa học rất mạnh

Nhóm VII : Gồm 5 nguyên tố từ F đến At + Tính phi kim giảm dần

(3)

+ Đầu nhóm , F là phi kim hoạt động hóa học rất mạnh, đến cuối nhóm, I là phi kim hoạt động hóa học yếu hơn

IV . Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Biết vị trí nguyên tố hóa học ta có thể suy đoán tính chất hóa học của nguyên tố .

Ví dụ : Nguyên tố A có số thứ tự là 17 hãy cho biết nguyên tố thuộc chu kì mấy, nhóm mấy trong bảng tuần hoàn và so sánh tính chất nguyên tố A với các nguyên tố lân cận .

Trả lời : Nguyên tố có số thứ tự 17 . Dựa vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố đó là Clo thuộc chu kì 3 nhóm VII trong bảng hệ thống tuần hoàn , Clo là phi kim hoạt động mạnh tính phi kim của Clo mạnh hơn nguyên tố đứng trước có số hiệu nguyên tử 16 là lưu huỳnh , nguyên tố Clo ở gần đầu nhóm VII, tính phi kim của Clo yếu hơn nguyên tố đứng trên là flo nhưng mạnh hơn nguyên tố đứng dưới là brom

2. Biết nguyên tố thuộc nhóm thuộc chu kì ta có thể suy đoán tính chất của nguyên tố đó .

Ví dụ : Nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VI là nguyên tố gì thể hiện tính chất kim loại hay phi kim

Trả lời : Nhìn vào bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học nguyên tố thuộc chu kì 3 nhóm VI là lưu huỳnh và nguyên tố này thể hiện tính phi kim

BÀI TẬP VẬN DỤNG

Bài tập số 4, 5, 6 sách giáo khoa trang 101

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em rút ra kết luận gì về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kỳ?.. Sù biÕn ®æi tÝnh chÊt cña c¸c nguyªn tè trong b¶ng tuÇn hoµn.. Trong một nhóm

+ Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng

- Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau, do đó có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng

+) Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim của các nguyên tố tăng dần... - Trong một nhóm, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của

Ô: Ô nguyên tố cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó. Chu kì: là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có

Nguyên tố natri ở đầu chu kì nên là kim loại mạnh, trong phản ứng hóa học thì natri là chất khử mạnh. Tác dụng với phi kim:.. Biết khối lượng mol của oxit sắt là

2. Tính chất hoá học của một số phi kim cụ thể 3. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.. 1. Tính chất hoá học của

- Mức độ hoạt động hóa học mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hyđro. - Flo, Oxi, Clo là