• Không có kết quả nào được tìm thấy

Thí sinh chỉ được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Thí sinh chỉ được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

1

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC KỲ THI CHỌN HSG LỚP 10, 11 THPT NĂM HỌC 2016-2017 ĐỀ THI MÔN: HÓA HỌC 11 - THPT

Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề.

Đề thi gồm 02 trang

Câu 1 (1,0 điểm)

Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng đầy một chất khí khác nhau trong các khí: HCl, NH3, SO2, N2. Các ống nghiệm được úp ngược trên các chậu nước cất, sau một thời gian thu được kết quả như hình vẽ.

a. Xác định mỗi khí trong từng ống nghiệm. Giải thích.

b. Giải thích sự thay đổi mực nước trong ống nghiệm ở chậu B trong các trường hợp sau:

- Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 loãng vào chậu B.

- Làm lại thí nghiệm ở chậu B nhưng nước cất thay bằng nước brom.

Câu 2 (1,0 điểm)

Cho A là dung dịch HCl, B là dung dịch Na2CO3. Tiến hành 3 thí nghiệm (TN):

TN 1: Cho từ từ 100 gam dung dịch A vào 100 gam dung dịch B thu được 195,6 gam dung dịch.

TN 2: Cho từ từ 100 gam dung dịch B vào 100 gam dung dịch A thu được 193,4 gam dung dịch.

TN 3: Cho từ từ 50 gam dung dịch A vào 100 gam dung dịch B thu được 150 gam dung dịch.

Tính nồng độ phần trăm của các dung dịch A, B.

Câu 3 (2,0 điểm)

1. Có 6 lọ hoá chất bị mất nhãn, trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: NaCl, NaOH, NaHCO3, Na2CO3, NaHSO4, BaCl2. Cho đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm cần thiết và chỉ được dùng thêm thuốc thử là quỳ tím. Trình bày phương pháp hoá học nhận biết các dung dịch trên. Viết các phương trình hoá học xảy ra.

2. Nêu hiện tượng và viết phương trình ion rút gọn (nếu có) cho các thí nghiệm sau:

a. Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa CuSO4. b. Cho KHS vào dung dịch CuCl2.

c. Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 1M, đun nóng nhẹ.

d. Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch hỗn hợp gồm HCl và AlCl3.

Câu 4 (1,0 điểm)

Hòa tan hoàn toàn 13,12 gam hỗn hợp Cu, Fe và Fe2O3 trong 240 gam dung dịch hỗn hợp gồm HNO3 7,35% và H2SO4 6,125% thu được dung dịch X chứa 37,24 gam chất tan chỉ gồm các muối và thấy thoát ra khí NO (NO là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch X, lấy kết tủa nung nóng trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thu được 50,95 gam chất rắn. Dung dịch X hòa tan tối đa m gam Cu. Tính m.

ĐỀ CHÍNH THỨC

(2)

2

Câu 5 (1,0 điểm)

Cho sơ đồ chuyển hóa sau đây:

Các chất A, A1, A2, A3, A4, A5 là các hiđrocacbon khác nhau. Xác định các chất trong sơ đồ.

Hoàn thành các phản ứng hóa học, ghi rõ điều kiện nếu có.

Câu 6 (1,0 điểm)

Hỗn hợp lỏng X gồm C2H5OH và 2 hiđrocacbon Y, Z là đồng đẳng kế tiếp nhau (MY<MZ).

Nếu cho m gam X bay hơi thì thu được thể tích hơi bằng thể tích của 1,32 gam CO2 (ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất). Khi đốt hết m gam X cần 0,2925 mol O2. Cho sản phẩm cháy qua dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 36,9375 gam kết tủa.

a. Xác định công thức phân tử của hai hiđrocacbon.

b. Gọi tên Z, biết khi Z tác dụng với Cl2 (ánh sáng) thu được một sản phẩm thế monoclo duy nhất.

Câu 7 (1,0 điểm)

Hỗn hợp E có khối lượng 17,75 gam gồm Al, Ca, Al4C3 và CaC2. Hòa tan hoàn toàn E vào nước thu được dung dịch F trong suốt và hỗn hợp khí G. Đốt cháy toàn bộ G thu được 5,6 lít CO2

(đktc) và 10,35 gam H2O. Thêm từ từ 500 ml dung dịch HCl 1M vào dung dịch F thu được m gam kết tủa. Tính m.

Câu 8 (1,0 điểm)

Hỗn hợp khí A gồm một ankin X và một anken Y (có cùng số nguyên tử cacbon) và hiđro. A có tỉ khối so với metan là 1,375. Cho A qua ống chứa Ni, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được hỗn hợp khí có tỉ khối so với metan là 2,75. Xác định công thức phân tử của X, Y.

Câu 9 (1,0 điểm)

Nung 5,99 gam hỗn hợp chất rắn A gồm Al, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2 (oxi chiếm 34,7245% về khối lượng) trong điều kiện không có không khí, sau một thời gian thu được chất rắn X và 0,672 lít hỗn hợp khí. Hòa tan hoàn toàn X bằng một lượng dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch Y (không có muối amoni) và 0,448 lít hỗn hợp khí gồm H2 và NO có tỉ khối so với He là 4. Dung dịch Y phản ứng vừa đủ với 200 ml dung dịch AgNO3 1M thu được m gam kết tủa và giải phóng 0,224 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5). Các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Tính m.

---Hết---

Thí sinh chỉ được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.

Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ và tên thí sinh:……….………..…….…….….….. Số báo danh:……….

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hoạt động trang 28 SGK Khoa học tự nhiên 7: Tìm hiểu mối quan hệ giữa số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố với số thứ tự của nhóm Chuẩn bị: 4

Em rút ra kết luận gì về sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong 1 chu kỳ?.. Sù biÕn ®æi tÝnh chÊt cña c¸c nguyªn tè trong b¶ng tuÇn hoµn.. Trong một nhóm

 Phân loại LSNG dựa vào công dụng của các sản phẩm thực vật để phân loại..  Phân loại LSNG theo nhóm giá trị

HS có thể giải theo cách tính theo công thức hóa học hoặc chỉ cần so sánh khối lượng các nguyên tố trong mỗi hợp chất để tìm đáp án đúng.. hướng giải bài tập và

Câu hỏi 2 trang 27 SGK Khoa học tự nhiên 7: Hãy cho biết số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì

Hãy xác định hóa trị của các nguyên tố C,Si trong các hợp chất sau. a.CCl 4 biết trong hợp chất này Cl hóa trị I b.hợp chất này O có hóa

- Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của

Qua việc khảo sát các công trình như đền thờ, đấu trường, khải hoàn môn, quảng trường, nhà tắm của Đế quốc Rome, chúng ta nhận diện được căn cước văn hóa