• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 9_CHỦ ĐỀ 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 9_CHỦ ĐỀ 4"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - NGỮ VĂN 9

CHỦ ĐỀ 4: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI (Phần học ở học kỳ 2, gồm các văn bản:

Mây và sóng, Bố của Xi - mông (03 tiết); Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang, Con chó Bấc (tự học có hướng dẫn: 01 tiết) Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của

La Phông- ten (tự đọc).

Tổng số tiết thực hiện: 04 tiết GV soạn: Vũ Thị Hiền Linh

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần đạt:

- Hiểu, cảm nhận được giá trị nội dung và nghệ thuất của một số tác phẩm (hoặc trích đoạn) truyện, thơ nước ngoài;

- Hiểu được tình cảm nhân văn, nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả và kể chuyện,...

- Kĩ năng nhớ được cốt truyện, nhân vật, sự kiện, ý nghĩa đặc sắc của từng truyện; nhớ một số tình tiết, hình ảnh độc đáo trong các truyện đã học,...

- Có ý thức, thái độ, biết vận dụng và thể hiện trong học tập và cuộc sống.

B.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1. MÂY VÀ SÓNG (R.Ta-go)

Qua văn bản, học sinh cần nắm:

Kiến thức:

- Tình mẫu tử thiêng liêng qua lời thủ thỉ chân tình của em bé với mẹ về những cuộc đối thoại tưởng tượng giữa em bé với những người sống trên “mây và sóng”.

- Những sáng tạo độc đáo về hình ảnh thơ qua trí tưởng tượng bay bổng của tác giả.

Kĩ năng:

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại thơ văn xuôi; phân tích để thấy được ý nghĩa sâu sắc của bài thơ.

I.Tìm hiểu chung

1. R.Ta - go (1861 -1941) là nhà thơ hiện đại lớn nhất Ấn Độ, là nhà văn đầu tiên của châu Á được nhận Giải thưởng Nô - ben về văn học (năm 1913).

2. Mây và sóng in trong tập Trăng non (1915)

(2)

II. Đọc - hiểu văn bản

- Thể loại thơ văn xuôi; phương thức biểu đạt chính biểu cảm.

- Bố cục: 2 phần.

1.Lời rủ rê của những người sống “trên mây”

- Lời rủ rê và sức hấp dẫn của trò chơi.

- Lời từ chối của em bé.

- Trò chơi sáng tạo của em bé.

2.Lời rủ rê của những người sống “trong sóng”

- Lời rủ rê và sức hấp dẫn của trò chơi.

- Lời từ chối của em bé.

- Trò chơi sáng tạo của em bé.

=> Tình cảm gắn bó của em bé với mẹ - cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng liêng đầy ý nghĩa.

III.Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Bố cục bài thơ thành hai phần giống nhau (sự giống nhau nhưng không trùng lặp về ý và lời).

- Sáng tạo nên những hình ảnh thiên nhiên bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn rất sinh động và chân thực và gợi nhiều liên tưởng.

2.Ý nghĩa văn bản

Bài thơ ca ngợi ý nghĩa thiêng liêng của tình mẫu tử.

IV.Luyện tập

1. Học thuộc lòng bài thơ.

2. Liên hệ với những bài thơ đã học viết về tình mẹ.

---oOo---

δ2. BỐ CỦA XI - MÔNG (Trích) (G.đơ Mô – pa - xăng) Qua văn bản, học sinh cần nắm:

Kiến thức:

- Nỗi khổ của một đứa trẻ không có bố và những ước mơ, những khao khát của em.

Kĩ năng:

(3)

- Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng nhân vật trong một văn bản tự sự.

- Giáo dục tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.

I.Tìm hiểu chung

1. Guy đơ Mô – pa - xăng (1850 -1893) là nhà văn hiện thực nổi tiếng của nước Pháp.

2.Văn bản được trích nằm ở phần đầu của truyện ngắn cùng tên.

II. Đọc - hiểu văn bản

- Tóm tắt diễn biến sự việc (đoạn trích) - Bố cục: (4 phần)

Phần 1: Nỗi tuyệt vọng của Xi-mông Phần 2: Xi-mông gặp bác Phi-líp

Phần 3: Phi-líp đưa Xi-mông về nhà, nhận làm bố Xi-mông.

Phần 4: Ngày hôm sau ở trường.

1.Nhân vật Xi – mông - Hoàn cảnh tội nghiệp

- Diễn biến tâm trạng (khi em ở ngoài bờ sông, khi em gặp bác Phi – líp, khi em ở trường,...)

2.Nhân vật Blăng - sốt

- Hoàn cảnh cần được cảm thông (người phụ nữ đẹp, đức hạnh, bị lừa dối) - Những phẩm chất tốt đẹp thể hiện qua những chi tiết, hình ảnh

(ngôi nhà nhỏ,..hết sức sạch sẽ; thái độ của chị đối với khách; ... nỗi lòng của chị khi con nói bị đánh,...)

3.Nhân vật Phi – líp

- Diễn biến tâm trạng nhân vật

- Lòng nhân hậu và tình yêu thương con người.

III.Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động,..

-Tình tiết truyện bất ngờ, hợp lí.

2.Ý nghĩa văn bản

- Truyện ca ngợi tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người.

(4)

IV. Luyện tập

1.Kể tóm tắt câu chuyện

2.Phân tích diễn biến tâm trạng và phát biểu cảm nghĩ về một nhân vật văn học

---oOo---

PHẦN: HƯỚNG DẪN TỰ HỌC, TỰ ĐỌC (Ở NHÀ) I. Đọc – hiểu văn bản

&1. Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang

1.- Tác giả: Đ. Đi – phô (1660 -1731) là nhà văn lớn của Anh ở thế kỉ XVIII.

- Văn bản được trích từ cuốn tiểu thuyết Rô – bin - xơn Cru – xô, nhan đề đầy đủ là Cuộc đời và những chuyện phiêu lưu kì lạ của Rô – bin - xơn Cru- xô. Tác phẩm được viết bằng hình thức tự truyện.

2. Đọc - tóm tắt (Sgk, trang 127) 3. Nội dung

- Hoàn cảnh sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn và bức chân dung tự họa của Rô – bin – xơn Cru – xô (về trang phục, trang bị, diện mạo,.. của nhân vật)

- Ý chí, nghị lực phi thường và tinh thần lạc quan của nhân vật.

4. Nghệ thuật

- Sáng tạo trong việc lựa chọn ngôi kể và nhân vật kể chuyện.

- Lựa chọn ngôn ngữ kể tự nhiên, hài hước.

5. Ý nghĩa văn bản

- Ca ngợi sức mạnh, tinh thần lạc quan, ý chí của con người trong những hoàn cảnh đặc biệt.

&2. Con chó Bấc

1.- Giắc Lân – đơn (1876 -1916), là nhà văn nổi tiếng nước Mĩ. Tiểu thuyết Tiếng gọi nơi hoang dã của ông thể hiện quan niệm: đạo đức, tình cảm là cội nguồn gắn kết trật tự và tồn tại.

- Văn bản Con chó Bấc được trích từ văn bản trên.

2. Đọc, tóm tắt (Sgk, trang 151) 3. Nội dung:

- Tình yêu thương, lòng nhân từ của Thóoc – tơn dành cho con chó Bấc (được biểu hiện qua những cử chỉ, hành động, lời nói của nhân vật với con chó Bấc,...)

- Tình yêu thương, kính trọng con chó Bấc dành cho Thóoc – tơn (được biểu hiện rất phong phú qua những cử chỉ, hành động của con vật,...)

(5)

4. Nghệ thuật

- Trí tưởng tượng tuyệt vời, tài quan sát, nghệ thuật nhân hóa của nhà văn.

5. Ý nghĩa của văn bản.

Ca ngợi lòng yêu thương và sự gắn bó cảm động giữa con người với loài vật.

II. Luyện tập

1.Kể tóm tắt (2 văn bản)

2.Viết được bài văn (đoạn văn) miêu tả hoặc phát biểu cảm nghĩ về nhân vật yêu thích (qua 2 văn bản)

III. Tự đọc thêm văn bản: Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông- ten (Sgk, trang37).

C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1.Chủ đề vừa học

- Nắm được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các văn bản.

- Nắm được nghệ thuật xây dựng tình huống, nghệ thuật miêu tả và kể chuyện,... cốt truyện, nhân vật, sự kiện, tình tiết, hình ảnh độc đáo trong các truyện đã học

2. Chủ đề sắp học: Văn học hiện đại Việt Nam

- Chủ đề gồm các bài: Những ngôi sao xa xôi; Tự học có hướng dẫn:

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới; Tự đọc: Bến quê, Bắc Sơn, Tôi và chúng ta.

* Lưu ý: Đọc kĩ các văn bản và định hướng các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản(Sgk)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì mảnh nilong mới chỉ nhiễm điện, đáp án B chiếc pin tròn đặt tách riêng trên bàn nên không có dòng điện đang chạy, đáp án D do không sử dụng bất cứ một

Bài 5:Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.. Trong các cách sắp xếp các chất nở

- Hiểu được trong các hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị , cacbon hóa trị IV, oxy hóa trị II, Hidro hóa trị I. Mỗi hợp chất hữu cơ có

- Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể cùng loài, sinh sống trong một khoảng không gian nhất định, ở một thời điểm xác định, những cá thể có khả năng sinh sản

- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm..

- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện hiện đại Việt Nam: những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp;

Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta

Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể... Đoạn tiếp theo: soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất