• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 8_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 8_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 2 Môn: VẬT LÍ 8

SỰ CẤU TẠO CỦA CHẤT I.MỤC TIÊU:

- Nêu được các chất đều được cấu tạo từ các phân tử, nguyên tử.

- Nêu được giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

- Nêu được các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.

- Nêu được ở nhiệt độ càng cao thì các phân tử chuyển động càng nhanh.

II.NỘI DUNG KIẾN THỨC:

1. Cấu tạo chất:

 

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là nguyên tử,phân tử.

- Nguyên tử là các hạt chất nhỏ nhất.

- Phân tử là một nguyên tử hoặc nhóm các nguyên tử kết hợp lại thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất. 

- Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.

2.Sự chuyển động của các nguyên tử , phân tử và nhiệt độ:

- Các nguyên tử , phân tử chuyển động không ngừng .

-Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh.

III.VẬN DỤNG:

1.Bài tập mẫu:

a.Bài tập vận dụng:

Bài 1:Hãy vận dụng những điều đã học hãy giải thích hiện tượng sau đậy.

Thả một cục đường vào cốc nước rồi khuấy lên, đường tan và nước có vị ngọt.

Hướng dẫn:

(2)

Giữa các phân tử đường và nước đều cĩ khoảng cách, khi khuấy lên , các phân tử đường xen vào khoảng cách giữa các phân tử nước và ngược lại do đĩ đường tan và nước cĩ vị ngọt.

Bài 2:

Giải thích tại sao quả bĩng cao su hoặc quả bĩng bay bơm căng, dù cĩ buộc thật chặt cũng cứ ngày một xẹp dần.

Hướng dẫn:

Thành bĩng cao su hay bĩng bay được cấu tạo từ các phân tử cao su giữa các phân tử cao su cĩ khoảng cách nên các phân tử khơng khí trong bĩng cĩ thể chui qua các khoảng cách này mà ra ngồi bĩng xẹp dần.

Bài 3:Tại sao trong nước hồ, ao, sơng, biển lại cĩ khơng khí mặc dù khơng khí nhẹ hơn nước rất nhiều ? Hướng dẫn:

Do các phân tử không khí chuyển động không ngừng về mọi phía .

Bài 4: Hiện tượng khuyếch tán cĩ xảy ra nhanh hơn khi tăng nhiệt độ khơng? Tại sao?

Hướng dẫn:

Cĩ . Vì các phân tử chuyển động nhanh hơn b.Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Tại sao quả bĩng bay dù được buộc chặt để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A. Vì khi mới thổi, khơng khí từ miệng vào bĩng cịn nĩng, sau đĩ lạnh dần nên co lại.

B. Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nĩ tự động co lại.

C. Vì khơng khí nhẹ nên cĩ thể chui ra chỗ buộc ra ngồi.

D. Vì giữa các phân tử làm vỏ bĩng cĩ khoảng cách nên các phân tử khơng khí cĩ thể chui qua đĩ thốt ra ngồi.

Hướng dẫn Chọn D  Vì giữa các phân tử làm vỏ bĩng cĩ khoảng cách nên các phân tử khơng khí cĩ thể chui qua đĩ thốt ra ngồi.

Bài 2: Khi đổ 50cm3 rượu vào 50cm3 nước, ta thu được hỗn hợp rượu – nước cĩ thể tích:

A. Bằng 100cm3 B.Lớn hơn 100cm3

C. Nhỏ hơn 100cm3 D. Cĩ thể bằng hoặc nhỏ hơn 100cm3. Hãy chọn câu trả lời đúng và giải thích tại sao.

Hướng dẫn Chọn C. Vì giữa các phân tử nước và phân tử rượu đều cĩ khoảng cách. Khi đổ nước vào rượu thì các phân tử rượu xen lẫn vào các phân tử nước nên thể tích của hỗn hợp rượu – nước giảm.

(3)

 Bài 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử gây ra?

A. Sự khuếch tán của đồng sunfat vào nước.

B. quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn xẹp dần theo thời gian.

C. Sự tạo thành gió. D. Đường tan vào nước.

Hướng dẫnChọn C.Vì sự tạo thành gió trong tự nhiên là do hiện tượng đối lưu của các dòng không khí lớn chứ không phải do chuyển động không ngừng của các nguyên tử, phân tử.

2.Bài tập đề nghị:

Bài 1: Tại sao các chất trông đều có vẻ như liền một khối mặc dù chúng đều được cấu tạo từ các hạt riêng biệt?

Bài 2: Tại sao đường tan vào nước nóng nhanh hơn tan vào nước lạnh?

Mở lọ nước hoa trong lớp học. Sau vài giây cả lớp đều ngửi thấy mùi nước hoa. Hãy giải thích tại sao?

Bài 3: Khi các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động nhanh lên thì đại lượng nào sau đây tăng lên? Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Khối lượng của vật B. Trọng lượng của vật

C. Cả khối lượng lần trọng lượng của vật. D. Nhiệt độ của vật.

Bài 4: Khi dùng pit – tông nén khí trong một xi – lanh thì

A. Kích thước mỗi phân tử khí giảm. B. Khoảng cách giữa các phân tử khí giảm.

C. Khối lượng mỗi phân tử giảm. D. Số phân tử khí giảm.

(4)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ 3 NHIỆT NĂNG CÁC HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT

Môn: VẬT LÍ 8 I.MỤC TIÊU:

-Phát biểu được định nghĩa nhiệt năng.

- Nêu được tên hai cách làm biến đổi nhiệt năng và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

- Nêu được tên của ba cách truyền nhiệt (dẫn nhiệt, đối lưu, bức xạ nhiệt) và tìm được ví dụ minh hoạ cho mỗi cách.

II.NỘI DUNG KIẾN THỨC:

1.Nhiệt năng:

-Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.

-Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công hoặc truyền nhiệt.

-Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật thêm được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt. Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (J)

2. Dẫn nhiệt:

-Nhiệt năng có thể truyền từ phần này sang phần khác của một vật, từ vật này sang vật khác bằnh hình thức dẫn nhiệt.

-Chất rắn dẫn nhiệt tốt. Trong chất rắn, kim loại dẫn nhiệt tốt nhất . -Chất lỏng và chất khí dẫn nhiệt kém

- Các chất khác nhau thì khả năng dẫn nhiệt khác nhau.

3. Đối lưu:

Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng hoặc chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí.

4. Bức xạ nhiệt:

(5)

-Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt đi thẳng. Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không

Chú ý:Khả năng hấp thụ tia nhiệt của một vật phụ thuộc vào tính chất bề mặt. Vật có bề mặt càng xù xì và màu càng sẫm thì hấp thụ tia nhiệt càng nhiều.

MÔ PHỎNG BA HÌNH THỨC TRUYỀN NHIỆT

III.VẬN DỤNG:

1.Bài tập mẫu:

a.Bài tập vận dụng:

Bài 1: Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này đã có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng nào sang dạng nào ? Đây là sự thực hiện công hay truyền nhiệt

Hướng dẫn:

Khi xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên, trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng từ dạng cơ năng sang nhiệt năng. Đây là sự thực hiện công .

Bài 2: Tìm ba ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt Hướng dẫn:

Ba ví dụ về hiện tượng dẫn nhiệt : -Đun nấu thức ăn bằng xoong nồi

-Rót nước sôi vào cốc, một lát sau cốc nóng lên

-Hơ nóng một đầu thanh kim loại, lát sau đầu kia cũng nóng lên

(6)

Bài 3: Tại sao nồi, xoong thường làm bằng kim loại, còn bát đĩa thường làm bằng sứ ?

Nồi, xoong thường làm bằng kim loại để có thể nấu chín thức ăn nhanh, do kim loại dẫn nhiệt tốt.

Bát, đĩa thường làm bằng sứ để có thể dễ dàng bưng bê, do sứ dẫn nhiệt kém . Bài 4: Tại sao về mùa hè ta thường mặc áo trắng mà không mặc áo màu đen ? Hướng dẫn:

Nhằm giảm sự hấp thụ các tia nhiệt vì các vật sáng màu hấp thụ tia nhiệt ít hơn các vật sẫm màu, nên ta mặc áo màu trắng để có cảm giác mát hơn.

b.Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh lên thì đại lượng nào sau đây của vật không tăng.

A. Nhiệt độ. B. Nhiệt năng. C. Khối lượng. D. Thể tích.

Hướng dẫnChọn C

Bài 2:Trong sự dẫn nhiệt, nhiệt tự truyền

A. Từ vật có nhiệt năng lớn hơn sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.

B. Từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn.

C. Từ vật có khối lượng lớn hơn sang vật có khối lượng nhỏ hơn.

D. Cả ba câu trên đều đúng.

Hướng dẫnChọn B

 Bài 3: Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra trong chất nào? Hãy chọn câu trả lời đúng:

A. Chỉ ở chất lỏng. B. Chỉ ở chất khí.

C. Chỉ ở chất lỏng và chất khí. D. Ở các chất lỏng, chất khí và chất chất rắn Hướng dẫnChọn C

2.Bài tập đề nghị:

Bài 1: Nhỏ một giọt nước đang sôi vào một cốc đựng nước ấm thì nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A. Nhiệt năng của giọt nước tăng, của nước trong cốc giảm.

(7)

B. Nhiệt năng của giọt nước giảm, của nước trong cốc tăng.

C. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều giảm.

D. Nhiệt năng của giọt nước và của nước trong cốc đều tăng.

Bài 2: Trong các cách sắp xếp vật liệu dẫn nhiệt từ tốt hơn đến kém hơn sau đây, cách nào là đúng?

A. Đồng, nước, thủy tinh, không khí. ` B. Đồng, thủy tinh, nước, không khí.

C. Thủy tinh, đồng, nước, không khí. D. Không khí, nước, thủy tinh, đồng.

Bài 3: Trong các sự truyền nhiệt dưới đây, sự truyền nhiệt nào không phải là bức xạ nhiệt?

A. Sự truyền nhiệt từ Mặt Trời tới Trái Đất.

B. Sự truyền nhiệt từ bếp lò tới người đứng gần bếp lò.

C. Sự truyền nhiệt từ đầu bị nung nóng sang đầu không bị nung nóng của một thanh đồng.

D. Sự truyền nhiệt từ dây tóc bóng đèn đang sáng ra khoảng không gian bên trong bóng đèn.

CHÚC CÁC EM LÀM TỐT!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Mô tả được sự khúc xạ của các tia sáng đặc biệt (tia tới quang tâm, tia song song với trục chính và tia có phương qua tiêu điểm) qua thấu kính hội tụ.. -Nêu được

Hãy nêu cách làm khi dụng đèn điốt phát quang để xác định xem A hay B là cực (+) của pin này và chiều dòng điện chạy trong mạch.. Bài 4: Vật nào dưới

Người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ vì nhiệt độ của nước đá đang tan là 0∘C và trong suốt quá trình tan nhiệt độ của nước đá không

Công thực hiện ở cách thứ nhất lớn hơn vì lực kéo bằng trọng lượng của vật.. Công thực hiện ở cách thứ hai lớn hơn vì phải kéo dây

Vì mảnh nilong mới chỉ nhiễm điện, đáp án B chiếc pin tròn đặt tách riêng trên bàn nên không có dòng điện đang chạy, đáp án D do không sử dụng bất cứ một

Bài 5:Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.. Trong các cách sắp xếp các chất nở

Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng băng bờ biển và thềm lục địa Việt nam.. - Về kĩ năng: Học sinh nhận biết, đọc và xác định trên bản

C©u 10 : Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật chậm dần thì đại lượng nào dưới đây của vật không thay đổi.. Thể tích và