• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 6

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 6"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Môn: VẬT LÍ 6

SỰ NỞ VÌ NHIỆT CỦA CÁC CHẤT I.MỤC TIÊU :

Trình bày được bản chất của sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Nêu được đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn.

Nắm được thể tích của một chất lỏng tăng khi nóng lên giảm khi lạnh đi.

Nắm được các chất lỏng khác nhau giãn nở vì nhiệt khác nhau.

Tìm được thí dụ thực tế về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Giải thích được một số hiện tượng đơn giản về sự nở vì nhiệt của chất lỏng.

Trình bày được bản chất của sự nở vì nhiệt của chất khí.

Nêu được đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất khí.

Nhận biết được sự co dãn vì nhiệt nếu bị ngăn cản sẽ gây ra lực lớn Mô tả cấu tạo và hoạt động của băng kép

II.NỘI DUNG KIẾN THỨC:

1.Sự nở vì nhiệt của chất rắn

- Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.Các chất rắn khác nhau co giãn vì nhiệt khác nhau . Ví dụ 1:

Trước khi hơ nóng quả cầu, quả cầu lọt qua vòng kim loại.

Sau khi hơ nóng quả cầu, quả cầu không còn lọt qua vòng kim loại.

Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả qua vòng kim loại, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.

2.Sự nở vì nhiệt của chất lỏng

- Các chất lỏng đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

- Các chất lỏng khác nhau thì sự nở vì nhiệt của chúng cũng khác nhau.

Ví dụ: Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước nóng → mực nước trong ống dâng lên

(2)

Khi nhúng bình cầu đựng nước màu vào chậu nước lạnh → mực nước giảm xuống

Chú ý

- Đối với nước, khi tăng nhiệt độ từ 0oC đến 4oC thì nước co lại chứ không nở ra. Chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4oC trở lên nước mới nở ra.

- Đối với chất lỏng, sự dãn nở của nó là sự dãn nở khối.

3. Sự nở vì nhiệt của chất khí

- Các chất khí đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.

-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.

*Chú ý

- Khác với chất rắn và chất lỏng, mọi chất khí đều có sự nở vì nhiệt giống nhau.

- Đối với chất khí sự dãn nở vì nhiệt cũng là sự dãn nở khối.

4. So sánh sự nở vì nhiệt của các chất

Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn 5. Sự nở vì nhiệt của các chất

Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.

Ví dụ 1:

(3)

- Dùng bông tẩm cồn đốt nóng thanh thép đã được lắp trên giá và chặn chốt ngang. Sau khi thanh thép đốt nóng, thép nở ra bẽ gãy chốt ngang.

- Thanh thép nở dài ra khi nóng lên.

- Hiện tượng xảy ra chứng tỏ khi dãn nở vì nhiệt, nếu bị ngăn cản thanh thép có thể sinh ra một lực rất lớn.

Ví dụ 2:

Lắp chốt ngang sang bên phải gờ chặn, dùng khăn lạnh làm nguội thanh thép.

⇒ Chốt ngang cũng bị bẻ gãy

5. Một số ứng dụng về sự nở vì nhiệt của các chất

Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng và khí có rất nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật. Ứng dụng để chế tạo băng kép (khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều bị cong lại), đó là thiết bị tự động đóng ngắt mạch điện khi nhiệt độ thay đổi.

III.VẬN DỤNG:

1.Bài tập mẫu:

a.Bài tập vận dụng:

Bài 1: Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ, thường có một đai bằng sắt, gọi là cái khâu. Dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Tại sao khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán?

Hướng dẫn

(4)

Phải nung nóng khâu dao khâu liềm vì khi được nung nóng khâu nở ra dễ lắp vào cán , khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.

Bài 2: Hãy nghĩ cách làm cho quả cầu trong thí nghiệm ở hình 18.1, dù đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại. Hãy làm thí nghiệm kiểm chứng

Hướng dẫn

Ta vẫn có thể làm cho quả cầu trong thí nghiệm đang nóng vẫn có thể lọt qua vòng kim loại bằng cách nung nóng vòng kim loại.

Bài 3: Tại sao khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm?

Hướng dẫn

Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì do tính chất "chất lỏng nở ra khi nóng lên và chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn" nên khi đun nóng nước trong ấm nở ra và tràn ra ngoài

Bài 4: Tại sao người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy?

Hướng dẫn

Người ta không đóng chai nước ngọt thật đầy vì để tránh tình trạng nắp bật ra khi chất lỏng đựng trong chai nở ra nhiệt(Vì chất lỏng khi nở ,bị nắp chai cản trở,nên gây ra lực lớn đẩy bật nắp ra)

Bài 5: Phải có điều kiện gì thì quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên?

Hướng dẫnKhi cho quả bóng bàn bị ép vào nước nóng, không khí trong quả bóng bị nóng lên, nở ra làm cho quả bóng phồng lên như cũ.

Do đó điều kiện để quả bóng bàn bị móp, được nhúng vào nước nóng mới có thể phồng lên là không khí bên trong quả bóng không được thất thoát ra ngoài, nghĩa là quả bóng không bị hở khí.

Bài 6: Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? (Hãy xem lại bài trọng lượng riêng để trả lời câu hỏi này)

Hướng dẫn

(5)

Trọng lượng riêng của không khí được xác định bằng công thức:

(m là khối lượng khí, V là thể tích của khí).

Khi nhiệt độ tăng, khối lượng khí m không đổi nhưng thể tích V tăng do khí nở ra, do đó trọng lượng riêng d giảm.

Vì vậy trọng lượng riêng của không khí nóng nhỏ hơn của không khí lạnh, nghĩa là không khí nóng nhẹ hơn không khí lạnh.

Bài 7: Hình 21.2 là hình chụp chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa. Em có nhận xét gì? Tại sao người ta lại phải làm như vậy?

Hướng dẫn

* Chỗ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hoả có để một khe hở.

* Người ta làm như vậy là vì nếu chổ tiếp nối giữa hai đầu thanh ray không có khoảng cách thì khi trời nóng, các thanh ray nở ra sẽ đẩy nhau và làm cong đường ray, dẫn đến tai nạn khi xe lửa chạy qua.

Do đó chỗ tiếp nối giữa hai thanh ray phải có khoảng cách để các thanh ray khi nở ra vì nhiệt sẽ không tác động lực lên nhau và đường ray sẽ không bị cong.

Bài 8: Khi bị hơ nóng, băng kép luôn luôn cong về phía thanh nào? Tại sao?

Hướng dẫn

Khi bị hơ nóng băng kép cong về phía thanh thép vì đồng dãn nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên thanh đồng dài hơn và nằm ở ngoài vòng cung.

b.Bài tập trắc nghiệm:

Bài 1: Hiện tượng nào dưới đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn?

(6)

A. khối lượng của vật tăng B.khối lượng của vật giảm C.khối lượng riêng của vật tăng D.khối lượng riêng của vật giảm Hướng dẫn

Chọn D.

Vì khối lượng riêng và thể tích V tăng, m không đổi.

Bài 2: Một lọ thủy tinh được đậy bằng nút thủy tinh. Nút bị kẹt. Hỏi phải mở bằng cách nào trong các cách dưới đây?

A. hơ nóng nút B.hơ nóng cổ lọ C. hơ nóng cả nút và cổ lọ D. hơ nóng đáy lọ Hướng dẫn

Chọn B

Vì khi hơ nóng, cổ lọ nở ra, làm lỏng nút, khi đó ta mở được.

Bài 3:.Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi đun nóng một lượng chất lỏng?

A. khối lượng của chất lỏng tăng B. trọng lượng của chất lỏng tăng

C. thể tích của chất lỏng tăng D. cả khối lượng , trọng lượng và thể tích của chất lỏng tăng Hướng dẫn

Chọn C

Khi đun nóng một lượng chất lỏng, ta thấy chất lỏng nở ra nên thể tích của chất lỏng tăng.

Bài 4:Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra đối với khối lượng riêng của một chất lỏng khi đun nóng một lượng chất lỏng này trong bình thủy tinh?

A. khối lượng riêng của chất lỏng tăng B. khối lượng riêng của chất lỏng giảm C. khối lượng riêng của chất lỏng không thay đổi

D. khối lượng riêng của chất lỏng thoạt đầu giảm, rồi sau đó mới tăng Hướng dẫn

Chọn B

Ta có khối lượng riêng được tính bằng công thức: D = m/V

(7)

Bài 5:Khi đun nóng một lượng chất lỏng, thể tích chất lỏng tăng lên, khối lượng không đổi nên khối lượng riêng của chất lỏng giảm.

Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ nhiều tới ít sau đây, cách sắp xếp nào là đúng?

A. rắn, lỏng, khí B. rắn, khí, lỏng C. khí, lỏng, rắn D. khí, rắn, lỏng Hướng dẫn

Chọn C

Vì chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

Bài 6:Khi chất khí trong bình nóng lên thì đại lượng nào sau đây của nó thay đổi?

A. khối lượng B. trọng lượng

C. khối lượng riêng D. cả khối lượng, trọng lượng và khối lượng riêng Hướng dẫn

Chọn C

Vì khối lượng riêng D = m/V khi chất khí trong bình nóng lên thì V tăng mà m không đổi nên D giảm.

Bài 7:Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng

A. chất rắn nở ra khi nóng lên B. chất rắn co lại khi lạnh đi

C. chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng D. các chất rắn khác nhau, co dãn vì nhiệt khác nhau Hướng dẫn

Chọn D

Vì băng kép được tạo thành từ hai thanh kim loại khác nhau, tán chặt vào nhau dọc theo chiều dài của thanh.

Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.

Bài 8:Vật nào dưới đây có nguyên tắc hoạt động không dựa trên sự nở vì nhiệt?

A. Nhiệt kế kim loại B. Băng kép

C. Quả bóng bàn D. Khí cầu dùng không khí nóng Hướng dẫn

(8)

Quả bóng bàn hoạt động dựa vào lực đàn hồi nó không hoạt động dựa trên sự nở vì nhiệt.

2.Bài tập đề nghị:

Bài 1: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?

A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt.

C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên.

Bài 2: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.

A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại.

C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn.

D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại.

Bài 3: Kết luận nào sau đây là đúng khi nói về sự đóng băng của nước trong hồ ở các xứ lạnh?

Về mùa đông, ở các xứ lạnh

A. nước dưới đáy hồ đóng băng trước. B. nước ở giữa hồ đóng băng trước.

C. nước ở mặt hồ đóng băng trước. D. nước trong hồ đóng băng cùng một lúc.

Bài 4: Các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt ………

A. giống nhau B. không giống nhau C. tăng dần lên D. giảm dần đi

Bài 5: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của các chất rắn, lỏng, khí?

A. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.

B. Chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng.

D. Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn, chất rắn nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí.

Bài 6: Bánh xe đạp khi bơm căng, nếu để ngoài trưa nắng sẽ dễ bị nổ. Giải thích tại sao?

A. Nhiệt độ tăng làm cho vỏ bánh xe co lại.

B. Nhiệt độ tăng làm cho ruột bánh xe nở ra.

C. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe co lại.

D. Nhiệt độ tăng làm cho không khí trong ruột bánh xe nở ra.

(9)

Bài 7: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây?

A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên.

B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi.

C. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau.

D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít.

Bài 8: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất.

A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch.

B. Vì lát như thế là rất lợi cho gạch.

C. Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố.

D. Cả A, B, C đều đúng

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì vaäy troïng löôïng rieâng cuûa khoâng khí noùng nhoû hôn troïng löôïng rieâng cuûa khoâng khí laïnh, nghóa laø khoâng khí noùng nheï hôn

Nếu trong thí nghiệm mô tả ở hình 19.1, ta cắm hai ống có tiết diện khác nhau vào hai bình có dung tích bằng nhau và đựng cùng một lượng chất lỏng, thì khi tăng nhiệt

Nếu hai chất khí ở cùng nhiệt độ và áp suất có thể tích bằng nhau thì chúng có cùng số mol hay có cùng số phân tử.

Hiện tượng đối lưu đang xảy ra, khi ta đun nóng chất lỏng ở phần dưới thì phần chất lỏng ở dưới sẽ nóng lên thể tích sẽ tăng lên còn trọng lượng không thay đổi nên

Làm thế nào để biết chính xác cái bình ,cái ấm chứa được bao nhiêu nước ? BÀI GIẢNG SGK VẬT LÝ 6?. Bài 3: Đo thể tích chất lỏng.. a)

Tính thể tích ở điều kiện tiêu chuẩn của a... PHIẾU HỌC TẬP PHIẾU

boùng ta thoåi hôi thôû cuûa ta vaøo laïi khoâng bay leân ñöôïc.. Khí

Câu 4.(2đ).Khi rót nước nóng ra khỏi phích ,có một lượng không khí ở ngoài tràn vào phích.Nếu đậy nút ngay thì lượng không khí sẽ bị nước trong phích làm cho nóng lên ,nở