• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 7

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC VẬT LÍ 7"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ĐỀ CƯƠNG DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ Môn: VẬT LÍ 7

ĐIỆN TÍCH -DÒNG ĐIỆN I.MỤC TIÊU :

- HS mô tả được 1 hiện tượng chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.

- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện. Có thể làm nhiễm điện một bằng cách cọ xát. Vật bị nhiễm điện (vật mang điện tích) thì có khả năng hút các vật nhỏ, nhẹ hoặc làm sáng bóng đèn bút thử điện.

- Nêu được dấu hiệu về tác dụng lực chứng tỏ có hai loại điện tích và nêu được đó loại điện tích gì.

- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âmquay xung quanh hạt nhân , nguyên tử trung hoà về điện.

- Mô tả được thí nghiệm dùng pin hay acquy tạo ra dòng điện và nhận biết dòng điện thông qua các biểu hiện cụ thể như đèn bút thử điện sáng, đèn pin sáng, quạt quay,...

- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

- Nêu được tác dụng chung của các nguồn điện là tạo ra dòng điện và kể được tên các nguồn điện thông dụng là pin và acquy.

- Nhận biết được cực dương và cực âm của các nguồn điện qua các kí hiệu (+), (-) có ghi trên nguồn điện.

- Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua. Kể tên được một số vật dẫn điện ( hoặc vật liệu dẫn điện ) và vật cách điện ( vật liệu cách điện ) thường dùng.

- Biết được dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

II.NỘI DUNG KIẾN THỨC:

1. Vật nhiễm điện

Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.

Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện

Các vật sau khi bị cọ sát có khả năng hút các vật khác hay làm sáng bóng đèn bút thử điện được gọi là các vật nhiễm điện hay các vật mang điện tích.

Ví dụ :

a) Chiếc thước nhựa nhiễm điện hút các mảnh giấy vụn (Hình a)

b) Các đám mây nhiễm điện (do sự cọ xát của những giọt nước mưa trong không khí) ⇒ xuất hiện tia lửa điện phát ra ánh chớp chói lóa trên bầu trời.(Hình b)

(2)

Hình a Hình b 2. Vật có thể bị nhiễm điện bằng cách nào?

Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát 3. Hai loại điện tích

*Có hai loại điện tích đó là điện tích âm và điện tích dương. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích.

+ Vật nhiễm điện dương được gọi là vật mang điện tích dương (+).

+ Vật nhiễm điện âm được gọi là vật mang điện tích âm (-)

Chú ý: Quy ước điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa là điện tích dương (+), điện tích của thanh nhựa khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm (-).

- Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

- Hai vật nhiễm điện khác loại thì hút nhau.

*Sơ lược về cấu tạo nguyên tử

(3)

- Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện dương và các êlectron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân.

- Tổng điện tích âm của các êlectron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân.

Do đó bình thường nguyên tử trung hòa về điện

- Êlectron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

- Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm êlectron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

3. Dòng điện

- Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng

- Các dụng cụ điện khi có dòng điện chạy qua chúng mới có thể hoạt động.

Ví dụ: Bóng đèn điện khi cắm điện vào, dòng điện chạy qua đèn làm bóng đèn sáng lên.

4. Nguồn điện

- Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ điện để các dụng cụ

đó hoạt động bình thường.

Ví dụ: Pin, acquy, máy phát điện...

(4)

- Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương (+) và cực âm (-).

- Dòng điện chạy trong mạch kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

Ví dụ: Hình vẽ bên là một mạch điện kín gồm:

+ Nguồn điện: Pin có cực A (-), cực B (+) + Bóng đèn: Vật tiêu thụ điện.

+ Dây nối: Dây đồng

5.Chất dẫn điện và chất cách điện

- Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.

Ví dụ: Các kim loại, các dung dịch muối, axit, kiềm, nước thường dùng...

- Chất cách điện là chất không cho dòng điện đi qua. Chất cách điện gọi là vật liệu cách điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận cách điện.

(5)

Ví dụ: Nước nguyên chất, gỗ khô, nhựa, cao su, thủy tinh...

6. Dòng điện trong kim loại

Dòng điện trong kim loại là các dòng electron tự do dịch chuyển có hướng.

7.Hệ thống hóa chuyên đề điện tích-dòng điện

(6)

III.VẬN DỤNG:

1.Bài tập mẫu:

a.Bài tập vận dụng

Bài 1: Khi thổi vào mặt bàn, bụi bay đi. Tại sao cánh quạt điện thổi gió mạnh, sau một thời gian lại có nhiều bụi bám vào cánh quạt, đặt biệt ở mép cánh quạt chém vào không khí?

Hướng dẫn:

Khi cánh quạt chạy cọ xát với không khí, cánh quạt nhiễm điện hút các hạt bụi nên bụi bám vào cánh quạt.

Ở mép ngoài cọ xát mạnh nhiễm điện nhiều hút mạnh nên bụi bám vào nhiều hơn.

Bài 2: Vào những ngày thời tiết khô ráo, lau chùi gương soi, kính cửa sổ hay màn hình ti vi bằng khăn bông khô thì vẫn thấy có bụi vải bám vào chúng. Giải thích tại sao?

Hướng dẫn:

Khi dùng vải lau chùi gương soi, cửa kính hay màn hình ti vi thì chúng nhiễm điện hút các bụi vải, nên có bụi vải bám vào chúng.

Bài 3:Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì thước nhựa bị nhiễm điện. Hỏi mảnh len có bị nhiễm điện không ? Nếu có thì điện tích trên mảnh len cùng dấu hay khác dấu với điện tích trên thước nhựa ? Vì sao ?

Hướng dẫn:

Mảnh len bị nhiễm điện, điện tích trên mảnh len khác dấu với điện tích trên thước nhựa.

Ban đầu mảnh len và thước nhựa đều trung hòa về điện. Sau khi cọ xát, thước nhựa bị

nhiễm điện âm thì mảnh len phải nhiễm điện dương do electron dịch chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

Bài 4:Làm thế nào để biết một cái thước nhựa có bị nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm?

Hướng dẫn:

Muốn biết thước nhựa nhiễm điện hay không, ta đưa một đầu thước nhựa lại gần mảnh giấy vụn, nếu thước nhựa hút các mảnh giấy vụn thì thước nhựa nhiễm điện.

Đưa thước nhựa lại gần quả cầu kim loại mang điện tích âm treo bằng sợi chỉ mềm. Nếu quả

cầu bị đẩy ra xa thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện âm còn nếu quả cầu bị hút lại gần với thước nhựa thì chứng tỏ thước nhựa nhiễm điện dương.

(7)

Bài 5: Cho các từ và cụm từ sau đây: đèn điện, quạt điện, điện tích, dòng diện. Hãy viết ba câu, mỗi câu có sử dụng hai trong số các từ, cụm từ đã cho.

Hướng dẫn:

Có thể viết thành câu:

- Dòng điện tích dịch chuyển có hướng tạo thành dòng điện.

- Quạt điện sẽ hoạt động (quay) khi có dòng điện chạy vào nó.

- Bóng đèn điện sẽ sáng lên khi có dòng điện chạy vào.

b.Bài tập trắc nghiêm

Bài 1:Khi dùng vải lau chùi gương soi, cửa kính hay màn hình ti vi thì chúng nhiễm điện hút các bụi vải, nên có bụi vải bám vào chúng.

Dùng mảnh vải khô để cọ xát, thì có thể làm cho vật nào dưới đây mang điện tích?

A. Một ống bằng gỗ B. Một ống bằng giấy

C. Một ống bằng thép D. Một ống bằng nhựa Hướng dẫn:

Đáp án: D

Bài 2:Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy? Vì sao?

A. Vì mảnh phim nhựa được làm sạch bề mặt. B. Vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

C. Vì mảnh phim nhựa có tính chất từ như nam châm. D. Vì mảnh phim nhựa bị nóng lên.

Hướng dẫn:

Đáp án: B

Dùng một mảnh len cọ xát nhiều lần một mảnh phim nhựa thì mảnh phim nhựa này có thể hút được các vụn giấy vì mảnh phim nhựa bị nhiễm điện.

Bài 3:Cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô. Đặt một thanh trên trục quay, đưa thanh nhựa kia lại gần thanh thứ nhất thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau. B. Hai thanh nhựa này hút nhau.

C. Hai thanh nhựa này không hút không đẩy nhau. D. Hai thanh nhựa này lúc đầu đẩy nhau, sau đó hút nhau.

(8)

Hướng dẫn:

Đáp án: A

Vì cọ xát hai thanh nhựa cùng loại như nhau bằng mảnh vải khô nên hai thanh nhựa này sẽ mang điện tích cùng loại, vì vậy hai thanh nhựa này sẽ đẩy nhau.

Bài 4:Một vật trung hòa về điện, sau khi được cọ xát thì nhiễm điện âm. Đó là do nguyên nhân nào dưới đây ?

A. Vật đó mất bớt điện tích dương. B. Vật đó nhận thêm electron.

C. Vật đó mất bớt êlectrôn. D. Vật đó nhận thêm điện tích dương.

Hướng dẫn:

Đáp án: B.

Bài 5:Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây ?

A. Một mảnh nilong đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn.

C. Đồng hồ dùng pin đang chạy.

D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào.

Hướng dẫn:

Đáp án: A.

Vì mảnh nilong mới chỉ nhiễm điện, đáp án B chiếc pin tròn đặt tách riêng trên bàn nên không có dòng điện đang chạy, đáp án D do không sử dụng bất cứ một thiết bị nào nên cũng không có dòng điện đang chạy. Vậy chỉ có đáp án C là đúng.

Bài 6:Dòng điện là gì ?

A. Dòng chất lỏng dịch chuyển có hướng. B. Là dòng các nguyên tử dịch chuyển có hướng.

C. Là dòng cá hạt nhân trong các chất dịch chuyển có hướng.

D. Là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

Hướng dẫn:

Đáp án: D

Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

(9)

Bài 7:Dòng điện trong kim loại là gì?

A. Là dòng chất điện tương tự như chất lỏng dịch chuyển có hướng.

B. Là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

C. Là dòng các hạt nhân nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.

D. Là dòng các nguyên tử kim loại dịch chuyển có hướng.

Hướng dẫn:

Đáp án: B

Bài 8:Chất nào dẫn điện tốt nhất trong các chất sau đây ?

A. Nhôm B. Đồng C. Sắt D. Vàng

Hướng dẫn:

Đáp án: B

Bài 9: Ghép mỗi cụm từ ở cột bên trái với một đoạn câu ở cột bên phải để được một câu hoàn chỉnh, có nội dung đúng.

1. Chất cách điện 2. Dòng điện 3. Chất dẫn điện

4. Dòng điện trong kim loại

a. là do điện tích dịch chuyển có hướng.

b. cho các điện tích dịch chuyển có hướng.

c. không cho các điện tích dịch chuyển có hướng.

d. là do các nguyên tử dịch chuyển có hướng.

e. là do các electron tự do dịch chuyển có hướng

Hướng dẫn:

1. c 2.a 3. b 4. e 2.Bài tập đề nghị:

Bài 1:Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng A. đẩy các vật khác B. hút các vật khác

(10)

C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác Bài 2:Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách

A. Cọ xát vật B. Nhúng vật vào nước đá

C. Cho chạm vào nam châm D. Nung nóng vật

Bài 3::Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị

lược nhựa hút kéo thẳng ra vì:

A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra.

B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra.

C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra.

D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra.

Bài 4:Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau?

A. Nhận thêm electron B. Mất bớt electron C. Mất bớt điện tích dương D. Nhận thêm điện tích dương

Bài 5:Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì:

A. vật b và c có điện tích cùng dấu B. vật b và d có điện tích cùng dấu C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu Bài 6:Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện?

A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương. B. vật nhận thêm một số electron.

C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện. D. vật nhận thêm một số điện tích dương.

Bài 7:Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây?

A. Quạt điện đang quay liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát.

C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Rađio đang nói.

(11)

Bài 8: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện?

A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin Bài 9: Phát biểu nào dưới đây sai:

A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau.

B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện.

C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.

D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện.

Bài 10:Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện?

A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt nhân của nguyên tử.

C. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm.

Bài 11:Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?

A. Sứ B. Nhựa C. Thủy tinh D. Cao su Bài 12:Kim loại là chất dẫn điện tốt vì:

A. Trong kim loại có nhiều hạt nhân tự do. B. Trong kim loại có nhiều nguyên tử tự do.

C. Trong kim loại có nhiều electron tự do. D. Trong kim loại có nhiều hạt nhân, nguyên tử và electron tự do.

Bài 13:

Trong kim loại, electron tự do là những electron

A. quay xung quanh hạt nhân. B. chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.

C. thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. D. chuyển động có hướng.

Bài 14:: Chất dẫn điện là chất:

A. có khả năng cho dòng điện đi qua.

(12)

B. có khả năng cho các hạt mang điện tích dương chuyển động qua.

C. có khả năng cho các hạt mang điện tích âm chuyển động qua.

D. Các câu A, B, C đều đúng.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhảy đổi chân: sau khi ném bóng đi, chân bên tay không ném bóng đạp đất, bật đổi chân, chân còn lại tiếp đất và bật lên một bước ngắn, bàn chân tì xuống

- Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với 2 cực của nguồn điện bằng dây dẫn điện.. - Máy tính bỏ

Mỗi học sinh tự tập bằng cách tung cầu lên và thực hiện đá cầu bằng mu bàn chân ( điểm tiếp xúc là phần cột dây giày còn gọi là mu chính diện bàn chân), mỗi đợt tung 10

3 năng suất của người thứ nhất .Hỏi nếu làm riêng, người thứ nhất làm trong bao lâu sẽ xong công

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể

- Nắm được sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật đối với các điều kiện sống rất khác nhau trên các môi trường địa lý của trái đất và được thể

- Lập niên biểu và tường thuật diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên bản dồ : lập căn cứ địa, xây dựng lực lượng, chống quân Minh vây quét và mở rộng vùng hoạt

+Khối khí nóng: Hình thành trên các vùng vĩ độ thấp có nhiệt độ tương đối cao +Khối khí lạnh: Hình thành trên các vùng vĩ độ cao có nhiệt độ tương đối thấp