• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 8_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

(Màu đỏ là chỗ đã sửa /hoặc thay thế)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ MÔN NGỮ VĂN 8 CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRUNG ĐẠI

(Gồm các văn bản: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận phép học)

Tổng số tiết: 05 tiết

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Qua chủ đề này, HS cần nắm được:

- Khái quát về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác và đặc điểm cơ bản của tác giả.

- Hiểu được hoàn cảnh lịch sử có liên quan đến sự ra đời của các tác phẩm.

- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của các tác phẩm. Nắm được đặc điểm của các thể văn chính luận trung đại: chiếu, hịch, cáo, tấu.

- Biết học tập, vận dụng những điều học được vào cuộc sống, học tập;

rèn kỹ năng viết văn nghị luận.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1. CHIẾU DỜI ĐÔ

(Thiên đô chiếu, Lí Công Uẩn) Qua văn bản, các em cần biết:

- Chiếu: thể văn chính luận trung đại, có chức năng ban bố mệnh lệnh của nhà vua.

- Sự phát triển của quốc gia Đại Việt đang trên đà lớn mạnh. Ý nghĩa trọng đại của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long và sức thuyết phục mạnh mẽ của lời tuyên bố quyết định dời đô.

- Kỹ năng : Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể chiếu. Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể.

I. Tìm hiểu chung.

1. Tác giả: Lí Công Uẩn (974 -1028) tức Lí Thái Tổ, vị vua khai sáng triều Lí, là vị vua anh minh, có chí lớn và lập nhiều chiến công.

2.Tác phẩm: Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán, ra đời gắn liền với lịch sử trọng đại : thành Đại La (Hà Nội ngày nay) trở thành kinh đô của nước Đại Việt dưới triều Lí và nhiều triều đại phong kiến Việt Nam.

(2)

II. Đọc - hiểu văn bản.

- Chiếu: là thể văn do vua dùng để ban bố mệnh lệnh.

- Bố cục 3 phần:

1. Đoạn mở đầu: (có tính chất nêu tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ ở những phần tiếp theo).

- Tác giả viện dẫn sử sách nói về việc dời đô của các vua thời xưa bên Trung Quốc.

- Số liệu cụ thể về các lần dời đô của hai triều Thương, Chu -> chuẩn bị lí lẽ : Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại kết quả tốt đẹp ->

Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.

2. Đoạn tiếp theo: soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất phê phán hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư.

->Thế và lực của hai triều đại chưa đủ mạnh. Đến thời Lí, trong đà phát triển của đất nước thì việc đóng đô ở Hoa Lư là không còn phù hợp nữa.

3. Đoạn cuối: khẳng định thành Đại La là một nơi tốt nhất để định đô; có nhiều lợi thế về:

+ Vị thế địa lí;

+ Vị thế chính trị, văn hóa.

-> Về tất cả các mặt, thành Đại La có đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô của đất nước.

-> Ban bố về việc dời đô từ Hoa Lư ra thành Thăng Long – một sự kiện lịch sử trọng đại dối với đất nước.

III. Tổng kết 1.Hình thức

- Bố cục 3 phần chặt chẽ.

- Giọng văn trang trọng, thể hiện suy nghĩ, tình cảm sâu sắc của tác giả

về một vấn đề hết sức quan trọng của đất nước.

- Lựa chọn ngôn ngữ có tính chất tâm tình, đối thoại.

2. Ý nghĩa văn bản

Ý nghĩa lịch sử của sự kiện dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và nhận thức về vị thế, sự phát triển đất nước của Lí Công Uẩn.

IV.Luyện tập.

Bài tập 1: Qua văn bản Chiếu dời đô, em hiểu gì về đất nước Đại Việt ta khi đó?

Bài tập 2: Quyết định dời đô của vua Lí đã được chứng minh là đúng đắn qua thực tế lịch sử như thế nào?

(3)

&2. HỊCH TƯỚNG SĨ

(Trần Quốc Tuấn)) Qua văn bản này, các em cần nắm được:

- Sơ giản về thể hịch. Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Hịch tướng sĩ.

- Tinh thần yêu nước, ý chí quyết thắng kẻ thù xâm lược của quân dân thời Trần.

- Kỹ năng đọc - hiểu một văn bản theo thể hịch; phân tích được nghệ thuật lập luận, cách dùng các điển tích, điển cố trong văn bản nghị luận trung đại.

I.Tìm hiểu chung

1.Tác giả: Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn (1231 ? - 1300) là một danh tướng đời Trần, có công lao lớn trong ba cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.

2. Hịch tướng sĩ : được Trần Quóc Tuấn viết để kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư yếu lược, sẵn sàng đối phó với âm mưu của giặc Mông – Nguyên xâm lược nước ta lần thứ hai (1285).

II. Đọc - hiểu văn bản

- Hịch: là thể văn chính luận trung đại, có kết cấu chặt chẽ, lí luận sắc bén, dùng để khích lệ tình cảm, tình thần đấu tranh chống kẻ thù.

- Bố cục: 4 phần

1. Đoạn 1: Nêu gương những trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công, xả thân vì nước.

(từ đầu ....còn lưu tiếng tốt)

2. Đoạn 2: Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

(Huống chi ... vui lòng) 3. Đoạn 3:

- Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ.

(Các ngươi ...muốn vui vẻ phỏng có được không)

- Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải.

(Nay ta bảo thật... không muốn vui vẻ phỏng có được không)

4. Đoạn 4: Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.

(đoạn còn lại)

(4)

III.Tổng kết

1. Hình thức

- Lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén. Luận điểm rõ ràng, luận cứ chính xác.

- Sử dụng phép lập luận linh hoạt (so sánh, bác bỏ,..), chặt chẽ.

- Sử dụng lời văn thể hiện tình cảm yêu nước mãnh liệt, chân thành, gây xúc động trong người đọc.

2. Ý nghĩa

Hịch tướng sĩ nêu lên vấn đề nhận thức và hành động trước nguy cơ đất nước bị xâm lược.

IV. Luyện tập

Bài tập1: Nêu điểm giống và khác nhau giữa chiếu và hịch.

Bài tập 2: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận của em về tấm lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn.

&3. NƯỚC ĐẠI VIỆT TA

(Trích Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi) Qua văn bản này, các em cần nắm được:

- Sơ giản về thể cáo. Hoàn cảnh lịch sử liên quan đến sự ra đời của bài Bình Ngô Đại Cáo.

- Nội dung tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về đất nước, dân tộc.

- Đặc điểm văn chính luận của Bình Ngô đại cáo ở một đoạn trích.

- Đoạn trích có ý nghĩa như lời tuyên ngôn độc lập của dân tộc ta ở thế kỷ XV, thấy được phần nào sức thuyết phục của nghệ thuật văn chính luận.

- Kỹ năng: Đọc – hiểu một văn bản viết theo thể cáo.

- Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn bản nghị luận trung đại ở thể loại cáo.

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả: Nguyễn Trãi (1380 -1442), quê ở Thường Tín, tỉnh Hà Tây(nay thuộc Hà Nội) . Ông là một vị anh hùng dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.

2. Đoạn trích: thuộc phần đầu của bài Bình Ngô đại cáo

(5)

- Bình Ngô đại cáo là bài cáo có ý nghĩa trọng đại của một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố ngày 17 tháng Chạp năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428), sau khi quân ta đại thắng quân Minh.

II. Đọc - hiểu văn bản.

- Cáo : thể văn chính luận có tính chất quy phạm chặt chẽ thời trung đại, có chức năng công bố kết quả một sự nghiệp của vua chúa hoặc thủ lĩnh;

có bố cục 4 phần.

- Bố cục đoạn trích: 3 đoạn

1.Nguyên lí nhân nghĩa. (2 câu đầu)

- Cốt lỗi tư tưởng nhân nghĩã là : yên dân, trừ bạo.

- > nhân nghĩa gắn liền với yêu nước chống xâm lược.

2. Vị trí và nội dung chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt. (8 câu tiếp).

- Khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tộc Đại Việt.

- Những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc:

nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.

-> Thể hiện quan niệm tiến bộ về đất nước: bao gồm không chỉ cương vực địa phận mà cả những giá trị tinh thần như văn hóa, truyền thống, tài năng của con người,..

3. Dẫn chứng từ thực tiễn lịch sử (đoạn còn lại) để làm sáng tỏ của nguyên lí nhân nghĩa và sức mạnh của chân lí độc lập dân tộc.

III.Tổng kết

1.Hình thức

Đoạn văn tiêu biểu cho nghệ thuật hùng biện của văn học trung đại:

- Viết theo thể văn biền ngẫu.

- Lập luận chặt chẽ, chứng cứ hùng hồn, lời văn trang trọng, tự hào.

2.Ý nghĩa

Nước Đại Việt ta thể hiện quan niệm, tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Trãi về Tổ quốc, đất nước và có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập.

IV. Luyện tập:

Bài tập 1. Đọc diễn cảm văn bản đã học.

Bài tập 2. Trắc nghiệm

1. Nước Đại Việt ta được sáng tác bởi tác giả nào?

A. Nguyễn Du

(6)

B. Nguyễn Trãi C. Lý Thường Kiệt D. Trần Quốc Tuấn

2. Nước Đại Việt ta trích trong tác phẩm nào?

A. Nam quốc sơn hà B. Hịch tướng sĩ C. Bình Ngô đại cáo.

D. Tuyên ngôn độc lập

3. Bình Ngô đại cáo được viết theo thể văn nào?

A.Văn vần

B.Văn xuôi C.Văn biền ngẫu

D.Văn tự do

4.Văn bản Nước Đại Việt ta được viết theo thể văn nào dưới đây.

A. Chiếu B. Hịch C. Cáo

D. Sớ

Bài tập 3. Hãy phát biếu cảm nghĩ của em về tinh thần tự hào, khí thế tự chủ chính nghĩa được thể hiện trong đoạn trích Nước Đại Việt ta.

&4. BÀN LUẬN VỀ PHÉP HỌC

(Luận học pháp,La sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp) Qua văn bản, các em cần biết:

- Những hiểu biết bước đầu về tấu.

- Quan điểm tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.

- Đặc điểm hình thức lập luận của văn bản.

- Rèn kĩ năng: Đọc - hiểu một văn bản viết theo thể tấu.

- Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và qui nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản.

I.Tìm hiểu chung

(7)

1.Tác giả: La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp (1723 - 1804), quê ở Hà Tĩnh, là người học rộng, hiểu sâu, đỗ đạt dưới triều Lê, được người đời rất kính trọng.

2.Đoạn trích: là một phần bản tấu Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung khi ông vào Phú Xuân hội kiến với nhà vua.

II.Đọc - hiểu văn bản:

- Tấu: là thể loại văn thư của bề tôi được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc biền ngẫu, trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị mình.

- Bố cục: 3 đoạn.

1. Mục đích chân chính của việc học.

- “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”

- “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người”.

-> Mục đích chân chính của việc học là: học để làm người.

2. Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học.

- Lối học chuộng hình thức, cầu danh lợi.-> tác hại : “chúa tầm thường, thần nịnh hót” –> dẫn đến cảnh “nước mất nhà tan”.

3. Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập.

- Việc học phải được phổ biến rộng khắp: (mở thêm trường, mở rộng thành phần người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học)

- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, có tính chất nền tảng.

- Phương pháp học phải:

+ Tuần tự tiến lên, từ thấp đến cao.

+ Học rộng nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

+ Học phải biết kết hợp với hành.Học không phải chỉ để biết mà còn để làm.

III. Tổng kết

1.Nghệ thuật

- Lập luận: đối lập hai quan niệm về việc học.

- Luận điểm rõ ràng, lí lẽ chặt chẽ, lời văn khúc chiết, thể hiện tấm lòng của một trí thức chân chính đối với đất nước.

2.Ý nghĩa

Bằng hình thức lập luận chặt chẽ, sáng rõ, Nguyễn Thiếp nêu lên quan niệm tiến bộ của ông về sự học.

IV. Luyện tập

(8)

Bài tập 1: Tác giả phê phán lối học sai trái nào? Phê phán lối học hình thức trước khi nêu quan điểm và phương pháp học đúng đắn có tác dụng gì?

Bài tập 2: Quan điểm về giáo dục rất tiến bộ của tác giả thể hiện ở những điểm nào?

Bài tập 3: Học bài tấu này, emcó suy nghĩ gì về mục đích và phương pháp học của bản thân.

C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẠI NHÀ Qua chủ đề này, các em cần:

- Đọc diễn cảm các văn bản.

- Nắm vững kiến thức trọng tâm của mỗi văn bản (đoạn trích).

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh và nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm.

- Hoàn thành các bài tập phần Luyện tập của mỗi bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết

- Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO 2 , thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các

- Đọc - hiểu thơ tứ tuyệt của Hồ Chí Minh, phân tích được những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm..

Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta

- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta; hiểu được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận của Hồ Chí Minh qua văn bản.. - Hiểu được sự

- Mạch cảm xúc của bài thơ : Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ’’

Đặc điểm về cấu trúc, phân bố của các khu vực địa hình đồi núi, đồng băng bờ biển và thềm lục địa Việt nam.. - Về kĩ năng: Học sinh nhận biết, đọc và xác định trên bản

- Biết phê phán những hành vi vi phạm quyền sở hữu của người khác và biết phê phán đối với những hành vi không tôn trọng tài sản Nhà nước và những hành vi xâm phạm tài