• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 7_CHỦ ĐỂ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 7_CHỦ ĐỂ 2"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - NGỮ VĂN 7

CHỦ ĐỀ: VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

(Gồm các văn bản sau: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta,

Sự giàu đẹp của tiếng Việt, Đức tính giản dị của Bác Hồ, Ý nghĩa văn chương) Tổng số tiết thực hiện: 04 tiết

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm.

- Hiểu được nét đẹp truyền thống yêu nước của nhân dân ta; hiểu được đặc điểm nghệ thuật văn nghị luận của Hồ Chí Minh qua văn bản.

- Hiểu được sự giàu đẹp của tiếng Việt.

- Kỹ năng nhận biết và đọc – hiểu văn bản nghị luận xã hội; cách chọn, trình bày dẫn chứng trong tạo lập văn bản nghị luận chứng minh.

- Hiểu được đức tính giản dị của Bác Hồ. Kĩ năng đọc diễn cảm; phân tích nghệ thuật nêu luận điểm và luận chứng trong văn bản nghị luận.

- Hiểu được nguồn gốc, ý nghĩa, công dụng của văn chương; kĩ năng cách trình bày luận điểm về về một vấn đề văn học trong một văn bản nghị luận.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh)

I. Tìm hiểu chung

- Văn chính luận chiếm vị trí quan trọng trong sự nghiệp văn thơ Hồ Chí Minh.

- Văn bản được trích từ văn kiện Báo cáo chính trị do Chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày tại Đại hội lần thứ II của Đảng Lao động Việt Nam (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) họp tại Việt Bắc tháng 2 năm 1951.

II- Đọc - hiểu văn bản

- Văn bản nghị luận xã hội – chứng minh.

- Bố cục: 3 phần.

1. Khái quát vấn đề: dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống qúy báu.

2. Chứng minh vấn đề:

(2)

- Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng thời gian lịch sử.

- Chứng minh luận điểm: “Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước” bằng thực tế cuộc kháng chiến chống Pháp.

3. Nhiệm vụ của Đảng trong việc phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước của toàn dân.

+ Biểu dương tất cả những biểu hiện khác nhau của lòng yêu nước.

+ Tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo để mọi người đóng góp vào công việc kháng chiến.

III. Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Xây dựng luận điểm ngắn gọn, súc tích, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng toàn diện, tiêu biểu, chọn lọc theo các phương diện: lứa tuổi, nghề nghiệp, vùng miền...

- Sử dụng từ ngữ gợi hình ảnh (làn sóng, lướt qua, nhấn chìm...), câu văn nghị luận hiệu quả (câu có từ quan hệ từ...đến)

- Sử dụng biện pháp liệt kê nêu tên các anh hùng dân tộc trong lịch sử chống ngoại xâm của đất nước, nêu các biểu hiện của lòng yêu nước của nhân dân ta.

2.Ý nghĩa văn bản

Truyền thống yêu nước quý báu của nhân dân ta cần được phát huy trong hoàn cảnh lịch sử mới để bảo vệ đất nước.

IV. Luyện tập.

- Kể tên một số văn bản nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Phân tích tác dụng của các từ ngữ, câu văn nghị luận giàu hình ảnh trong văn bản.

- Viết một đoạn văn theo lối liệt kê khoảng 4-5 câu có sử dụng mô hình liên kết

“từ ... đến”.

&2. Văn bản đọc thêm: Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai)

1.Tìm hiểu nghệ thuật

- Sự kết hợp khéo léo và có hiệu quả giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh bằng những lí lẽ, dẫn chứng, lập luận theo kiểu diễn dịch – phân tích từ khái quát đến cụ thể trên các phương diện.

- Lựa chọn, sử dụng ngôn ngữ lập luận linh hoạt: cách sử dụng từ ngữ sắc sảo, cách đặt câu có tác dụng diễn đạt thấu đáo vấn đề nghị luận.

(3)

2.Ý nghĩa văn bản

- Tiếng Việt mang trong nó những giá trị văn hóa rất đáng tự hào của người Việt Nam.

- Trách nhiệm giữ gìn, phát triển tiếng nói dân tộc của mỗi người Việt Nam.

3. Luyện tập

So sánh cách sắp xếp lí lẽ, chứng cứ của văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt với Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

&3. Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

I.Tìm hiểu chung

1. Phạm Văn Đồng (1906 - 2000) – một cộng sự gần gũi của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông từng là Thủ tướng Chính phủ trên ba mươi năm đồng thời cũng là nhà hoạt động văn hóa nối tiếng.

2.Văn bản trích từ diễn văn Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại đọc trong Lễ kỉ niệm 80 năm năm ngày sinh của Bác Hồ (1970).

II. Đọc- hiểu văn bản

- Văn bản nghị luận xã hội.

1. Sự nhất quán giữa cuộc đời cách mạng và cuộc sống giản dị, thanh bạch ở Bác Hồ.

2. Chứng minh:

- Sự giản dị của Bác Hồ trong sinh hoạt, lối sống, việc làm:

+ Bữa ăn chỉ vài ba món đơn giản.

+ Cái nhà sàn chỉ hai ba phòng, hòa cùng thiên nhiên.

+ Việc làm: Từ việc nhỏ đến việc lớn, ít cần đến người phục vụ.

- Sự giản dị trong đời sống vật chất đi liền với đời sống tinh thần phong phú cao đẹp.

- Giản dị trong lời nói, bài viết.

3. Bên cạnh các luận điểm, luận cứ, dẫn chứng để chứng minh, còn có phần đánh giá, bình luận của tác giả về đức tính giản dị của Bác Hồ. (ở từng đoạn, thường là sau các dẫn chứng, khi kết thúc một luận cứ)

III.Tổng kết

1.Nghệ thuật

(4)

- Có dẫn chứng cụ thể, lí lẽ bình luận sâu sắc, có sức thuyết phục.

- Lập luận theo trình tự hợp lí.

2.Ý nghĩa văn bản

- Ca ngợi phẩm chất cao đẹp, đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Bài học về việc học tập, rèn luyện noi theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

IV. Luyện tập

- Sưu tầm một số tác phẩm, bài về đức tính giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

- Học thuộc lòng những câu văn hay trong văn bản.

&4. Ý NGHĨA VĂN CHƯƠNG (Hoài Thanh)

I.Tìm hiểu chung

1. Hoài Thanh (1909 -1982), quê ở tỉnh Nghệ An, là một trong những nhà phê bình văn học xuất sắc của nước ta ở thế kỉ XX.

2. Văn bản được viết năm 1936, in trong cuốn Văn chương và hành động (sau đổi lại Ý nghĩa và công dụng của văn chương)

II. Đọc - hiểu văn bản

-Thể loại : Nghị luận văn chương (bình luận về các vấn đề của văn chương nói chung)

1. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng thương người và muôn vật, muôn loài

2.Ý nghĩa và công dụng của văn chương:

- Văn chương là hình ảnh của sự sống và sáng tạo ra sự sống, gây cho ta những tình cảm mới, luyện những tình cảm vốn có, làm cho đời sống tình cảm con người trở nên phong phú, sâu rộng hơn nhiều.

- Đời sống nhân loại sẽ rất nghèo nàn nếu không có văn chương.

III.Tổng kết

1. Nghệ thuật

- Có luận điểm rõ ràng, được luận chứng minh bạch và đầy sức thuyết phục.

- Có cách nêu dẫn chứng đa dạng: khi trước, khi sau, khi hòa với luận điểm, khi là một câu chuyện ngắn.

(5)

- Diễn đạt bằng lời văn giản dị, giàu hình ảnh, cảm xúc.

2.Ý nghĩa văn bản

Văn bản thể hiện quan niệm sâu sắc của nhà văn về văn chương.

IV. Luyện tập

- Tự tìm hiểu ý nghĩa của một số từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích.

- Học thuộc lòng một đoạn trong bài mà em thích.

C.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC

Qua chủ đề này, các em cần:

1. Nắm vững kiến thức trọng tâm ở mỗi văn bản.Đọc diễn cảm và thuộc lòng một số đoạn hay mà em thích.

2. Nắm vững đặc điểm nghệ thuật nghị luận ở mỗi văn bản 3. Hoàn thành các bài tập ở phần Luyện tập ở mỗi bài.

4. Vận dụng nghệ thuật nghị luận để viết văn trong học tập và những nội dung, ý nghĩa vào cuộc sống.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết

Muèn thÕ, v¨n nghÞ luËn ph¶i cã luËn ®iÓm roc rµng, cã lÝ lÏ, dÉn chøng..

Bài viết này làm rõ biểu hiện mang tính đặc trưng của mạch lạc trong văn bản nghị luận là mạch lạc qua quan hệ lập luận ở một số phương diện là kiểu lập luận, đặc

- Vẽ được mẫu vật đơn giản có tỉ lệ, hình dáng, đặc điểm gần giống mẫu - Thêm yêu thích quy trình học tập trải nghiệm sáng

Đêm nay Bác không ngủ thể hiện tấm lòng bao la của Bác Hồ với bộ đội và nhân dân, tình cảm kính yêu, cảm phục của bộ đội, của nhân dân ta

Nhận ra, thấy được đặc điểm của kiểu văn nghị luận trung đại ở một văn bản cụ thể... Đoạn tiếp theo: soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất

- Mạch cảm xúc của bài thơ : Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ’’

- Yêu cầu: Giải thích sách là gì + Phân tích và chứng minh lợi ích của việc đọc sách + Khẳng định sách là người bạn lớn của con người + Nhắc nhở mọi người phải