• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9_CHỦ ĐỀ 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VĂN 9_CHỦ ĐỀ 2"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC NGỮ VĂN 9

CHỦ ĐỀ: THƠ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI (Phần học ở học kỳ 2 - gồm các văn bản :

Mùa xuân nho nhỏ, Viếng lăng Bác, Sang thu, Nói với con. ; Tổng số tiết thực hiện: 08 tiết)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.

Qua chủ đề này, giúp học sinh cần nắm được:

- Những kiến thức về các văn bản thơ: nội dung chính và những nét tiêu biểu, đặc sắc về nghệ thuật trong các tác phẩm thơ và tác dụng của nó trong việc thể hiện chủ đề, cảm xúc của nhân vật trữ tình, khơi gợi tình cảm của người đoc,..

- Cảm nhận được những cảm xúc, cảm nhận tinh tế của các tác giả;

thấy được những đặc điểm nghệ thuật của thơ ca: giọng điệu, hình ảnh ẩn dụ có giá trị súc tích và gợi cảm, lời thơ cô đúc giàu cảm xúc,...

- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ, phân tích hình ảnh thơ trong mạch vận động của tứ thơ; rèn luyện thêm năng lực cảm thụ của thơ ca. Biết vận dụng trong học tập và cuộc sống.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

δ1. MÙA XUÂN NHO NHỎ (Thanh Hải) Qua văn bản, các em cần biết:

- Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và mùa xuân đất nước. Lẽ sống cao đẹp của một con người chân chính.

- Kỹ năng Đọc – hiểu một văn bản thơ trữ tình hiện đại. Kỹ năng biết trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một hình ảnh thơ, một khổ thơ, một văn bản thơ.

I.Tìm hiểu chung 1.Tác giả.

-Thanh Hải (1930 -1980), quê ở huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng ở miền Nam từ những ngày đầu.

2.Tác phẩm.

“Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác vào tháng 11 năm 1980, khi tác giả

đang nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

II. Đọc- hiểu văn bản.

- Mạch cảm xúc của bài thơ : Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ’’ của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

(2)

- Bố cục: 4 đoạn

1.Mùa xuân của thiên nhiên, đất trời.

- Vài nét phác họa của tác giả về mùa xuân: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng chim chiền chiện hót vang trời. ->Bức tranh: không gian cao rộng; màu sắc tươi thắm; âm thanh vang vọng.

 Cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.

2. Mùa xuân của đất nước.

- Mùa xuân của đất nước đọng lại trong hình ảnh lộc non theo “người cầm súng”, (bảo vệ Tổ quốc) , “Mùa xuân người ra đồng” (lao động xây dựng).

Đó là những người góp phần đem lại mùa xuân trên mọi miền đất nước.

- Điệp từ “lộc”, hình ảnh so sánh đẹp kì vĩ “Đất nước như vì sao”, … nhịp điệu hối hả, khẩn trương và niềm tin vào tiền đồ tươi sáng của dân tộc.

3. Ước nguyện của tác giả.

Tác giả mong muốn được dâng hiến toàn bộ sức lực của mình làm : con chim hót, một cành hoa, một nốt trầm. Thể hiện tâm niệm chân thành, tha thiết, khiêm nhường. Mỗi người phải mang đến cho cuộc đời chung một nét riêng dù nhỏ bé hãy sống có ích, biết cống hiến.

4. Lời ngợi ca quê hương, đất nước qua điệu dân ca xứ Huế.

(khổ cuối) III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật.

- Viết theo thể thơ 5 chữ nhẹ nhàng, tha thiết mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

- Kết hợp hài hòa giữa hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.

- Có cấu tứ chặt chẽ, giọng điệu luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, với các ẩn dụ, điệp từ, điệp ngữ, sử dụng từ ngữ xưng hô.

2. Ý nghĩa của văn bản.

Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

IV. Luyện tập.

Bài 1: Bài thơ có nhan đề "Mùa xuân nho nhỏ". Em hiểu thế nào về nhan đề đó? Hãy nêu chủ đề của bài thơ?

Bài 2: Viết một đoạn văn ngắn bình khổ thơ sau:

(3)

Một mùa xuân nho nhỏ

Lặng lẽ dâng cho đời Dù là tuổi hai mươi Dù là khi tóc bạc.

δ2. VIẾNG LĂNG BÁC (Viễn Phương)

Qua văn bản này, các em cần nắm được:

- Cảm nhận được niềm xúc cảm chân thành, tha thiết của người con miền Nam đối với Bác Hồ kính yêu.

- Những đặc sắc về hình ảnh, tứ thơ, giọng điệu của bài thơ.

- Tự nhận thức được vẻ đẹp nhân cách Hồ Chí Minh, qua đó xác định giá trị cá nhân cần phấn đấu để học tập và làm theo Chủ tịch Hồ Chí Minh.

I.Tìm hiểu chung.

1.Tác giả.

- Viễn Phương sinh 1928 quê ở An Giang, là một trong những cây bút xuất hiện sớm nhất của lực lượng văn nghệ giải phóng ở miền Nam. Thơ Viễn Phương thường nhỏ nhẹ, giàu tình cảm, mơ mộng ngay trong những hoàn cảnh chiến đấu ác liệt.

- Năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành, Viễn Phương ra thăm miền Bắc rồi vào lăng viếng Bác.

Những tình cảm đối với Bác Hồ kính yêu đã trở thành nguồn cảm hứng để nhà thơ sáng tác tác phẩm này.

2. Tác phẩm.

- Sáng tác năm 1976, sau ngày đất nước thống nhất, lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng vừa khánh thành. Viễn Phương ra miền Bác rồi vào viếng Bác.

- Bài thơ được in trong tập “Như mây mùa xuân” (1978).

II. Đọc - hiểu văn bản.

- Mạch cảm xúc diễn ra theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác (trước khi vào lăng viếng Bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về).

- Bố cục: 3 đoạn.

1. Cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng.

- Hình ảnh đầu tiên gây ấn tượng là “hàng tre” Vừa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng về sức sống và tinh thần quật khởi của dân tộc.(hình ảnh của quê hương đất nước)

2. Cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng và lúc vào trong lăng.

Hình ảnh Bác gợi cho nhà thơ nhiều liên tưởng : - Các hình ảnh ẩn dụ :

(4)

+ “Mặt trời trong lăng” ví Bác như mặt trời  sự tôn kính của nhân dân của tác giả đối với Bác.

+ “Kết tràng hoa dâng…” Tấm lòng thành kính của nhân dân đối với Bác.

+ “Vầng trăng sáng dịu hiền”, tâm hồn cao đẹp, sáng trong.

+ “trời xanh” Bác còn mãi với non sông, đất nước.

Từ “ nhói” diễn tả nỗi đau của tác giả  Cảm xúc tự hào, tôn kính xen lẫn đau xót.

3. Cảm xúc khi rời lăng.

Điệp ngữ “muốn làm” thể hiện niềm lưu luyến và ước nguyện của nhà thơ muốn hóa thân làm con chim, đóa hoa, cây tre để được gần Bác. Đó cũng là tình cảm của nhân dân miền Nam đối với Bác.

III. Tổng kết.

1.Nghệ thuật.

- Bài thơ có giọng điệu vừa trang nghiêm, sâu lắng, vừa tha thiết, đau xót, tự hào, phù hợp với nội dung, cảm xúc của bài.

- Viết theo thể thơ tám chữ có đôi chỗ biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu linh hoạt.

- Sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực, hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa khái quát và giá trị biểu cảm cao.

- Lựa chọn ngôn ngữ biểu cảm, sử dụng các ẩn dụ, điệp từ có hiệu quả nghệ thuật.

2.Ý nghĩa của văn bản.

Bài thơ thể hiện tâm trạng xúc động, tấm lòng thành kính, biết ơn sâu sắc của tác giả khi vào lăng viếng Bác.

IV. Luyện tập.

Bài tập 1: Đọc thuộc lòng bài thơ

Bài tập 2: Viết một đoạn văn trình bày cảm nhận về khổ thơ sau:

Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

δ3. SANG THU ( Hữu Thỉnh) Qua văn bản, các em cần nắm:

(5)

- Vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa và những suy nghĩ mang tính triết lí của tác giả.

- Trân trọng những cảm xúc của tác giả với mùa thu và yêu quý mựa thu đồng thời biết ơn những người lính và thế hệ đi trước bằng cách học thật giỏi và làm nhiều việc tốt.

I. Tìm hiểu chung.

1.Tác giả.

Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. Ông viết nhiều, viết hay về con người, cuộc sống ở làng quê, về mùa thu.

2.Tác phẩm

Bài thơ được sáng năm 1977, in trong tập ’’ Từ chiến hào đến thành phố’’(1991).

II. Đọc- hiểu văn bản.

1.Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu.

- Tín hiệu của sự chuyển mùa được diễn tả bằng những hình ảnh có sức gợi tả, biểu cảm.

- Tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới bằng rung động tinh tế :

“hương ổi” (khứu giác) gió se (xúc giác) , sương chùng chình (thị giác),

“hình như thu đã về” (cảm nhận của lí trí).

 Yêu mùa thu, yêu làng quê, gắn bó với quê hương.

- Không gian đất trời bắt đầu chuyển đổi :“sông dềnh dàng”: chậm rãi.

“chim vội vã”: đi tránh rét.

- Đám mây “vắt nửa mình sang thu”: khoảnh khắc giao mùa đẹp, sinh động bầu trời hạ đang nhuốm sắc thu  Đầy tính tạo hình.

 Cảnh sống động có hồn nhờ cách nhân hóa, liên tưởng thú vị, tinh tế.

2.Suy ngẫm của tác giả:

- Khổ cuối: đem đến cho bài thơ một vẻ đẹp mới, làm tròn vẹn thêm ý thơ.

Nắng vẫn còn nồng nhưng mưa và sấm đã thưa dần.

- Nắng, mưa, sấm (hàng cây) là ẩn dụ cho sự thay đổi của cuộc đời, xã hội.

Hàng cây : Con người đã từng trải nhiều thì tác động của ngoại cảnh không làm người ta bị bất ngờ nữa.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật:

- Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ

- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ.

2.Ý nghĩa văn bản:

(6)

- Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

IV.Luyện tập:

Bài 1. Đọc diễn cảm bài thơ.

Bài 2. Trắc nghiệm

1. Sự biến đổi của đất trời lúc sang thu được nhà thơ cảm nhận lần đầu tiên từ đâu?

A. Từ một mùi hương B. Từ một đám mây C. Từ một cơn mưa D. Từ một cánh chim

2. Ý nào nói đúng cảm xúc của tác giả trong bài thơ "Sang thu"?

A. Hồn nhiên, tươi trẻ B. Mới mẻ, tinh tế

C. Lãng mạn, siêu thoát D. Mộc mạc, chân thành

3.Dòng nào sau đây nêu đúng tên những bài thơ viết cùng thể loại với bài “Sang thu”

A. Ánh trăng, Đồng chí

B. Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ C. Con cò, Bếp lửa

4.Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong bài thơ?

A.Nhân hoá,ẩn dụ B.Nhân hoá,hoán dụ C.Nhân hoá và so sánh D.Nhân hoá và chơi chữ

Bài 3.Hãy phát biếu cảm nghĩ của em sau khi học xong bài thơ?

δ4. NÓI VỚI CON ( Y Phương) Qua văn bản, các em cần biết:

- Tình cảm thắm thiết của cha mẹ đối với con cái

(7)

- Tình yêu và niềm tự hào về vẻ đẹp, sức sống mãnh liệt của quê hương.

- Hình ảnh và cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi

- Phân tích cách diễn tả độc đáo, giàu hình ảnh, gợi cảm của thơ ca miền núi - Làm chủ bản thân, đặt mục tiêu về cách sống của bản thân qua lời tâm tình của người cha

- Trân trọng tình cảm cha con sâu nặng, thiêng liêng.

I.Tìm hiểu chung.

1.Tác giả.

Y Phương là nhà thơ người dân tộc Tày, sinh 1948, quê ở tỉnh Cao Bằng.

Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

2.Tác phẩm.

- Bài thơ được trích trong “Thơ Việt Nam 1945 - 1985”.

- Bài thơ thể hiện lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp, phát huy truyền thống của tổ tiên, của quê hương.

II. Đọc - hiểu văn bản.

1.Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người.

Với cách nói sinh động của người miền núi “chân phải”, “chân trái”, “một bước”, “hai bước”, … đoạn thơ nhắc nhở những người làm con phải nhớ ơn cha mẹ, những người đã yêu thương, nuôi dưỡng, chăm chút, che chở, nâng đỡ cho con . Đồng thời biết yêu quý “người đồng mình”quí trọng cuộc sống lao động, môi trường thiên nhiên thơ mộng và nghĩa tình của quê hương.

2.Truyền thống tốt đẹp của quê hương và mong ước của người cha.

- Truyền thống tốt đẹp của quê hương: Bằng nghệ thuật so sánh, điệp ngữ và cách dùng từ ngữ độc đáo, diễn tả sức sống mãnh liệt, bền bỉ của người đồng mình, dù vất vả, cực nhọc nhưng vẫn sống khoáng đạt “sống trên đá … không lo cực nhọc”; dù nghèo nhưng vẫn thiết tha yêu quê hương. Hình thức giản dị; mộc mạc nhưng giàu chí khí, sáng tạo, quyết tâm xây dựng quê hương.

- Qua đó, cha mong con sống chung thủy, nghĩa tình, không được quên cội nguồn. Biết vượt qua gian nan, thử thách, có ý chí xây dựng. Tự hào về quê hương. Giữ gìn truyền thống tốt đẹp.

III. Tổng kết.

1. Nghệ thuật.

- Giọng điệu thơ thể hiện tâm tình,tha thiết, trìu mến.

- Hình ảnh thơ cụ thể mà vẫn có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ

(8)

- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên, hợp lý.

- Giọng điệu thiết tha trìu mến. Các lời gọi mang ngữ điệu cảm thán, dặn dò.

2. Ý nghĩa của văn bản .

- Bài thơ thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái;

tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

IV. Luyện tập:

Đặt mình là nhân vật người con trong bài thơ viết một bài văn ngắn nói về cảm xúc của mình khi nghe lời người cha nói.

C. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC TẠI NHÀ

Qua chủ đề, các em cần:

- Đọc diễn cảm và học thuộc lòng các bài thơ.

- Nắm vững kiến thức trọng tâm của mỗi tác phẩm.

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh và nghệ thuật đặc sắc của mỗi tác phẩm.

- Hoàn thành các bài tập phần Luyện tập của mỗi bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đoạn trích “Lục Vân Tiên cức Kiều Nguyệt Nga" thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của tác giả và khắc họa những phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân vật: Lục Vân

Ảnh hưởng của nhiệt độ đến đời sống sinh vật:... Ảnh hưởng của độ ẩm đến đời sống

1. Học thuộc lòng bài thơ.. - Đọc - hiểu một văn bản dịch thuộc thể loại tự sự. Phân tích diễn biến tâm lí nhân vật. Nhận diện được những chi tiết miêu tả tâm trạng

Gồm các bài: Viết đoạn văn trong văn bản thuyết minh, Thuyết minh về một phương pháp (cách làm), Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh (03 tiết); Ôn tập về văn..

- Hiểu, cảm nhận được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của một số truyện ngắn hiện đại Việt Nam: hiện thực xã hội thực dân nửa phong kiến xấu xa, tàn bạo; nghệ

- Hiểu, cảm nhận được những nét chính về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm (hoặc đoạn trích) truyện hiện đại Việt Nam: những tình cảm, phẩm chất tốt đẹp;

- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí..

Tìm hiểu chung về văn nghị luận, Đặc điểm của văn bản nghị luận, (Tự học có hướng dẫn – 01 tiết), Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, (01 tiết), Bố cục