• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 7_CHỦ ĐỀ 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 7_CHỦ ĐỀ 3"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ - NGỮ VĂN 7

CHỦ ĐỀ 3 – LÀM VĂN NGHỊ LUẬN Gồm các bài:

Tìm hiểu chung về văn nghị luận, Đặc điểm của văn bản nghị luận, (Tự học có hướng dẫn – 01 tiết), Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận, (01 tiết), Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận, Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận (Tự đọc, tự làm), Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, Cách làm bài văn lập luận chứng minh, (Tự học có hướng dẫn – 01 tiết), Luyện tập viết đoạn văn chứng minh, Ôn tập văn nghị luận (Tự làm),Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích, Cách làm bài văn lập luận giải thích, (Tự học có hướng dẫn – 01 tiết)

Tổng số tiết thực hiện: 04 tiết Gv soạn: Nguyễn Lê Phúc

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Qua chủ đề này, học sinh cần nắm đươc:

1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là văn nghị luận; vai trò của luận điểm, luận cứ, cách lập luận trong văn nghị luận. Nắm được bố cục, phương pháp lập luận, cách thức xây dựng đoạn và lời văn trong bài văn nghị luận giải thích và chứng minh.

- Trình bày đặc điểm văn bản nghị luận, lấy được ví dụ minh họa.

2. Kĩ năng

- Biết viết đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 70 - 80 chữ, bài văn nghị luận có độ dài khoảng 300 chữ giải thích, chứng minh một vấn đề xã hội, văn học đơn giản, gần gũi với học sinh lớp 7.

B. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1.Tìm hiểu chung về văn nghị luận, Đặc điểm của văn bản nghị luận, (Tự học có hướng dẫn – 01 tiết)

I.Tìm hiểu chung về văn nghị luận 1.Nhu cầu nghị luận

-Trong đời sống, khi gặp những vấn đề cần bàn bạc, trao đổi, phát biểu, bình luận, bày tỏ quan điểm ta thường sử dụng văn nghị luận.

(2)

2.Thế nào là văn nghị luận

- Văn bản nghị luận là kiểu văn bản được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng,một quan điểm nào đó.

- Những tư tưởng,quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết vấn đề đặt ra trong cuộc sống thì mới có ý nghĩa.

II. Đặc điểm của văn bản nghị luận

- Mỗi bài văn đều có luận điểm, luận cứ, lập luận:

1. Luận điểm

- Luận điểm là tư tưởng, quan điểm của bài văn. Luận điểm có thể được nêu ra bằng câu khẳng định (hoặc phủ định), được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán.

- Luận điểm là linh hồn của bài viết, kết nối các đoạn văn thành một khối.

Trong bài văn có thể có luận điểm chính và luận điểm phụ.

2. Luận cứ: là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm, làm cho luận điểm có sức thuyết phục.

3. Lập luận (luận chứng) là lựa chọn, sắp xếp, trình bày luận cứ để làm rõ cho luận điểm.

- Yêu cầu: Luận điểm phải đúng đắn, chân thực, đáp ứng nhu cầu thực tế;

luận cứ phải chân thực, đúng đắn, tiêu biểu; lập luận phải chặt chẽ, hợp lí thì mới có sức thuyết phục.

VD: Trong văn bản Chống nạn thất học, luận điểm chính của bài viết là:

Chống nạn thất học.

- Luận điểm chính đó được triển khai thành các luận điểm cụ thể:

+ Những người đã biết chữ hãy dạy cho những người chưa biết chữ.

+ Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết.

+ Phụ nữ càng cần phải học.

- Luận điểm đóng vai trò thể hiện quan điểm của người viết. Muốn có sức thuyết phục thì luận điểm phải rõ ràng, được trình bày lô - gíc, trình tự hợp lí, mạch lạc.

- Luận cứ trong bài Chống nạn thất học là:

+ Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hầu hết người Việt Nam bị mù chữ, nước Việt Nam không tiến bộ được.

+ Nay chúng ta đã giành được độc lập, cần phải nhanh chóng nâng cao dân trí để xây dựng đất nước.

(3)

- Những luận cứ trên đóng vai trò làm sáng tỏ luận điểm, ở đây là trả lời câu hỏi: Vì sao phải chống nạn thất học ?

- Muốn có sức thuyết phục thì luận cứ phải chặt chẽ, sinh động.

- Lập luận: Trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học là:

Nêu lí do vì sao phải chống nạn thất học:

+ Chống thất học để làm gì ? + Chống thất học bằng cách nào?

III. Luyện tập. (Học sinh tự làm)

Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

-Văn bản 1. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Sgk, trang 9,10) -Văn bản 2. Hai biển hồ (Sgk, trang10)

&2. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận (01 tiết)

I.Tìm hiểu đề văn nghị luận

1.Nội dung và tính chất của đề văn nghị luận.

- Đề bài văn nghị luận bao giờ cũng nêu ra một vấn đề để bàn bạc và đòi hỏi người viết bày tỏ ý kiến của mình đối với đề đó.

-Tính chất của đề đòi hỏi bài làm phải vận dụng các phương pháp phù hợp.

+ Các đề: 1,2,3,4,5, 6,7,8, 9,10,11 (Sgk, trang 21) 2.Tìm hiểu đề văn nghị luận

a) Tìm hiểu đề văn: Chớ nên tự phụ:

(Yêu cầu: xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của đề, để bài làm khỏi bị sai lệch)

II.Lập ý cho bài văn nghị luận Cho đề bài: Chớ nên tự phụ 1.Xác định luận điểm

- Luận điểm:

+ Tự phụ là một thói xấu của con người.

+ Đức khiêm tốn tạo nên cái đẹp cho nhân cách con người bao nhiêu thì sự tự phụ lại làm xấu nhân cách bấy nhiêu.

- Những luận điểm phụ:

(4)

+ Tự phụ khiến cho bản thân cá nhân không biết mình là ai.

+ Tự phụ luôn kèm theo thái độ khinh bỉ, thiếu tôn trọng những người khác.

+ Tự phụ khiến cho bản thân bị chê trách, bị mọi người xa lánh.

2.Tìm luận cứ

- Tự phụ: Tự đánh giá quá cao tài năng thành tích của mình, do đó coi thường mọi người, kể cả người trên mình.

- Người ta khuyên chớ nên tự phụ hỏi làm như vậy:

- Các dẫn chứng:

+ Nên lấy từ thực tế trường lớp, môi trường quanh mình.

+ Có lúc mình đã tự phụ.

+ Một số dẫn chứng mà mình đã đọc qua sách báo.

3. Xây dựng lập luận

- Nên bắt đầu từ việc: định nghĩa tự phụ là gì - Tiếp đó làm nổi bật một số tính cách cơ bản của kẻ tự phụ - Sau đó mới nói tác hại của nó.

II. Luyện tập

Hãy tìm hiểu đề và lập ý cho đề bài: Sách là người bạn lớn của con người.

(Tham khảo bài: Lợi ích của việc đọc sách/ Sgk, trang 23)

&3. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận, Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận

(Học sinh tự đọc, tự làm - Sgk, trang 30,31,32)

Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh, Cách làm bài văn lập luận chứng minh

(Tự học có hướng dẫn - 01 tiết) I.Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh

1.Mục đích và phương pháp chứng minh.

Đọc văn bản: “Đừng sợ vấp ngã” (Sgk, trang 41 - 42)

a. Luận điểm cơ bản của bài văn này được thể hiện trong nhan đề: Đừng sợ vấp ngã, đồng thời được nhắc lại trong câu: "Vậy xin bạn chớ lo sợ thất bại".

b. Để khuyên người ta "đừng sợ vấp ngã", bài văn đã lập luận theo trình tự:

- Vấp ngã là chuyện bình thường (qua việc lấy các ví dụ dễ thấy);

- Nhiều người nổi tiếng cũng từng vấp ngã, nhưng họ vẫn trở thành nổi tiếng;

- Điều đáng sợ là thiếu sự cố gắng.

(5)

 Như vậy, phép lập luận chứng minh là dùng những lí lẽ, bằng chứng chân thực đã được thừa nhận để chứng tỏ luận điểm cần được chứng minh là đáng tin cậy.

2. Luyện tập (Học sinh tự làm)

Đọc bài văn “Không sợ sai lầm” và trả lời các câu hỏi bên dưới (Sgk,trang 43)

II.Cách làm bài văn lập luận chứng minh

1.Các bước làm bài văn lập luận chứng minh.

*Cho đề văn: Nhân dân ta thường nói: “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

a.Tìm hiểu đề và tìm ý

- Xác định yêu cầu chung của đề?

(Chứng minh tư tưởng của câu tục ngữ là đúng đắn) -Câu tục ngữ khẳng định điều gì?

(Chí là hoài bão, ý chí, nghị lực, sự kiên trì; Ai có chí thì sẽ thành công) - Chứng minh (Có hai cách lập luận):

+ Nêu lí lẽ

+ Nêu dẫn chứng

(Học sinh tham khảo bài: Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Sgk, trang 41)

b. Lập dàn bài

- Mở bài: Nêu vai trò quan trọng của lí tưởng, ý chí và nghị lực trong cuộc sống mà câu tục ngữ đã đúc kết. Đó là một chân lí.

-Thân bài:

+ Xét về lí: (Chí là điều rất cần thiết để con người vượt trở ngại. Không có chí thì không làm được gì.)

+ Xét về thực tế: (Những người có chí đều thành công - nêu dẫn chứng. Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được - nêu dẫn chứng)

- Kết bài: (Mọi người nên tu dưỡng ý chí, bắt đầu từ những việc nhỏ, để khi ra đời làm được việc lớn.)

c. Viết bài:

- Viết từng đoạn, từ Mở bài đến Kết bài - Dựa theo dàn bài đã lập (Tham khảo cách viết theo hướng dẫn Sgk, trang 49-50)

(6)

d.Đọc lại và sửa chữa

* Ghi nhớ: (Sgk, trang 50) III.Luyện tập. (Học sinh tự làm)

- Học sinh chọn 1 trong 2 đề ( Sgk, trang 51) ---

&4.Luyện tập lập luận chứng minh, Luyện tập viết đoạn văn chứng minh, Ôn tập văn nghị luận (Học sinh tự làm)

(Tham khảo các đề - Sgk, trang 65,66,67) ---

&5.Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích,

Cách làm bài văn lập luận giải thích, Luyện tập lập luận giải thích (Tự học có hướng dẫn - 01 tiết)

I.Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích 1. Mục đích và phương pháp giải thích

a. Đọc bài văn “Lòng khiêm tốn” và trả lời các câu hỏi bên dưới:

(Sgk, trang 70,71) b. Ghi nhớ : (Sgk, trang 71) 2. Luyện tập

Đọc bài văn: “Lòng nhân đạo” và làm theo yêu cầu (Sgk, trang 72) II. Cách làm bài văn lập luận giải thích

1.Các bước làm bài văn lập luận giải thích:

Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

a.Tìm hiểu đề và tìm ý: Tìm vấn đề cần giải thích (tức là tìm luận điểm tổng quát).Trên cơ sở đó để xác định các luận điểm và sắp xếp ý thành một dàn bài.

b.Lập dàn bài

- Bố cục của bài văn lập luận giải thích (3 phần):

+ Mở bài: Nêu luận điểm cần giải thích và gợi ra phương hướng giải thích.

+Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung giải thích

+ Kết bài: Nêu ý nghĩa của vấn đề được giải thích trong bài đối với mọi người.

(7)

c.Viết bài văn

- Các đoạn trong bài phải liên kết chặt chẽ qua các hình thức chuyển tiếp ý.

4. Đọc lại và sửa chữa III. Luyện tập

(Học sinh tự làm theo gợi ý - Sgk, trang 87) C. LUYỆN TẬP

- Luyện tập theo từng phần, từng bài.

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 1.Chủ đề vừa học

- Nắm vững kiến thức trọng tâm và phần Luyện tập ở mỗi bài.

2. Chủ đề sắp học: Chủ đề 4: Truyện Việt Nam (1900 - 1945) (Gồm các văn bản: Sống chết mặc bay,

Những trò lố hay là Va - ren và Phan Bội Châu)

*Yêu cầu chuẩn bị:

- Đọc, tóm tắt các văn bản; tìm hiểu các giá trị nội dung và nghệ thuật của mỗi truyện.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết

Muèn thÕ, v¨n nghÞ luËn ph¶i cã luËn ®iÓm roc rµng, cã lÝ lÏ, dÉn chøng..

Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Minh Loan. Häc sinh

Trong văn bản tự sự để người đọc(người nghe) phải suy nghĩ về một vấn đề nào đó, người viết( người kể) và nhân vật có khi nghị luận bằng cách nêu lên các ý kiến,

Bài viết này làm rõ biểu hiện mang tính đặc trưng của mạch lạc trong văn bản nghị luận là mạch lạc qua quan hệ lập luận ở một số phương diện là kiểu lập luận, đặc

- Luận cứ phải chân thật, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục... Chống nạn

kết luận mang sức thuyết phục cao bởi nó được dẫn dắt bằng lý lẽ rõ ràng, sắc bén, logic, được chứng minh bằng dẫn chứng sinh động nhưng xác đáng, tin cậy.

Coù theå noùi moái quan heä giöõa boá cuïc vaø laäp luaän ñaõ taïo thaønh moät maïng löôùi lieân keát trong vaên baûn nghò luaän ,trong ñoù. phöông phaùp laäp luaän