• Không có kết quả nào được tìm thấy

TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 9 HK2 (2020-2021)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TÀI LIỆU ÔN TẬP - VĂN 9 HK2 (2020-2021)"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Văn bản: MÙA XUÂN NHO NHỎ

-Thanh Hải-

-Thanh Hải-

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết tháng 11.1980, lúc tác giả nằm trên giường bệnh – không bao lâu trước khi nhà thơ qua đời.

- Đề tài: Mùa xuân

- Chủ đề: niềm yêu mến thiết tha cuộc sống và đất nước, ước nguyện cuả nhà thơ.

- Mạch cảm xúc: Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của màu xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “MXNN” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc đời chung.

- Ý nghĩa nhan đề: Nhan đề của bài thơ thể hiện chủ đề tác phẩm, ước nguyện được làm mùa xuân nho nhỏ bằng sự cống hiến những gì tốt đẹp nhất của mỗi con người để góp phần vào mùa xuân lớn của đất nước.

- Bố cục:

+ Khổ 1. Vẻ đẹp mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc say sưa, ngây ngất của nhà thơ.

+ Khổ 2, 3: Vẻ đẹp mùa xuân đất nước.

+ Khổ 4, 5: Tâm nguyện của nhà thơ.

+ Khổ 6: Khúc ca tình yêu quê hương xứ Huế.

- Nghệ thuật:

+ Thể thơ 5 chữ, nhẹ nhàng, tha thiết, mang âm hưởng gần gũi với dân ca.

+ Kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh thơ tự nhiên, giản dị với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu trưng khái quát.

+ Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, giàu hình ảnh, giàu cảm xúc với các ẩn dụ, điệp từ,…

+ Cấu tứ chặt chẽ, giọng thơ luôn có sự biến đổi phù hợp với nội dung từng đoạn.

- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

Đề: Cảm nhận bức tranh mùa xuân và tâm nguyện của nhà thơ qua bài thơ

“Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

a. Mở bài

- Trong văn học Việt Nam thơ viết về mùa xuân rất nhiều  Mùa xuân nho nhỏ (MXNN) của Thanh Hải.

- Sáng tác 11/ 1980 khi tác giả nằm trên giường bệnh.

- Qua bài thơ, Thanh Hải gửi gắm tâm nguyện của mình khi vẽ nên bức tranh mùa xuân của thiên nhiên đất nước.

b. Thân bài

- Mặc dù ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt : nhà thơ cận kề với cái chết.

- Tuy nhiên cả bài thơ vẫn toát lên không khí vui tươi, đầy sức sống.

1. Bức tranh mùa xuân thiên nhiên tươi đẹp (Khổ 1)

“Mọc giữa dòng sông xanh

………

Tôi đưa tay tôi hứng”

- Chỉ với một bông hoa, tiếng chim  bức tranh thiên nhiên mùa xuân sống động.

- Biện pháp đảo ngữ  “mọc” đưa lên đầu câu  sự phát hiện bất ngờ đầy thú vị của nhà thơ

(2)

 giữa dòng sông xanh, bông hoa tím khoe sắc trong nắng mới.

- Điểm thêm vào bức tranh là tiếng hót của chim chiền chiện  hai từ “vang trời”  sự trong trẻo, ngân vang của tiếng chim  không gian thêm phần rộn rã, vui tươi.

- Thán từ “ơi, hót chi”  niềm vui say sưa ngất ngây của nhà thơ trước vẻ đẹp bình dị, nên thơ của thiên nhiên cuộc sống.

- “Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng”

+ “Giọt”  sự vật có hình dáng cụ thể.

 giọt âm thanh hình dung tiếng chim trong vắt, tan biến đọng lại thành khối.

+ “Hứng”  hứng giọt âm thanh  ẩn dụ chuyển đổi cảm giác  làm bật lên thái độ trân trọng, nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp cuộc sống.

 Chỉ qua vài nét phác họa, nhà thơ đã vẽ nên bức tranh mùa xuân đầy sức sống, hài hòa về màu sắc, âm thanh, ánh sang.

2. Bức tranh mùa xuân đất nước. (Khổ 2, 3)

“Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy quanh lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ”

- Mùa xuân của đất nước được gợi lên từ 2 đối tượng:

+ “Người cầm súng”  chiến sĩ  vững tay súng để bảo vệ bờ cõi biên cương.

+ “Người ra đồng”  nông dân  ngày ngày ra đồng cày cấy, tăng gia sản xuất.

- “Lộc” là chồi non, là điều may mắnm tốt đẹp.

 Chính người chiến sĩ, người nông dân đã gieo lộc mùa xuân mang đến một sức sống mới cho đất nước.

- Đánh giá về không khí của đất nước

 Điệp ngữ, từ láy “hối hả, xôn xao”, âm điệu vui tươi  phản ánh được khí thế khẩn trương sôi nổi khi cả nước đang bước vào mùa xuân mới.

 Mọi người đang nổ lực để cống hiến vào mùa xuân đất nước.

- “Ðất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao

Ðất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước”

 đất nước trong quá khứ và hiện tại.

+ Quá khứ  đối mặt với bao gian lao, thử thách.

+ Hiện tại  đất nước đang trên đà phát triển, so sánh “đất nước như vì sao”  niềm tin về ngày mai, tương laii tươi sáng của đất nước.

 Giọng điệu tươi vui, hình ảnh bình dị  đất nước đang bước vào mùa xuân rộn rã, căng tràn nhựa sống.

3. Tâm nguyện của nhà thơ.(Khổ 4,5)

“Ta làm con chim hót

……….

Dù là khi tóc bạc”

- “Con chim hót, cành hoa”  nhỏ bé, đơn sơ  điều đáng quí  nhà thơ mong ước được cống hiến cuộc đời mình cho cuộc đời chung.

- Mong ước nhỏ bé nhưng không tầm thường.  sống một cuộc sống có ý nghĩa.

- “Tuổi hai mươi”  trẻ.

- “Tóc bạc”  lúc đã già.

 Dành trọn cuộc đời cho đất nước, cho quê hương.

 Ngời lên lí tưởng sống cao đẹp và đáng quý.

(3)

c. Kết bài

- Với cảm hứng lãng mạn, bay bổng, những hình ảnh gợi hình, gợi cảm, âm điệu vui tươi, rộn rã,…bài thơ như một khúc ca về mùa xuân của quê hương, đất nước.

- Sáng tác lúc cuối đời  tác giả vẫn toát lên tinh thần lạc quan và một tình yêu thiết tha đối với cuộc sống.

Văn bản: VIẾNG LĂNG BÁC

-Viễn Phương-

- Hoàn cảnh sáng tác: Năm 1976, nhân chuyến công tác ở miền Bắc, ông vào lăng viếng Bác.

- Mạch cảm xúc: diễn ra theo trình tự; trước khi vào viếng lăng Bác, khi vào trong lăng, trước khi ra về.

- Nghệ thuật:

+ Giọng thơ trang nghiêm, tha thiết.

+ Thể thơ tám chữ có đôi chút biến thể, cách gieo vần và nhịp điệu thơ linh hoạt.

+ Sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh thơ, kết hợp cả hình ảnh thực và hình ảnh ẩn dụ.

+ Ngôn ngữ biểu cảm, bình dị, cô đúc.

- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc của nhà thơ khi viếng lăng Bác.

Đề: Qua bài thơ " Viếng lăng Bác" của Viễn Phương, em hãy phân tích những cung bậc cảm xúc của nhà thơ khi viếng lăng Bác.

a. Mở bài

- Bác Hồ - nguồn cảm hứng bất tận của thơ ca  viết về Bác, Viễn Phương đã thể hiện tình cảm tha thiết của đứa con miền Nam dành cho Bác qua bài “Viếng lăng Bác”.

- Tác phẩm ra đời 4/1976, đó là nguồn cảm hứng bất tận sau khi vào viếng lăng Bác.

- Bài thơ ghi lại tình cảm hân thành,tinh tế những cung bậc cảm xúc của nhà thơ.

b. Thân bài

- Bài thơ giống như một câu chuyện kể.

- Mạch cảm xúc diễn biến theo trình tự cuộc viếng lăng.

1. Trước khi vào lăng, trong nhà thơ trào dâng niềm xúc động vô bờ. (Khổ 1,2)

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa, đứng thẳng hàng”

- Nhà thơ đến viếng lăng từ rất sớm, khi mà sương còn giăng phủ trên hàng tre.

- Xưng “con” gọi “Bác”; cách xưng hô này vừa yêu thương, vừa thân thiết, vừa lễ phép, kính trọng thể hiện đúng tính cách của một đứa con miền Nam.

- Ấn tượng đầu tiên: “hàng tre”

+ Cặp từ láy “bát ngát”, “xanh xanh”  cho thấy vẻ tươi tốt, đầy sức sống của hàng tre.

+ Hình ảnh “tre” vốn rất quen thuộc với người dân VN từ bao đời nay,…Tre cũng xuất hiện nhiều trong văn học: Cây tre VN (Thép Mới), Tre xanh (Nguyễn Duy),…

- Nhắc đến tre là nhắc đến quê hương, nguồn cội; là nhắc đến biểu tượng cho vẻ đẹp tâm hồn, sức sống của người VN.

- Thành ngữ “bão táp mưa sa”  giông tố, gian khổ cuộc đời  tre vẫn thẳng hàng cũng như dân tộc VN luôn kiên cường, bất khuất trước bao hiểm nguy, gian khó.

 Không đơn thuần chỉ tả cảnh mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc.

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ

(4)

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân...”

- Tiếp nối mạch cảm xúc nhà thơ đã có những liên tưởng về Bác với hai hình ảnh “mặt trời”.

+ “mặt trời (câu1)  của thiên nhiên

+ “mặt trời (câu2)  Bác Hồ  ẩn dụ  sự trân trọng, ngợi ca, tôn vinh đối với Bác.

- “tràng hoa” – vòng hoa của đồng bào mang đến viếng Bác

- “bảy mươi chín mùa xuân”  ẩn dụ  tình cảm tha thiết, tôn kính của mọi người dành cho Bác.

 Trong trái tim của mọi người, Bác luôn có một vị trí đặc biệt thật trang trọng, thật đáng kính.

2. Khi đứng trước Bác Hồ, nhà thơ rất thành kính và thiêng liêng. (Khổ 3)

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim”

- Nghệ thuật nói tránh “nằm trong giấc ngủ bình yên”  làm vơi bớt nỗi đau tôn lên vẻ ung dung, tự tại của Bác.

- Hình ảnh “vầng trăng” mang đến cho không gian một sự yên bình, tĩnh lặng  gợi lên vẻ đẹp tâm hồn của thơ ca Hồ Chí Minh trăng với Bác như một tri âm, tri kỉ có trăng Người không cô đơn.

- Ẩn dụ trong hai câu thơ “Vẫn biết …..trong tim”.  khẳng định chân lí Bác đã đi xa nhưng mọi người vẫn luôn nhớ Bác  Vì thế không tránh khỏi xót xa, bùi ngùi.

 Bác sống mãi trong tình cảm của mọi người.

3. Trước khi ra về, nhà thơ không khỏi lưu luyến, bịn rịn

- Cảm xúc của nhà thơ trước lăng Bác: Hình ảnh hàng tre mộc mạc , quen thuộc, giàu ý nghĩa tượng trưng: Sức sống quật cường, truyền thống bất khuất của dân tộc Việt Nam; phẩm chất cao quý của Bác Hồ, hình ảnh hàng tre xanh khơi nguồn cảm xúc cho nhà thơ.

- Cảm xúc chân thành, mãnh liệt của nhà thơ khi viếng lăng Bác:

+ Ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao của Bác đối với non sông đất nước qua hình ảnh ẩn dụ "mặt trời trong lăng”

+ Dòng người vào lăng viếng Bác kết thành những tràng hoa kính dâng Bác

+ Xúc động khi được ngắm Bác trong giấc ngủ bình yên vĩnh hằng. Thời gian ấy sẽ trở thành kỉ niệm quý giá không bao giờ quên.

+ Nói thay cho tình cảm của đồng bào miền Nam đối với Bác, lưu luyến, ước nguyện mãi ở bên Người.

c. Kết bài

- Viếng lăng Bác là một bài thơ hay giàu chất suy tưởng.

- Là tiếng lòng của tất cả chúng ta đối với Bác Hồ kính yêu.

Văn bản: SANG THU

-Hữu Thỉnh-

- Hữu Thỉnh - “Sang thu” sáng tác năm 1977 in lần đầu ở báo Văn nghệ, sau trong tập : “Từ chiến hào đến thành

phố” (1991)

(5)

-Nghệ thuật:

+ Khắc họa được hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ.

+ Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ.

- Ý nghĩa: Bài thơ thể hiện những cảm nhận tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên trong khoảnh khắc giao mùa.

Đề: Cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

a. Mở bài

- Giới thiệu đề tài mùa thu trong thi ca - Dẫn vào bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh

- Bài thơ được viết theo thể thơ năm chữ: Nhịp nhàng, khoan thai, êm ái, trầm lắng và thoáng chút suy tư… thể hiện một bức tranh thu đẹptrong thời khắc giao mùa ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ qua cảm nhận tinh tế của tác giả.

b. Thân bài

1. Bức tranh thiên nhiên lúc chớm thu (Khổ 1)

“Bỗng ………..đã về”

- Thời khắc giao mùa diễn ra rất nhẹ nhàng, phải thật tinh tế, nhạy bén mới cảm nhận được.

- Khắc với thơ cổ thường viết về mùa thu qua hình ảnh ước lệ: lá vàng rơi, ánh trăng, hoa cúc  cảm nhận thu sang qua hương ổi – loại quả quen thuộc của làng quê VN.

- “Bỗng” : sự phát hiện đột ngột, “phả”: diễn tả tinh tế trạng thái của mùi hương: tỏa ngào ngạt, nồng nàn trong gió thu.

- Gió heo may se lạnh cũng là một nét đặc trưng khác của màu thu  cái lạnh dễ vương vấn lòng người.

- Làn sương  Từ láy “chùng chình”  gợi tả, gợi cảm  sự chuyển động rất chậm, giăng mắc từ cành nọ sang cành kia, từ ngõ này sang ngõ khác  Nhân hóa  sương có tình cảm, cảm xúc: nửa muốn đi, nửa muốn ở, như đang chờ đợi ai đó.

- Những dấu hiệu đó  nhận ra “Hình như thu đã về”  “Hình như”  chưa xác định chắc chắn bởi dáng thu, hơi thu còn quá nhẹ nhàng, mong manh.

 Bốn câu đầu cảm nhận bóng dáng nàng thu bằng nhiều giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác)

 Phải là người nhạy cảm, tha thiết yêu thiên nhiên, cuộc sống mới có cảm nhận tinh tế đó.

2. Chuyển biến của thiên nhiên khi đất trời vào thu (Khổ 2)

“Sông ….sang thu”

- Sông không còn chảy mạnh như ngày hạ  Từ láy “dềnh dàng” : dòng chảy nhẹ nhàng, chậm rãi.

(Dòng sông quê hương thướt tha mềm mại, hiền hoà trôi một cách nhàn hạ, thanh thản.)

- Cánh chim thì ngược lại “bắt đầu vội vã”  khi có cái gió se lạnh tràn về, chim vội vã tìm nơi tránh rét.( Đối lập với hình ảnh trên là những cánh chim chiều bắt đầu vội vã bay về phương Nam tránh rét trong buổi hoàng hôn.)

- Độc đáo và sáng tạo hơn cả là hình ảnh đám mây “Vắt nửa mình sang thu”  mây dường như quyến luyến, bịn rịn cùng mùa hạ  cuộc bàn giao giữa hạ và thu chưa dứt điểm  trong đám mây có cái rực lửa, cháy bỏng của ngày hè, vừa có cái nhẹ nhàng, dịu mát của ngày thu.

(Mây được miêu tả qua sự liên tưởng độc đáo bằng tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, yêu thiên nhiên tha thiết:“Có đám mây mùa hạ - Vắt nửa mình sang thu”

 Gợi hình ảnh một làn mây mỏng, nhẹ, kéo dài của mùa hạ còn sót lại như lưu luyến. Không phải vẻ đẹp của mùa hạ cũng chưa hẳn là vẻ đẹp của mùa thu mà đó là vẻ đẹp của thời khắc giao mùa được sáng tạo từ một hồn thơ tinh tế và nhạy cảm đang say thời khắc giao mùa này. Trong “Chiều sông thương”, ông cũng có một câu thơ tương tự về cách viết:

“Đám mây trên Việt Yên Rủ bóng về Bố Hạ”)

(6)

 Hình ảnh quen thuộc nhưng được diễn đạt sáng tạo, nghệ thuật nhân hóa xuyên suốt đoạn thơ  diện mạo mùa thu hiện lên rõ nét, đẹp, thi vị.

3. Suy ngẫm về cuộc đời ((Khổ 3)

“Vẫn còn …..đứng tuổi”

- Mùa thu đã dần chiếm lĩnh không gian nhưng dấu ấn màu hạ vẫn còn: Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còn sáng nhưng đã nhạt dần, yếu dần bởi gió se đã đến chứ không chói chang, dữ dội, gay gắt. Mưa cũng đã ít đi. Cơn mưa mùa hạ thường bất ngờ chợt đến rồi lại chợt đi. Từ “vơi” có giá trị gợi tả, diễn tả cái thưa dần, ít dần, hết dần những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ của mùa hạ.

- Hai câu cuối vừa miêu tả thiên nhiên nừa gợi suy ngẫm về cuộc đời.

Hình ảnh ẩn dụ: “Sấm cũng bớt bất ngờ.

Trên hàng cây đứng tuổi”

+ Ý nghĩa tả thực: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ, sấm không còn ầm ỉ mà đã quen dần với hang cây đứng tuổi.

+ Ý nghĩa ẩn dụ: “Sấm” Những biến cố, vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải.

 Người từng trải có nhiều kinh nghiệm sống sẽ rất bình tĩnh, không có nhiều dao động trước những biến cố của cuộc đời.  con người càng trở nên vững vàng hơn.

=> Đoạn thơ có sự kết hợp độc đáo giữa nét thi vị và chất triết lí  thơ vẫn mang hơi thở của cuộc sống.

c. Kết bài

“Sang thu” của Hữu Thỉnh đã không chỉ mang đến cho người đọc những cảm nhận mới về mùa thu quê hương mà còn làm sâu sắc hơn tình cảm quê hương trong trái tim mọi người.

Miêu tả mùa thu bằng những bước chuyển mình của vạn vật, Hữu Thỉnh đã góp phần làm phong phú thêm cho sắc thu thi ca Việt Nam.

**********************************

Văn bản: NÓI VỚI CON

-Y Phương-

- “Nói với con”: Viết năm 1980. Thể thơ: tự do. Câu, vần, nhịp theo dòng cảm xúc.

*Nội dung:

- Tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương đối với con.

- Đức tính cao đẹp của “người đồng mình” và mong ước của cha.

* Nghệ thuật :

- Giọng điệu tâm tình, tha thiết, nhỏ nhẹ.

- Hình ảnh thơ cụ thể, mộc mạc, giàu chất thơ, gợi cảm.

- Bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.

*Ý nghĩa: “Nói với con” thể hiện tình yêu thương thắm thiết của cha mẹ dành cho con cái; tình yêu, niềm tự hào về quê hương, đất nước.

Đề: Phân tích bài thơ “Nói với con” của Y Phương.

a. Mở bài:

- Tình cảm gia đình, tình yêu đối với quê hương xứ sở là những tình cảm nguyên sơ nhưng cũng thiêng liêng nhất của con người Việt Nam.

Lòng yêu thương con cái, ước mong thế hệ sau nối tiếp xứng đáng truyền thống của tổ tiên, dân tộc, quê hương là sự thể hiện cụ thể của tình cảm cao đẹp đó.

- Bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương một cách diễn đạt mộc mạc, chân chất của người miền

(7)

núi những lời tâm tình thiết tha, những lời dặn dò ân cần, chia sẻ của người cha đối với con lòng tự hào về con người và quê hương yêu dấu của mình.

b. Thân bài:

1. Mạch cảm xúc của tác phẩm

- Mượn lời nói với con, Y Phương gợi về cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người, qua đó bộc lộ niềm tự hào về sự sống bền bỉ của quê hương mình.

- Bài thơ đi từ tình cảm gia đình, mà mở rộng ra tình cảm quê hương, từ những kỉ niệm gần gũi thân thuộc nâng lên thành lẽ sống.

2. Tình yêu thương, sự che chở đùm bọc của gia đình và quê hương đối với con.

- Người cha nhắc nhở con về cội nguồn sinh dưỡng, cha muốn nhắc nhở đứa con nhớ và hướng tới tình cảm gia đình, cái nôi nuôi dưỡng con trưởng thành

Chân phải bước tới cha Chân trái bước tới mẹ Một bước chạm tiếng nói Hai bước tới tiếng cười

+ Con lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng niu và mong chờ của cha mẹ.

+ Nhiều từ láy, kết hợp với nhịp thơ 2/3 tạo ra âm điệu tươi vui, quấn quýt bằng những hình ảnh cụ thể:

chân phải - chân trái; tiếng nói - tiếng cười; một bước - hai bước...

→ Tác giả tạo ra được không khí ấm áp, quấn quýt và hạnh phúc. Từng bước đi, từng tiếng nói, tiếng cười đều được cha mẹ chăm chút, đón nhận.

- Người cha cho con biết niềm vui của lao động và tình nghĩa của quê hương.

+ Con sẽ lớn lên trong câu hát, nhịp sống và lao động của người đồng mình: cuộc sống tươi vui: “Đan lờ cài nan hoa/ Vách nhà ken câu hát”

+ Tác giả diễn tả những động tác cụ thể trong lao động, vừa nói lên cuộc sống lao động gắn bó, vừa hòa quyện niềm vui.

+ Hình ảnh thiên nhiên che chở, nuôi dưỡng con về tâm hồn và lối sống.

+ Người cha nhắc tới ngày cưới - ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời - đó là điểm tựa của hạnh phúc.

→ Người cha muốn nói với người con vẻ đẹp của vùng quê giàu truyền thống và nghĩa tình.

2. Phẩm chất đáng quý, tốt đẹp và truyền thống văn hóa của người đồng mình

- Khi nói về quê hương, người cha tự hào khi nói về sức sống bền bỉ, mạnh mẽ mà cao đẹp của quê hương với mong muốn con tiếp nối, phát triển.

+ Cụm từ “người đồng mình” được nhắc nhiều lần khẳng định phẩm chất của người đồng mình, những người có lời nói giản dị, mộc mạc gợi sự yêu thương, gần gũi.

- Phẩm chất của những người đồng mình hiện dần qua lời nói tâm tình của người cha:

+ Đó là tấm lòng thủy chung với nơi chôn rau cắt rốn, một cuộc sống tràn ngập niềm vui và sự lạc quan Sống như sông như suối

Lên thác xuống ghềnh

+ Bằng việc sử dụng điệp từ, điệp ngữ và cách so sánh cụ thể kết hợp nhiều kiểu câu ngắn dài khác nhau, lời tâm tình của người cha góp phần khẳng định người miền núi tuy có nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn luôn kiên cường, sống mạnh mẽ, thiết tha với quê hương.

* Ước muốn của cha

+ Mong con thủy chung với quê hương.

+ Biết chấp nhận khó khăn, thử thách bằng ý chí, nghị lực và niềm tin của mình.

+ Người đồng mình mộc mạc, dung dị, giàu ý chí và niềm tin, họ có thể thô sơ da thịt nhưng không hề nhỏ bé, yếu đuối về ý chí.

+ Người đồng mình biết cách nâng cao quê hương, xây dựng và duy trì truyền thống phong tục tập quán của mình.

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm phong tục

(8)

+ Người cha muốn nhắn nhủ con phải biết tự hào vào truyền thống tốt đẹp và lối sống nghĩa tình của quê hương và người đồng mình.

+ Cha mong mỏi đứa con sống cao thượng, tự trọng, chân thật dù mộc mạc, đơn sơ để xứng đáng với người đồng mình.

+ Con tự tin bước đi, bởi sau lưng con còn có gia đình, quê hương, bởi trong tim con sẵn có những phẩm chất quý báu của “người đồng mình”.

III. Kết bài

- Bài thơ Nói với con giàu hình ảnh, mộc mạc mà vẫn thơ mộng khi Y Phương thấu hiểu và thể hiện được hồn cốt, bản sắc của người dân tộc

- Người cha nói với con chính là trao gửi tới thế hệ tiếp nối về truyền thống, niềm tự hào, khả năng sống bền bỉ của những con người dù “thô sơ”, “nhỏ bé” nhưng đầy tự trọng và kiên định.

c. Kết bài:

Bài thơ “Nói với con” của Y Phương giúp chúng ta cảm nhận vẻ đẹp của một áng thơ về tình cha con cao quý, xúc động, góp thêm một tiếng nói yêu thương của cha mẹ đối với con cái cũng như những kì vọng lớn lao, mong muốn thế hệ sau sẽ kế tục, phát triển những truyền thống quý báu của quê hương.

Bằng cách diễn đạt mộc mạc, thô sơ, bằng những hình ảnh cụ thể mà giàu sức khái quát bài thơ đã thể hiện một cách độc đáo mà cũng thật thấm thía về tình cảm thiết tha sâu sắc nhất của con người : tình cảm gia đình và tình yêu quê hương xứ sở. Trong lòng ta như ngân lên câu hát: “Ba sẽ là cánh chim. Cho con bay thật xa…. Ba sẽ là lá chắn. Che chở suốt đời con….”.

(9)

KHỞI NGỮ

I. ĐẶC ĐIỂM VÀ CÔNG DỤNG CỦA KHỞI NGỮ:

- Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói đến trong câu.

- Trước khởi ngữ, thường có thể có thêm các quan hệ từ về, đối với.

VD: Học, tôi học rất giỏi.

*********************************

CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP

Thành phần biệt lập là thành phần không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

VD: Có lẽ, hình như, dường như, chắc chắn, có vẻ như, chắc là, ...

Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lý của người nói (vui, buồn, mừng, giận,..)

VD: Trời ơi, than ôi, ôi, ...

Thành phần gọi – đáp là thành phần phụ của câu dùng để tạo lập hoặc duy trì cuộc giao tiếp.

VD: - Này, anh ở đâu lên đây vây?

- Thưa ông, tôi từ dưới quê lên ạ!

Thành phần phụ chú là thành phần phụ của câu dùng để bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. Thành phần phụ chú thường được đặt giữa hai dấu gạch ngang, hai dấu phẩy, hai dấu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy. Nhiều khi thành phần phụ chú còn được đặt sau dấu hai chấm.

VD: Lúc đi, em gái tôi – cũng là đứa em duy nhất của tôi, chưa đầy một tuổi.

********************************

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý

- Nghĩa tường minh: Là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu.

VD: Tôi đói bụng quá rồi.

- Hàm ý: Là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong câu nhưng có thể được suy ra từ những từ ngữ ấy.

VD : Bụng tôi đánh trống rồi.

ĐIỀU KIỆN SỬ DỤNG HÀM Ý:

+ Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói.

+ Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý.

(10)

NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG – ĐẠO LÍ

DẠNG 1: NL về câu nói, danh ngôn, ca dao, tục ngữ,…

* Mở đoạn : - Dẫn dắt vào đề.

- Trích lại câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, câu nói, …đã nêu trong đề.

* Thân đoạn:

- Giải thích ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí. + Giải thích từ ngữ.

+ Giải thích hình ảnh.

Ý nghĩa khái quát.

- Bình: + Khẳng định tư tưởng đúng / sai.

+ Chứng minh tính đúng / sai đó (có kết hợp lí lẽ, dẫn chứng).

- Luận: + Xem xét vấn đề ở nhiều khía cạnh.

+ Phản đề (nếu đề cho tư tưởng tích cực thì phê phán tiêu cực và ngược lại).

* Kết đoạn :

+ Khẳng định lại giá trị của tư tưởng, đạo lí (câu nói trên là không thể thiếu / là lời nhắc nhở hành động / là kim chỉ nam /,…)

+ Bài học cho bản thân.

DẠNG 2: Tư tưởng, đạo lí về thuật ngữ, phạm trù đạo đức,…(lòng dũng cảm, tinh thần đoàn kết, tình yêu thương,…)

* Mở đoạn : - Dẫn dắt vào đề.

- Nêu lại phạm trù đạo đức.

* Thân đoạn:

- Giải thích: + Nghĩa thuận: căn cú theo từ điển, sự hiểu biết của bản thân.

+ Nghĩa nghịch.

+ Biểu hiện.

- Bình: + Phạm trù đạo đức đó có cần thiết không?

+ Chứng minh (Tại sao?)

- Luận: + Xem xét vấn đề ở nhiều góc độ.

+ Phản đề (nếu đề cho tư tưởng tích cực thì phê phán tiêu cực và ngược lại).

+ Phân biệt giữa những khái niệm dễ nhầm lẫn.

* Kết đoạn :

- Khẳng định lại giá trị của tư tưởng, đạo lí.

- Bài học cho bản thân.

(11)

NGHỊ LUẬN VỀ MỘT SỰ VIỆC, HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

* Mở đoạn:

- Dẫn dắt vào đề.

- Nêu lại vấn đề cần nghị luận.

* Thân đoạn:

1. Giải thích, mô tả hiện tượng.

2. Phân tích thực trạng:

+ Căn cứ số liệu cụ thể.

+ Đối tượng tham gia.

+ Không gian, thời gian xảy ra.

3. Nguyên nhân hiện tượng:

- Nguyên nhân chủ quan: thiếu ý thức, tâm lí lứa tuổi,…

- Nguyên nhân khách quan:

+Ảnh hưởng của môi trường sống, phim ảnh.

+ Nội dung giáo dục của nhà trường.

+ Quan tâm của gia đình.

+ Xử lí của pháp luật.

+ Hạn chế trong công tác tuyên truyền.

4. Hậu quả / Hiệu quả - Tác động về mặt sức khỏe.

- Tác động về mặt học tập.

- Dẫn đến tệ nạn xã hội, phạm pháp,…

- Ảnh hưởng kinh tế, xã hội,…

5. Giải pháp

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền (hội thi, tờ rơi,

….)

- Đẩy mạnh sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội.

- Xử lí nghiêm minh.

* Kết đoạn:

- Khẳng định tính tích cực / tiêu cực của vấn đề.

- Bài học bản thân.

- Lời kêu gọi, thơ, khẩu hiệu,…

Đề. Suy nghĩ về tình trạng học tủ- học lệch của một số học sinh hiện nay.

Gợi ý ** Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề.

** Thân đoạn:

1. Giải thích vấn đề:

+ Học tủ là gì?

+ Học lệch là gì?

- Đánh giá : Học tủ và học lệch là một hiện tượng không mới nhưng nó vẫn là “căn bệnh nan y” . Nhất là trong nền giáo dục hiện tại, học tủ hay học lệch thì đều là những căn bệnh xấu, khó chữa.

Đây là một hiện tượng đáng báo động hiện nay . - Nguyên nhân

+ Vì không đủ kiên nhẫn để học hết đề cương.

+ Vì đề cương quá dài (cái này chỉ khách quan)

+ Vì tình trạng học theo tâm trạng (tức thích bài nào chỉ hứng thú học bài đó) + Vì không có nhiều thời gian (hay phân bố thời gian học không hợp lí) + Một số lí do khác đánh vào tâm lí (như bạn bè, báo mạng....)

+ Họ không hiểu được tầm quan trọng của học vấn, họ học chỉ là để đối phó.

+ Một nguyên nhân nữa đó là họ lười học, lười suy nghĩ. Bộ não của họ không còn chỗ để tiếp thu cái mới, tiếp thu kiến thức một cách toàn diện và hiệu quả nữa.

+ Học sinh và cha mẹ thường coi trọng tập trung cho con em mình những môn : Toán, Lý, Hóa, Ngoại ngữ… những môn được coi là “thời thượng”, coi nhẹ những môn như giáo dục công dân, Công nghệ, lịch sử…

+ Do các bài học trong sách giáo khoa còn nặng về lý thuyết, chưa mang tính thiết thực cao.

- Hậu quả:

+ Tư duy lệch lạc về môn học.

+ Học sinh học giỏi lý thuyết mà thực hành lại kém, thiếu kinh nghiệm sống, …

(12)

+ Học lệch dễ dẫn đến sự khô khan trong tâm hồn mỗi người, hình thành nên thói quen ngại giao tiếp, ít sử dụng từ ngữ dẫn đến mai một vốn từ, hình thành lối sống vị kỷ, tiêu cực trong cuộc sống.

+ Có sự chênh lệch thành tích giữa các môn học…..

- Giải pháp:

+ Mỗi học sinh khi xác định mục đích học tập cho mình không nên quá coi trọng thành tích, điểm số mà hãy tự trang bị cho mình vốn kiến thức rộng lớn, bao quát. Chỉ có như thế mỗi chúng ta mới trở nên toàn diện có khả năng ứng phó nhạy bén với các tình huống xảy ra trong cuộc sống, không bị thụ động với những bất ngờ xảy đến.

+ Học đều các môn là cách hiệu quả nhất để trở thành một con người toàn diện.

** Kết đoạn:

- Cần khẳng định hiện tượng này nên được loại trừ.

- Liên hệ bản thân và hướng hành động trong tương lai (làm gì để không rơi vào tình trạng học lệch, học tủ ?)

Đề. Nạn bạo hành trong xã hội.

Gợi ý

** Mở đoạn: Giới thiệu về vấn nạn bạo hành trong xã hội.

** Thân đoạn:

* Nêu bản chất của hiện tượng – giải thích hiện tượng

+ Nạn bạo hành: sự hành hạ, xúc phạm người khác một cách thô bạo, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tinh thần của người khác, đang trở thành phổ biến hiện nay.

+ Nạn bạo hành: thể hiện ở nhiều góc độ, nhiều phương diện của đời sống xã hội. Nạn bạo hành diễn ra trong: gia đình, trường học, công sở…

* Bàn luận thực trạng, nguyên nhân + Hiện tượng khá phổ biến trong xã hội (d/c)

+ Do bản tính hung hăng, thiếu kiềm chế của một số người.

+ Do ảnh hưởng của phim ảnh mang tính bạo lực (nhất là đối với tầng lớp thanh thiếu niên).

+ Do áp lực cuộc sống.

+ Do sự thiếu kiên quyết trong cách xử lí nạn bạo hành.

* Tác hại của hiện tượng.

+ Làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của con người.

+ Làm ảnh hưởng đến tâm lí, sự phát triển nhân cách, đặc biệt là tuổi trẻ.

* Đề xuất giải pháp.

+ Cần lên án đối với nạn bạo hành.

+ Cần xử lí nghiêm khắc hơn với những người trực tiếp thực hiện hành vi bạo hành.

+ Cần quan tâm, giúp đỡ kịp thời đối với nạn nhân của bạo hành.

** Kết đoạn:

- Lên án hiện tượng.

- Bài học nhận thức và hành động của bản thân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Giáo dục trẻ: Biết yêu mùa xuân, thể hiện cảm xúc trước vẻ đẹp của mùa xuân.Biết giúp đỡ ba mẹ dọn dẹp trong ngày tết và tránh chơi các trò chơi nguy hiểm trong

Từ cảm xúc về mùa xuân thiên nhiên, đất trời  mở rộng ra là cảm xúc về mùa xuân đất nước  Ước nguyện trước mùa xuân  bài thơ khép lại với lời ca

đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào mùa xuân lớn của thiên nhiên, đất nước, của cuộc đời chung

Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.. Khổ 2

Câu 7 (trang 49 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Có ý kiến cho rằng câu thơ nào trong bài thơ cũng thể hiện cảm xúc về mùa thu, nỗi niềm tâm sự của tác giả trong mùa thu.

Viết về mùa xuân nho nhỏ nhưng lại nói lên được cái tình cảm lớn lao của con người, tác giả đã để lại trong lòng người đọc nỗi xúc

“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những

Mục tiêu học sinh Đức: Biết đọc diễn cảm bài thơ thể hiện cảm xúc tự hào trước vẻ đẹp của thiên nhiên vùng cao nước