• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 9- HKII- CÔ PHỤNG

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGÂN HÀNG CÂU HỎI NGỮ VĂN 9- HKII- CÔ PHỤNG"

Copied!
9
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGÂN HÀNG CÂU HỎI MÔN: NGỮ VĂN – KHỐI 9- HKII

Năm học: 2020-2021

Giáo viên thực hiện: TRẦN THỊ PHỤNG _Trường THCS NGUYỄN DU Câu 1: Nhận biết, kiến thức tuần 18.

? Dấu hiệu để phân biệt giữa chủ ngữ và khởi ngữ?

- Là việc có thể thêm những từ “ về, đối với” vào trước từ hoặc cum từ làm khởi ngữ

Câu 2: Thông hiểu, kiến thức tuần 18.

Hãy trình bày các ý chính trong văn bản bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm?

Đáp án: Các ý chính trong văn bản bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm:

- Nhận thức về tầm quan trọng của đọc sách và ý ngĩa của việc đọc sách

- Suy nghĩ về thực tế sách nhiều và những khó khăn của việc đọc sách trong thời đại ngày nay

- Chỉ dẫn hành động: chọn sách, đọc sách có phương pháp.

Câu 3: Vận dụng kiến thức tuần 18.

Viết lại các câu sau, chuyển phần in đậm thành khởi ngữ.

a. Nó làm bài tập rất cẩn thận.

b. Nhà nó nuôi trăm con vịt.

Đáp án:

a. Bài tập, nó làm rất cẩn thận.

b. Vịt, nhà nó nuôi trăm con.

Câu 4: Nhận biết kiến thức tuần 19 . Thành phần biệt lập của câu là gì?

-Bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu.

Câu 5: Hiểu,kiến thức tuần 19 .

Những nét chính về nghệ thuật và ý nghĩa văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” của Nguyễn Đình Thi?

Đáp án:

* Nghệ thuật:

- Có bố cục chặt chẽ, hợp lí, cách dẫn dắt tự nhiên

- Có lập luận chặt chẽ, giàu hình ảnh, dẫn chứng phong phú, thuyết phục

- Có giọng văn chân thành, say mê làm tăng sức thuyết phục và tính hấp dẫn cho văn bản.

* Ý nghĩa văn bản: Nội dung phản ánh của văn nghệ, công dụng và sức mạnh kì diệu của văn nghệ đối với cuộc sống của con người.

Câu 6: Vận dụng,kiến thức tuần 19.

Tìm hiểu kĩ năng phân tích và tổng hợp trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ”

(Nguyễn Đình Thi, ngữ văn lớp 9, tập 2)

Đáp án: Kĩ năng phân tích và tổng hợp trong văn bản “ Tiếng nói của văn nghệ” được trình bày qua ba luận điểm:

- Nội dung tiếng nói của văn nghệ

- Tiếng nói của văn nghệ rất cần thiết đối với cuộc sống của con người - Sức mạnh của văn nghệ là khả năng lôi cuốn, cảm hóa con người.

(2)

Mỗi một luận điểm có những câu nghị luận rút ra từ những luận điểm đã được phân tích. ( có ví dụ cụ thể)

Câu 7: Viết đoạn văn theo lối diễn dịch?

Câu 8: Hiểu kiến thức tuần 20.

Nối cột A với yêu cầu phù hợp ở cột B

A B

Mở bài Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề

Thân bài Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề

Kết bài Khẳng định, phủ định, nêu bài học

Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định

Đáp án:

A B

Mở bài Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề Thân bài Đối chiếu, so sánh để làm nổi bật vấn đề

Phân tích các mặt, đánh giá, nhận định Kết bài Khẳng định, phủ định, nêu bài học Câu 9: Vận dụng, kiến thức tuần 20 .

Trình bày hệ thống luận cứ của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan?

Đáp án: Hệ thống luận cứ của văn bản “ Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ Khoan:

- Vấn đề quan trọng nhất khi bước vào thế kỉ mới là sự chuẩn bị bản thân con người.

- Bối cảnh chung của thế giời hiện nay đã đặt ra những mục tiêu, nhiện vụ nặng nề cho đất nước ta.

- Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách, thói quen của con người Việt Nam cần được nhìn nhận rõ khi bước vào thế kỉ mới.

Câu 10: Nhận biết, kiến thức tuần 21.

Sự khác biệt chủ yếu giữa bài văn nghị luận về một hiện tượng, sự việc đời sống và nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí là:

- Khác nhau về nội dung nghị luận Câu 11: Hiểu, kiến thức tuần 21.

Ý tưởng chính mà tác giả Hi –pô- lit Ten muốn nói đến qua văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là gì?

Đáp án: Ý tưởng chính mà tác giả Hi –pô- lit Ten muốn nói đến qua văn bản “ Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông – ten là: Đặc trưng của sáng tác nghệ thuật là yếu tố tưởng tượng và dấu ấn cá nhân của tác giả.

Câu 12: Vận dụng, kiến thức tuần 21.

Trong đoạn văn sau, từ ngữ in đậm thay thế cho từ ngữ nào?

Một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi! Đây là đỉnh Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Anh ta làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu.

( Lặng lẽ Sa Pa)

(3)

Đáp án : Từ anh ta thay thế cho một anh thanh niên hai mươi bảy tuổi.

Câu 13: Nhận biết, kiến thức tuần 22.

Từ in đậm trong câu văn sau chỉ kiểu quan hệ gì giữa hai câu?

Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biêt, ham hoạt động và đầy ước vọng.

Đáp án: Quan hệ bổ sung

Câu 14: Hiểu, kiến thức tuần 22.

Nêu những từ ngữ thường dùng trong phép nối

Đáp án: Những từ ngữ thường dùng trong phép nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, vì, nếu, tuy, vì vậy, nếu thế, vậy nên, thế thì…

Câu 15: Vận dụng, kiến thức tuần 22 . Cho ví dụ về phép liên kết sau:

a. Phép thế b. Phép nối

c. Phép trái nghĩa

Đáp án: Yêu cầu chung: Học sinh lấy đúng ví dụ, chỉ ra được phép liên kết trong ví dụ đó

Câu 16: Nhận biết , kiến thức tuần 23.

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được sáng tác trong giai đoạn nào?

1975 – 2000

Câu 17: Hiểu, kiến thức tuần 23.

Ý nghĩa của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?

Đáp án: Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.

Câu 18: Vận dụng, kiến thức tuần 23.

Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải?

Đáp án: HS nêu cảm nhận riêng của bản thân về nội dung và nghệ thuật khổ thơ, cơ bản được các ý sau:

Khổ thơ là cảm xúc của về mùa xuân của thiên nhiên đất trời qua những hình ảnh “ dòng sông xanh”, “ bông hoa tím biếc”, “tiếng chim chiền chiện hót vang trời” gơi cảnh xuân khoáng đãng, tươi trẻ, đầy sức sống.

Nhà thơ tràn ngập niềm vui, hòa nhập trong cảnh sắc của mùa xuân “ Đưa tay hứng”…

Câu 19: Nhận biết, kiến thức tuần 24.

Nhà thơ Hữu Thỉnh thuộc lớp nhà thơ trưởng thành vào thời kì nào?

Thời kì cuối cuộc kháng chiến chống Mĩ Câu 20: Hiểu, kiến thức tuần 24

Những nét chính về nội dung và nghệ thuật bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh?

Đáp án: Nội dung và nghệ thuật bài thơ “ Sang thu” của Hữu Thỉnh

- Nội dung: - Bài thơ thể hiện cảm nhận tinh tế và tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuâng của nhà thơ khi chợt nhận ra những tín hiệu báo thu sang.

- Những suy ngẫm mang triết lí về con người và cuộc đời của tác giả lúc sang thu làm nên đặc điểm của cái tôi trữ tình sâu sắc trong bài thơ.

- Nghệ thuật: - Khác họa hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm, đặc sắc về thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng đồng băng Bắc Bộ

- Sáng tạo trong việc sử dụng từ ngữ, phép nhân hóa, phép ẩn dụ Câu 21:Vận dụng . Kiến thức tuần:24 .

Viết một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

(4)

Đáp án: Viết đoạn văn ngắn, nêu bố cục rõ ràng, trình bày mạch lạc, lập luận chặt chẽ, thuyết phục, đánh giá cao tính sáng tạo

Nội dung:

- Giải thích thế nào là ăn quả nhớ kẻ trồng cây?

- Vì sao ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây?

- Liên hệ bản thân

Câu 22: Nhận biết. Kiến thức tuần 25 Nêu những nét chính về nhà thơ Y Phương?

Đáp án: Y Phương là nhà thơ người dân tộc tày, sinh năm 1948, quê ở huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ, trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.

Câu 23: Thông hiểu. Kiến thức tuần 25.

Nối tên bài thơ ở cột A với nhận xét nêu ở cột b cho phù hợp.

A B

a. Viếng lăng Bác 1.Thể thơ 5 chữ, nhạc điệu trong sáng thiết tha, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm và những so sánh ẩn dụ sáng tạo

b. Con cò 2. Thể thơ 8 chữ, giọng điệu trang trọng tha thiết, thành kính, nhiều hình ảnh đẹp, gợi cảm , lời thơ bình dị

c. Mây và sóng 3. Thể thơ 5 chữ, giọng điệu thiết tha, rao rực, nhiều hình ảnh thiên nhiên giàu sức gợi cảm

d. Sang thu 4. Thể thơ tự do, hình thức dối thoại lồng trong độc thoại, hình ảnh thiên nhiên giàu ý nghĩa tượng trưng

Đáp án: Nối đúng theo trình tự sau:

a - 2 b – 1 c – 4 d – 3 Câu 24: vận dụng. Kiến thức tuần 25 .

Gạch chân những từ ngữ địa phương có trong câu nói sau:

- Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má , giờ mình đi trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần nghen.

Đáp án: HS tìm được các từ sau: đặng, mần, nghen Câu 25: Nhận biết, kiến thức tuần 26.

Bài thơ nào được nhà thơ sáng tác trong một hoàn cảnh rất đặc biệt?

Mùa xuân nho nhỏ

Câu 26: Thông hiểu. Kiến thức tuần 26.

Nối tên tác phẩm ở cột A với nội dung ở cột B cho phù hợp

A B

1. Bài toán dân số a.Hộinhập thế giới và bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc

2. Thông tin về ngày trái đất năm 2000 b.Dân số và tương lai loài người 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn,

quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

c.Danh lam thắng cảnh

4. Động Phong Nha d.Quyền sống của con người

5. Phong cách Hồ Chí Minh e. Bảo vệ môi trường Đáp án: 1 b; 2e ; 3d ; 4c ; 5a.

Câu 27 vận dụng. Kiến thức tuần 26 .

Gạch chân những từ ngữ địa phương có trong câu nói sau:

(5)

- Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má , giờ mình đi trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần nghen.

Đáp án: HS tìm được các từ sau: đặng, mần, nghen.

Câu 28: Nhận biết, kiến thức tuần 27.

Nghĩa tường minh là gì? Nghĩa hàm ý?

- Là phần thông báo được diễn đạt bằng các từ ngữ có sẵn trong câu

- Là phần thông báo tuy không được diễn đạt bằng các từ ngữ có sẵn trong câu nhưng có thể suy ra từ các từ ngữ ấy.

Câu 29: Hiểu, kiến thức tuần 27.

Em hiểu thế nào là khởi ngữ?

Đáp án: là thành phần đứng đầu câu,làm rõ nghĩa cho chủ ngữ và vị ngữ.

Câu 30: Vận dụng, kiến thức tuần 27.

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ của em về hai câu thơ sau:

Một bếp lửa ấp ưu nồng đượm Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

Đáp án:

- Hình ảnh bếp lửa luôn hiện lên trong trí nhớ của người cháu, gợi nhớ bàn tay chắt chiu nhóm lửa của người bà.Người cháu thương bà vất vả cực nhọc, lo toan để nuôi dạy cháu nên người.

Câu 31: Nhận biết, kiến thức tuần 28.

Lê Minh Khuê là nhà văn trưởng thành trong thời kỳ nào?

Thời kháng chiến chống pháp Câu 32:Hiểu, kiến thức tuần 28.

Nêu những yêu cầu của bài luyện nói?

Đáp án: Những yêu cầu của bài luyện nói:

- Đảm bào nội dung cần trình bày, hệ thống các ý rõ ràng , chính xác - Ngôn ngữ nói chuẩn mực, mạch lạc, có mở đầu, có kết thúc

- Tác phong chuẩn mực, mắt hướng tới đối tượng nghe, có thể thu hút người nghe bằng các điệu bộ cử chỉ phù hợp.

Câu 33: Vận dụng,kiến thức tuần 28.

Gạch chân những từ ngữ địa phương có trong câu nói sau:

- Còn năm công ruộng hồi trước mấy chú cấp cho ba má , giờ mình đi trao lại chi bộ đặng chia cho cô bác khác mần nghen.

Đáp án: HS tìm được các từ sau: đặng, mần, nghen.

Câu 34 Nhận biết. Kiến thức tuần 29 .

Giới thiệu tác giả Lê Minh Khuê và hoàn cảnh sáng tác truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi?

Đáp án: - Lê Minh Khuê sinh năm 1949, quê ở huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa, là cây bút nữ chuyên viết truyện ngắn với ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế, sắc sảo, đặc biệt là tâm lí nhân vật phụ nữ.

- Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được sáng tác năm 1971, lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra vô cùng gay go ác liệt.

Câu 35: Thông hiểu. Kiến thức tuần 30 .

Ý nghĩa của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”?

Đáp án: Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của ba cô gái thanh niên xung phong trong hoàn cảnh chiến tranh ác liệt.

Câu 36: Vận dụng, kiến thức tuần 30.

(6)

Đọc truyện ngắn “ NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI” em hình dung và cảm nghĩ như thế nào về tuổi trẻ việt nam trong cuộc kháng chiến chống mỹ?

Đáp án:

- Họ là những người trẻ tuổi, có tâm hồn trong sáng, mơ mộng, có tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp gian khổ, hi sinh. Sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì sự nghiệp giải phóng miền nam, thống nhất tổ quốc.

Câu 37 Nhận biết, kiến thức tuần 31.

Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, những từ loại nào là từ loại chính?

Danh từ, động từ, tình từ.

Câu 38: Hiểu kiến thức tuần 31.

Trong các câu sau, câu nào có trạng ngữ:

A. Trời ấm áp vô cùng, dễ chịu vô cùng.

B. Em đuổi theo nó và vồ hụt ba lần liền.

C. Họ đén trước ngôi nhà nhỏ, quét voi trăng, hết sức sạch sẽ.

D. Ngày hôm sau, khi em bé đến trường, một tiếng cười ác ý đón em.

Đáp án: D

Câu 39: Vận dụng. Kiến thức tuần Ghi tóm tắt biên bản đại hội chi đội lớp

Đáp án: Biên bản nhất thiết phải có các mục sau:

a. Phần mở đầu: Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, thời gian địa điểm diễn ra sự việc, thành phần tham dự

b. Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc (trình bày trung thực theo đúng trình tự thời gian)

Phần kết thúc: Thời gian kết thúc, họ tên, chữ kí chủ tọa, thư kí (đối với biên bản hội nghị) hoặc đại diện các bên( đối với biên bản sự vụ)

Câu 40: Nhận biết kiến thức tuần 32

Em chọn tình huống nào sau đây để viết hợp đồng?

a. Hai bên thỏa thuận với nhau về việc mua bán nhà ở

b. Gia đình em có tranh chấp đất đai với gia đình hàng xóm, em viết một văn bản gửi tới công an phường

c. Hai bên thỏa thuận với nhau về sử dụng lao động

d. Cô giáo chủ nhiệm lớp thôi không là công tác chủ nhiệm nữa, bàn giao công tác cho cô chủ nhiệm mới.Đáp án: Tình huống viết hợp đồng: a, c.

Câu 41: Hiểu, kiến thức tuần 32.

Liệt kê các sự việc xảy ra trong đoạn trích “ Bố của Xi – mông”?

Đáp án: Các sự việc xảy ra trong đoạn trích “ Bố của Xi – mông”

- Bị bạn bè chêu chọc là không có bố, Xi – mông bỏ ra bờ sông một mình.

- Bác Phi- líp an ủi và đưa Xi- mong về nhà. Chị Blawng- sốt đón họ.

- Xi- mông hỏi bác Phi- líp có muốn làm cha cậu hay không và bác Phi- líp nhận lời. Xi- mông sung sướng.

- Ngày hôm sau, Xi-mông đến trường với niềm kiêu hãnh : bố cậu là Phi-líp.

Câu 42: Vận dụng kiến thức tuần 32.

Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong một tác phẩm truyện mà em thích?

Đáp án:

- Trước hết là việc lựa chon một nhân vật trong tác phẩm truyện mà em hiểu rõ nhất - Sau đó chỉ ra nhân vật đã được xây dựng từ những phương diện nào (ngoại hình,

hành động, suy nghĩ…). Những đặc điểm ấy được miêu tả có gì độc đáo?

- Cuối cùng rút ra nhận xét của mình

(7)

Câu 43 Nhận biết, kiến thức tuần 33.

Đoạn truyện “ Con chó Bấc” trích từ tác phẩm nào?

A. Chó hoang Đin-gô B. Tiếng gọi nơi hoang dã C. Chiếc lá cuối cùng D. Cố hương.

Đáp án: B

Câu 44: Hiểu kiến thức tuần 33.

Nội dung chính của đoạn trích “ Con chó Bấc” là gì?

Đáp án: Nội dung chính của đoạn trích “ Con chó Bấc” là kể về những tình cảm của con chó Bấc đối với ông chủ

Câu 45: Vận dụng, kiến thức tuần 33.

Chứng minh trí tưởng tuợng tuyệt vời và lòng yêu th ương loài vật của nhà văn khi ông đi sâu vào “ tâm hồn” con chó bấc?

Đáp án:

- Bấc nằm mơ, bấc có tâm hồn, bấc biết lo sợ, bâc sung sướng đến phát cuồng.

Câu 46: Nhận biết, kiến thức tuần 34.

Hãy kể tên những tác phẩm văn học nước ngoài đã học trong chương trình ngữ văn lớp 9?

Đáp án:

Cố Hơng (Lỗ tấn); Những Đứa Trẻ (Macximgoroki);Robinxơn Ngoài Đảo Hoang(Diphô); Bố Của XiMông (MôPaXăng); Con Chó Bấc (Lân Đơn); Mây và Sóng(

TaGo).

Câu 47 Hiểu, kiến thức tuần 34.

Xác định các từ địa phương có trong đoạn thơ sau:

Chuối đầu vườn đã lổ Cam đầu ngõ đã vàng Em nhớ ruộng nhớ vườn Không nhớ anh răng được!

(Thăm lúa - Trần Hữu Thung) Đáp án: lổ:trổ, răng (sao)

Câu 48: Vận dụng, Kiến thức tuần 34.

Vận dụng các phép tu từ đã học để phân tích đoạn thơ sau:

“ Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh Ngôi sao ấy lặn, hoá bình minh.

Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng Bác đứng trên kia, vẫy gọi mình”

(Tố Hữu)

Đáp án - Xác định được các phép tu từ có trong đoạn thơ:

Hoán dụ: Hồn thơm; ẩn dụ: Ngôi sao, bình minh

Từ ngữ cùng trường từ vựng chỉ các hiện tượng tự nhiên: Ngôi sao, lặn, bình minh, cơn mưa, tạnh, nắng.

-Phân tích cách diễn đạt bằng hình ảnh để thấy cái hay cái đẹp của đoạn thơ: thể hiện sự vĩnh hằng, bất tử của Bác: hoá thân vào thiên nhiên, trường tồn cùng thiên nhiên đất nước, giảm nhẹ nỗi đau xót sự ra đi của Người. Hình ảnh thơ vừa giàu sắc thái biểu cảm vừa thể hiện tấm lòng thành kính thiêng liêng của tác giả đối với Bác Hồ

(8)

Câu 49: Nhận biết, kiến thức tuần 35.

Trong các tình huống dưới đây, tình huống nào cần viết thư điện chúc mừng, thăm hỏi?

A. Nhân dịp nguyên thủ quốc gia đặt quan hệ ngoại giao với việt nam

B. Trận động đất lớn làm thiệt hại người và tài sản ở một nước có quan hệ với việt nam

C. Anh trai em vừa bảo vệ thành công luận án tiến sĩ.

D. Bạn thân em vừa được giải nhất kỳ thi học sinh giỏi văn toàn tỉnh.

Đáp án: Chọn A, C, D là chúc mừng Chọn B Là thăm hỏi.

Câu 50: Hiểu, kiến thức tuần 35.

Em hiểu thế nào là văn học dân gian ? Đáp án:

Là loại văn học truyền miệng do nhân dân sáng tạo ra, được lưu truyền từ đời này qua đời khác.

Câu 51: Vận dụng, kiến thức tuần 35.

Hãy phân tích những biểu hiện của tư tưởng nhân đạo được thể hiện trong văn học trung đại qua các tác phẩm: “ Truyện Kiều” - Nguyễn Du; “ Chuyện Người Con Gái Nam Xương”- Nguyễn Dữ?

Đáp án:

Tư tưởng nhân đạo thể hiện ở chỗ:

- Đề cao chân trọng, ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

- Cảm thương sâu sắc trước số phận con người bị chà đạp, đoạ đầy

- Thể hiện ước mơ giải phóng con người khỏi áp bức, thể hiện quyền tự do, công lý của con người.

(9)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Cảm xúc trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.. Khổ 2

Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến cảm nhận của hộ gia đình sau khi sử dụng dịch vụ cho vay tại ngân hàng Agribank huyện Quảng Điền để từ đó đề xuất các

Đoạn văn này thấm đậm cảm xúc của tác giả, bộc lộ rõ sự tinh tế và thiên về cảm giác của Thạch Lam, dùng từ có chọn lọc(1 loạt tính từ gợi tả), câu văn có nhịp điệu

Sau đây em xin trình bày bài nói của mình về đánh giá nội dung, nghệ thuật của một truyện kể Ếch ngồi đáy giếng.. Mời cô và các bạn

Theo Hiến pháp năm 2013, tại Chương II, Điều 14 ghi nhận: “Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh

Quỹ có sứ mệnh Tạo dựng môi trường nghiên cứu thuận lợi, theo chuẩn mực quốc tế nhằm nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia, bao gồm nâng cao

Bên cạnh đó , mỗi bạn học sinh cần phải tự giác thực hiện quy định của gia đình mình về thời gian dành cho giải trí,thư giãn,không để ảnh hưởng đến việc học tập, ph¶i

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn: