• Không có kết quả nào được tìm thấy

Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

CẢNH KHUYA (THƠ HIỆN ĐẠI) HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ?

(?) Bài thơ ra đời dựa vào nguồn cảm hứng như thế nào?

(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu bố cục bài thơ?

(?) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ, nghệ thuật dùng từ của tác giả trong mỗi dòng thơ? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả nội dung, ý nghĩa gì ở từng dòng thơ?

I.TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả: Hồ Chí Minh - Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, nhà thơ cách mạng tài hoa.

2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Được viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947 – những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trong lúc đêm khuya thanh vắng nơi chiến khu bàn bạc chiến sự tận rừng sâu Việt Bắc.

2.2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

2.3. Bố cục: 2 phần (2 câu 1 phần) II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

1/ Cảnh rừng Việt Bắc vào lúc đêm khuya

- So sánh, từ ngữ tinh tế, bút pháp lấy động tả tỉnh -> không gian yên ắng với tiếng suối thánh thót.

- Điệp từ, hình ảnh thơ đẹp -> sự hòa hợp giữa thiên nhiên trong đêm trăng sáng.

2/ Tâm trạng của nhà thơ

Điệp từ, tả cảnh ngụ tình -> Người thức trong đêm vì say đắm trước thiên nhiên và nỗi suy tư vận nước.

=> Người và cảnh hài hòa, tình cảm lan tỏa ra cảnh từ cảnh thu vào cõi lòng.

(2)

NGUYÊN TIÊU (RẰM THÁNG GIÊNG) HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐỊNH HƯỚNG

(?) Hãy nêu những hiểu biết của em về tác giả của bài thơ?

(?) Bài thơ ra đời dựa vào nguồn cảm hứng như thế nào?

(?) Bài thơ thuộc thể thơ gì? Nêu bố cục bài thơ?

(?) Hãy chỉ ra biện pháp tu từ, nghệ thuật dùng từ của tác giả trong mỗi dòng thơ? Những biện pháp nghệ thuật đó góp phần diễn tả nội dung, ý nghĩa gì ở từng dòng thơ?

I.TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả: Hồ Chí Minh 2. Tác phẩm

2.1. Hoàn cảnh sáng tác

- Được viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947 – những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Trong lúc bàn chiến sự vào đêm khuya thanh vắng trên dòng sông tràn ngập ánh trăng.

2.2. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt.

2.3. Bố cục: 2 phần (2 câu 1 phần) II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 1/ Cảnh đêm rằm tháng giêng

- Câu 1: Từ ngữ gợi tà tinh tế -> Đêm trăng tròn, sáng trong trên bầu trời cao rộng.

- Câu 2: Điệp từ “xuân”: nhấn mạnh sự lan tỏa sắc xuân khắp không gian.

-> Cảnh đêm nhưng vẫn tươi sáng, rực rỡ đầy sức sống mùa xuân.

2/ Vẻ đẹp hình ảnh con người trên dòng sông trăng Câu 3

- Từ ngữ gợi tả tinh tế -> cảnh sông nước rộng lớn mờ ảo khói sóng.

(3)

- Từ ngữ gợi hình “đàm quân sự”: Con người hiện lên qua hành động mang đến chút hơi ấm cho màn đêm.

- “Dạ bán”: Thời gian trôi đến nửa đêm -> chìm vào đêm sâu.

Câu 4

Từ ngữ gợi tả độc đáo, điệp từ -> con thuyền, dòng sông tràn ngập ánh sáng vầng trăng.

=> Cảnh và người hài hòa, thể hiện phong thái ung dung, tự tại của người chiến sĩ cách mạng.

(4)

CÁCH VIẾT BÀI VĂN CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC (THƠ) I. PHÂN TÍCH MẪU SAU:

Đất nước trải qua bao trận chiến oanh liệt để bảo vệ lãnh thổ quốc gia cho dân tộc. Ở thời đại nào, chúng ta cũng đều gắng sức giữ gìn bờ cõi non sông, luôn tự hào về truyền thống cha anh để lại.

Những áng văn thiên cổ đã tái hiện hùng hồn những chứng cứ oai hùng ấy như một dấu son chói lọi trong trang sử vàng của dân tộc. Và bài thơ Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt được xem như một bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên khẳng định chủ quyền lãnh thổ quốc gia mang đậm hào khí đất Việt.

(1)

“Nam quốc sơn hà Nam đế cứ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”

Bài thơ được sáng tác vào năm 1077, quân Tống do Quách Quỳ chỉ huy xâm lược nước ta. Vua Lí Nhân Tông sai Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc ở phòng tuyến sông Như Nguyệt. Bỗng một đêm, quân sĩ chợt nghe từ trong đền thờ hai anh em Trương Hống và Trương Hát – hai vị tướng đánh giặc giỏi của Triệu Quang Phục, được tôn là thần sông Như Nguyệt có tiếng ngâm bài thơ này vang vọng ra. (2)

Mở đầu bài thơ, Lí Thường Kiệt đã khẳng định một cách hùng hồn về chủ quyền lãnh thổ dân tộc: (3)

“Nam quốc sơn hà Nam đế cứ”

Điệp từ “Nam” được lặp lại hai lần trong cùng một dòng thơ như một lời nhấn mạnh, khẳng định một chân lý không thể nào thay đổi: Lãnh thổ nước Nam phải do vua Nam ở, do vua Nam cai trị không một thế lực nào có thể thay thế được điều ấy. Cách dùng từ “đế” trong câu thơ thật tinh tế gợi nhiều cảm xúc, đã gửi gắm cả hào khí dân tộc. So với từ “vương” cũng mang lớp nghĩa chỉ vua nhưng lại không mang ý nghĩa thể hiện sự uy quyền, oai phong, uy nghi của một vị vua đứng đầu một quốc gia lớn mạnh. “Vương” chỉ là vua của nước nhỏ - nước chư hầu. Thêm vào đó quan điểm của Trung Quốc, họ luôn cho mình là người mạnh nhất, uy nhất nên với họ đứng đầu phải là “đế” – chân mệnh thiên tử.

(5)

Từ “đế” đi vào câu thơ thật tự nhiên chứa đựng sức mạnh làm thước đo chuẩn mực cho hai quốc gia đối sánh ở thế ngang hàng. Vị thế của “Bắc đế” như thế nào thì “Nam quốc” của “Nam đế” sẽ như thế đó, không thua kém một bậc nào. (4)

Trả lời các câu hỏi:

(?) Trong đoạn mở bài (1), người viết đã giới thiệu vào bài thơ cần phần tích như thế nào?

(?) Đoạn văn thứ (2) người viết đã cung cấp thông tin gì đến cho người đọc?

(?) Hãy chỉ ra câu văn giới thiệu, dẫn dắt vào nội dung chính của câu thơ cần phân tích? Câu văn đó nằm ở đâu trong đoạn trên?

(?) Trong đoạn (4), người viết đã chỉ ra những biện pháp tu từ gì, cách sử dụng từ ngữ nào độc đáo?

(?) Thông qua những biện pháp nghệ thuật, người viết đã trình bày cảm nghĩ gì về nội dung, ý nghĩa của câu thơ?

II. DÀN Ý CHUNG VIẾT BÀI VĂN CẢM NGHĨ VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỞ BÀI

- Dẫn dắt, giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả và nội dung chính của bài thơ.

- Chép lại bài thơ (Phần phiên âm).

II. THÂN BÀI

1/ Viết hoàn cảnh sáng tác bài thơ.

2/ Nêu cảm nghĩ về bài thơ (Cảm nhận theo từng câu/ từng cặp câu) + Câu dẫn dắt vào nội dung chính của câu thơ cần phân tích.

+ Chép câu thơ/ cặp câu thơ cần phân tích.

+ Cảm nhận từ nghệ thuật (Biện pháp tu từ, cách dùng từ hay độc đáo,...) đến nội dung, ý nghĩa từng câu thơ.

(Làm tương tự lần lượt cho hết các câu thơ tiếp theo trong bài thơ).

III. KẾT BÀI

(6)

Chốt lại giá trị nghệ thuật, nội dung bài thơ (Dựa vào phần ghi nhớ trong sách) III. LUYỆN TẬP

Viết bài văn nêu cảm nghĩ của em về bài thơ “Nam quốc sơn hà” – Lý Thường Kiệt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép, đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và phép nối

Bài 7: Hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận T-P- H làm rõ nội dung sau: “Bài thơ “Viếng lăng Bác” thể hiện tình cảm chân thành, xúc động của Viễn Phương, của

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về người bà trong bài thơ trên.. Câu 4: Đọc đoạn thơ và trả lời các

Phần Mở đoạn biết dẫn dắt hợp lí và nêu được sự việc; phần Phát triển đoạn biết tổ chức đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về sự việc đang kể; phần Kết

(5 điểm):Viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch khoảng 12 câu nêu cảm nhận về khổ thơ em vừa chép, trong đó có sử dụng sử dụng một

Để chứng minh Ngự chế Bắc tuần thi tập là của Thiệu Trị hay của Minh Mệnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu dựa trên nhiều căn cứ, như trong ghi chép của chính

Nêu nội dung của đoạn thơ vừa chép bằng một câu văn hoàn chỉnh.. Giải thích từ “trai tráng” và

Học sinh đọc lại Tài liệu dạy học, nội dung ghi chép bài, thực hiện điền các từ, cụm từ còn thiếu cho các nội dung. Hãy nêu khái niệm chuyển động cơ học. Dựa vào hình