• Không có kết quả nào được tìm thấy

Em hiểu được những nét đẹp nào của nhân vật xưng “cháu” qua đoạn văn? 4

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Em hiểu được những nét đẹp nào của nhân vật xưng “cháu” qua đoạn văn? 4"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THCS THANH AM NĂM HỌC 2017 – 2018

ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT MÔN: NGỮ VĂN – LỚP 9

Thời gian: 120 phút

Phần I (2,5 điểm)

Cho đoạn văn sau:

“Đối với cháu, thật là đột ngột, không ngờ lại là như thế. Chú lái máy bay có nhắc đến bố cháu, ôm cháu mà lắc “Thế là một – hòa nhé!” . Chưa hòa đâu bác ạ . Nhưng từ hôm ấy cháu sống thật hạnh phúc. Ơ, bác vẽ cháu đấy ư? Không, không, đừng vẽ cháu! Để cháu giới thiệu với bác những người khác đáng cho bác vẽ hơn.”

(Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long) 1. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai, trong hoàn cảnh nào?

2. Ghi lại một câu văn có sử dụng khởi ngữ, gạch chân dưới thành phần khởi ngữ.

3. Em hiểu được những nét đẹp nào của nhân vật xưng “cháu” qua đoạn văn?

4. Tìm một tác phẩm thơ thuộc phần Văn học Việt Nam hiện đại lớp 9 mà em đã học cũng viết về đề tài lao động (ghi rõ tên tác giả).

Phần II (3 điểm)

Trong văn bản “Bàn về đọc sách”, tác giả Chu Quang Tiềm viết: “Đọc ít mà đọc kỹ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất; đọc nhiều mà không chịu nghĩ sâu, như cưỡi ngựa qua chợ, tuy châu báu phơi đầy, chỉ tổ làm mắt hoa, ý loạn, tay không mà về ”.

(Theo SGK Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn trên.

2. Từ văn bản trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách.

Phần III (4,5điểm).

1. Hãy chép chính xác khổ cuối bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh in trong SGK Ngữ văn 9 tập II.

2. Trong khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng một loạt các từ biểu đạt về mặt định lượng để diễn tả sự vô định của thiên nhiên, đó là những từ ngữ nào?

3. Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu theo phép lập luận diễn dịch nêu cảm nhận của em về khổ thơ vừa chép, đoạn văn có sử dụng thành phần cảm thán và phép nối (gạch chân, chỉ rõ).

---Chúc các em làm bài tốt---

(2)

TRƯỜNG THCS THANH AM HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT VÒNG 1 Năm học: 2017 – 2018 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút Ngày 30/03/2018

Phầ

n

Câu Nội dung trả lời Điểm

I

Câu 1 (0,5đ)

- Lời của anh thanh niên nói với ông họa sĩ

- Nói trong hoàn cảnh: ông họa sĩ, cô kĩ sư lên thăm nhà anh thanh niên

0,25 0,25 Câu 2

(0,5đ)

Ghi lại một câu văn có sử dụng khởi ngữ.Câu 1

Gạch chân dưới thành phần khởi ngữ: (Đối với) cháu

0.25 0.25 Câu 3

(1,0đ)

Em hiểu được những nét đẹp của nhân vật xưng “cháu” qua đoạn văn:

- Lý tưởng sống, có trách nhiệm với công việc, đất nước, có suy nghĩ đúng đắn và sâu sắc: hạnh phúc là được cống hiến

- Khiêm tốn, cởi mở

0.5 0.5 Câu 4

(0,5đ)

Văn bản: Đoàn thuyền đánh cá – Huy Cận 0.5

II

1 (1,0đ)

Biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ (HS có thể nêu phép liệt kê) Tác dụng:

+ Gợi hình ảnh sinh động, thấy được hậu quả của đọc nhiều mà hời hợt, không thu được kết quả gì...

+ Nhấn mạnh và giúp người đọc hiểu rõ hiệu quả của phương pháp đọc kĩ, không đọc qua loa.

0.5 0.25 0.25

2 (2,0đ)

Yêu cầu:

* Viết đoạn văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh khoảng 2/3 trang giấy thi.

* Nội dung: trình bày suy nghĩ của em về tầm quan trọng của việc đọc sách.

* Đoạn văn thể hiện được các ý sau:

- Ý nghĩa/tầm quan trọng của việc đọc sách: Bồi dưỡng tri thức, tâm hồn, giải trí,…)

- Giải pháp/ cách rèn luyện của bản thân (liên hệ)

+ Nâng cao ý thức và tạo cho mình thói quen đọc sách + Có phương pháp đọc sách hợp lí

+ Vận dụng tri thức từ sách vào cuộc sống…

….

0.5

1,5

1 (0,5đ)

-H/s chép chính xác khổ thơ cuối (sai 02 lỗi trừ 0,25đ) 0,5 2

(0,5đ)

-Trong khổ thơ trên, tác giả sử dụng một loạt các từ định lượng: Bao nhiêu, vơi, bớt

0,5

3 *Yêu cầu về hình thức: 1,5

(3)

III (3,5đ) - Đoạn văn trình bày theo phép lập luận diễn dịch.

- Đủ số câu: 10 câu

- Sử dụng yêu cầu Tiếng Việt: TP cảm thán, phép nối (Gạch chân, chỉ rõ).

*Yêu cầu về nội dung:

- Sử dụng cặp từ chỉ lượng: Vẫn còn… bao nhiêu

- Hình ảnh sử dụng trong hai câu thơ cuối với hình ảnh mang nghĩa thực và mang ý nghĩa ẩn dụ : Nắng, mưa, sấm, tượng trưng cho những tác động của ngoại cảnh, của cuộc đời. Hàng cây đứng tuổi là hình ảnh con người trải qua thăng trầm của cuộc đời, là hình ảnh của đất nước trải qua những thăng trầm trong lịch sử sẽ vững vàng, mạnh mẽ hơn trước những khó khăn, biến cố…

2,0

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 5: Bằng một đoạn văn theo phép lập luận quy nạp khoảng 10- 12 câu hãy làm rõ sự cảm nhận của nhà thơ Hữu Thỉnh về thời khắc giao mùa từ cuối hạ sang đầu thu, đoạn

Câu 6: Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp ( có sử dụng phép lặp, câu cảm thán và có một câu chứa thành phần phụ chú )

Câu 4: Hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo hình thức lập luận diễn dịch trong đó có sử dụng một câu cảm thán và thành phần khởi ngữ( gạch chân dưới câu

Bằng một đoạn văn theo cách lập luận qui nạp khoảng 10-12 câu, em hãy phân tích đoạn thơ trên để thấy được đức tính cao đẹp của người đồng mình.. Trong đoạn có sử

Qua bài thơ “Ánh trăng” và những hiểu biết của em về thực tế xã hội, hãy viết một đoạn văn theo phép lập luận diễn dịch có độ dài khoảng 15 câu, trình bày suy nghĩ của

Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết đoạn văn khoảng 12-15 câu theo phép lập luận diễn dịch để làm sáng tỏ cơ sở hình thành tình đồng chí của những người lính cách mạng,

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo phép lập luận quy nạp, em hãy làm rõ tình cảm giữa con người và trăng trong quá khứ ở hai khổ thơ trên, trong đó có sử dụng một câu

Bằng một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, em hãy phân tích khổ thơ cuối của bài thơ “Viếng lăng Bác”, trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và phép