• Không có kết quả nào được tìm thấy

Văn 9 HK2 19-20

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Văn 9 HK2 19-20"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2019 - 2020 Môn: NGỮ VĂN 9

Thời gian làm bài 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. Thích Ca-chiu-sa của Hồng quân Liên Xô. Thích ngồi bó gối mơ màng: “Về đây khi mái tóc còn xanh xanh...”. Đó là dân ca Ý trữ tình giàu có, phải lấy giọng thật trầm. Thích nhiều.

Nhưng tôi không muốn hát lúc này. Tôi đâm cáu với chị Thao, mặc dù, tôi hiểu, những tình cảm gì đang quay cuồng trong chị. Chị cứ đưa mắt nhìn Nho, lấy tay sửa cái cổ áo, cái ve áo và tóc nó. Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt.

Nước mắt đứa nào chảy trong khi cần cái cứng cỏi của nhau này là bị xem như bằng chứng của một sự tự nhục mạ.”

(Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) 1. (0,5 điểm). Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn.

2. (0,5 điểm). Trong đoạn văn trên, các từ in đậm được sử dụng trong các phép liên kết nào ?

3. (1,0 điểm). Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc lựa chọn ngôi kể đó có tác dụng gì trong việc biểu đạt nội dung tác phẩm ?

4. (1,0 điểm). Là người thích hát nhưng vì sao lúc này Phương Định không muốn hát ?

5. (1,0 điểm). Viết một đoạn văn khoảng 5-7 câu theo mô hình diễn dịch để trình bày cảm nhận của em về nhân vật Phương Định trong đoạn văn trên.

II. PHẦN LÀM VĂN (6 điểm) Câu 1 (2 điểm)

Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ước mơ của con người trong cuộc sống.

Câu 2 (4 điểm)

Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hối hả Tất cả như xôn xao…

Đất nước bốn nghìn năm Vất vả và gian lao

Đất nước như vì sao Cứ đi lên phía trước.

(Mùa xuân nho nhỏ, Ngữ văn 9, Tập hai, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) --- HẾT----

Họ và tên học sinh ………Số báo danh ………

(2)

PHÒNG GD&ĐT THÁI THỤY

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2019 - 2020 HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM

MÔN NGỮ VĂN 9

Phần Câu Nội dung Điểm

I ĐỌC HIỂU 4.0

1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn: tự sự 0.5 2 Học sinh trả lời đúng mỗi ý được 0.25 điểm

- “Đó” sử dụng trong phép thế - “Nhưng” sử dụng trong phép nối

0.5

3 - Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi được kể theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện là nhân vật chính Phương Định

0.5

- Tác dụng: Biểu hiện thế giới tâm hồn, cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật; phù hợp với nội dung tác phẩm, đồng thời làm tăng tính chân thực cho câu chuyện …

0.5

4 Là người thích hát nhưng lúc này Phương Định không muốn hát vì

Phương Định thương Nho, lo lắng cho Nho đang bị thương. 1.0 5 - Về hình thức: đoạn văn ngắn 5-7 câu theo mô hình diễn dịch

- Về nội dung: Nêu cảm nhận về Phương Định:

+ Tâm hồn lạc quan, yêu đời, mơ mộng…

+ Thấu hiểu, yêu thương, quan tâm, lo lắng cho đồng đội của mình…

0.25 0.75

II LÀM VĂN 7.0

1 Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) bàn về ước mơ của con

người trong cuộc sống. 2.0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập đoạn văn. Bài viết phải đúng yêu cầu của một đoạn văn, có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp...

* Yêu cầu cụ thể:

a. Nội dung trình bày 1.5

- Nêu vấn đề nghị luận: ước mơ của con người trong cuộc sống 0.25 - Giải thích:

Ước mơ là khát khao, mong muốn những điều tốt đẹp trong tương lai.

0.25

- Bàn luận vấn đề cần nghị luận, kết hợp lí lẽ và dẫn chứng:

+ Ước mơ là mục tiêu, động lực, là sức mạnh tinh thần để con người phấn đấu vươn lên hoàn thiện mình, làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp.

1.0

(3)

+ Ước mơ giúp con người luôn có niềm tin vào những điều tốt đẹp, không bi quan chán nản trước những khó khăn thất bại.

+ Dẫn chứng…

+ Sống không có ước mơ đồng nghĩa với việc con người luôn bằng lòng với những gì sẵn có, không có mục đích lí tưởng, sống thụ động…

- Bài học:

+ Sống phải có ước mơ.

+ Ước mơ gần với thực tế, với khả năng của mình.

+ Biến ước mơ thành khát vọng cháy bỏng, có niềm đam mê, có kế hoạch cụ thể để ước mơ trở thành hiện thực.

+ Là học sinh, cần phải nỗ lực phấn đấu, rèn luyện để toại nguyện ước mơ….

b. Hình thức trình bày:

- Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn: câu mở đoạn, các câu phát triển đoạn và câu kết đoạn.

- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt ...

0.25

c. Sáng tạo: Thể hiện sự sâu sắc, sáng tạo, có cách diễn đạt độc

đáo... 0.25

2 Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:

“Mùa xuân người cầm súng ………..

Cứ đi lên phía trước”

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

4.0

* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; có cảm xúc, diễn đạt trôi chảy; thể hiện sự cảm thụ văn học tốt, đảm bảo tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp...

* Yêu cầu cụ thể:

a. Nội dung trình bày 3.0

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, đoạn trích và vấn đề nghị luận 0.5

- Cảm nhận về đoạn thơ: 2.0

+ Hình ảnh mùa xuân đất nước:

Người cầm súng và người ra đồng là hai lực lượng chính trong công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.

Điệp ngữ: đất nước, lộc kết hợp với các từ láy hối hả, xôn xao vừa nhấn mạnh ý, vừa tạo một không khí khẩn trương, tràn đầy sức

1.0

(4)

xuân, niềm lạc quan, tin tưởng vào thành quả cách mạng.

+ Suy tưởng về vẻ đẹp của đất nước:

Nghệ thuật nhân hóa “đất nước” – “vất vả và gian lao”: Đất nước vừa lớn lao, vừa gần gũi; trải qua những thăng trầm của lịch sử; vẻ đẹp của sức sống bền bỉ, mãnh liệt.

Hình ảnh so sánh “đất nước như vì sao”, phó từ “cứ” đã khẳng định sức mạnh, thế đi lên của đất nước; niềm tự hào, tin tưởng của tác giả vào bản lĩnh của nhân dân ta, đất nước ta…

1.0

- Đánh giá chung: 0.5

+ Nghệ thuật: thể thơ năm chữ; giọng điệu thiết tha, tự hào; hình ảnh thơ giản dị, có tính khái quát cao; biện pháp tu từ điệp ngữ, so sánh, nhân hóa, ẩn dụ…

+ Đoạn thơ là cảm xúc của nhà thơ Thanh Hải trước vẻ đẹp của đất nước và con người Việt Nam bước vào xuân. Qua đó bộc lộ niềm tự hào, tin tưởng, tình yêu đất nước và con người thiết tha, sâu nặng của nhà thơ.

(Thí sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau nhưng phải hợp lí và có sức thuyết phục)

0.25

0.25

b. Hình thức trình bày:

- Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: mở bài, thân bài, kết bài

- Lập luận chặt chẽ, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu...

0.75

c. Sáng tạo:

- Thể hiện quan điểm riêng của người viết nhưng không được trái với đạo đức và pháp luật

- Có nhiều cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo, sâu sắc (viết câu, sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các yếu tố biểu cảm...)

0.25

Lưu ý chung:

- Đây là đáp án mở, thang điểm không quy định chi tiết từng ý nhỏ trong bài nghị luận, chỉ nêu mức điểm của các phần nội dung phải có.

- Chỉ cho điểm tối đa theo thang điểm ở từng ý hay cả bài khi đáp ứng cả yêu cầu chung và yêu cầu cụ thể. Cho điểm lẻ tới 0.25 điểm; không làm tròn điểm số của bài.

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết đoạn văn khoảng 5 câu trình bày cảm nhận của em về nội dung đoạn trích trêna. Câu 5: Tìm các câu đặc biệt và chỉ rõ tác dụng của nó trong

+ Những nét đẹp của nhân vật anh thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam trong giai đoạn chống Mỹ: giản dị, chân thành, giàu lý tưởng; góp phần thể

Viết một đoạn văn khoảng 5 câu về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân lớp 5 Dựa vào nội dung câu nói của Bác Hồ "Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu

Bài tập 6: Viết một đoạn văn khoảng 10 câu trình bày cảm nhận của con về nhận vật Dế Mèn.. Đoạn văn có sư dụng 1 phó từ và một hình ảnh so sánh ( Gạch

Câu 3: Hãy viết một đoạn văn theo cách lập luận quy nạp (khoảng 12 câu), trình bày suy nghĩ, cảm nhận của em về đoạn thơ được trích dẫn ở trên để thấy niềm tự hào

- Không có tình cảm nào lại không nảy sinh từ cảnh vật, con người, câu chuyện cụ thể, vì vậy ta có thể kết luận: không thể thiếu yếu tố tự sự, miêu tả trong văn biểu

Viết một đoạn văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu

Viết một đoạn văn ngắn ( 5-7 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Bác Hồ trong bài