• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 136

CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG

(Phần tiếng Việt) I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs nhận biết một số từ ngữ địa phương và hướng dẫn cách sử dụng những từ ngữ đó một cách hợp lí trong khi nói và viết.

- Mở rộng vốn từ ngữ địa phương và hiểu được tác dụng của từ ngữ địa phương 2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn, bổ sung vốn từ ngữ cho hs.

+ Nhận biết được một số từ ngữ địa phương, biết chuyển chúng sang từ ngữ toàn dân tương ứng và ngược lại.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tư duy sáng tạo.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức sử dụng từ địa phương và từ toàn dân cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.

4. Năng lực hướng tới - Năng lực phát hiện

- Năng lực tư duy ngôn ngữ.

* Tích hợp giáo dục đạo đức hs: giáo dục ý thức tự tin, tự lập, tự chủ cho hs. Giáo dục ý twhcs trách nhiệm trong công việc cho các em

II. Chuẩn bị

- Sgk địa phương tập II, SGV

- Sgk, vở soạn, một số từ ngữ địa phương.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP vấn đáp, dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động, luyện tập, thảo luận, dạy học nhóm

- KT đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm IV. Tiến trình giờ dạy

1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra: 4’

- Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì? Nếu người nghe vẫn chưa hiểu hàm ý của người nói thì người nói cần phải làm gì? Cho ví dụ?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 36’

- Mục tiêu: hs nhận ra được những từ ngữ địa phương được sử dụng trong câu văn và biết được từ ngữ toàn dân tương ứng - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động, dạy học nhóm

- PP vấn đáp, phân tích, quy nạp, thảo luận

- KT động não, thảo luận

(2)

theo bàn

*Hs đọc và chỉ ra yêu cầu của bài tập 1

- 2 yêu cầu:

+ Tìm từ ngữ địa phương + Chuyển sang toàn dân (hs thảo luận)

3 nhóm thảo luận

- Đại diện phát biểu, gv chốt

HS thảo luận nhóm bàn - đại diện trình bày

HS làm miệng

HS thảo luận – nhận xét – gv chữa

1. Bài tập 1/ 97

- Từ ngữ địa phương => toàn dân a. Thẹo - sẹo

Lặp bặp – lắp bắp Ba – bố, cha

b, Ba - bố, cha Đũa bếp- đũa cả

Má - Mẹ ( nói) trổng - ( nói) trống không Kêu - gọi Vô - vào

Đâm - trở thành

c, Ba - bố, cha Nhắm - cho là Lui cui - lúi húi Giùm - giúp

Nắp - vung ( nói) trổng - ( nói) trống không 2. Bài 2/ 98

a, Kêu ( toàn dân) => thay = nói to

b, Kêu ( địa phương) => tương đương từ gọi ( T.dân) 3. Bài tập 3/ 98

Các từ địa phương:

- Trái – quả - Chi – gì - Kêu – gọi

- Trống hổng trống hảng – trống huếch trống hoác 4. Bài tập 5/ 99

a, Không. Vì bé Thu chưa có dịp giao tiếp rộng rãi ở địa phương mình.

b, Dùng 1 số từ ngữ địa phương trong lời kể để nêu sắc thái vùng đất diễn ra sự việc.

4. Củng cố: 1’

? Tác dụng của từ địa phương? Cần lưu ý gì khi sử dụng từ địa phương?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Chuẩn bị phần ôn tập tiếng Việt.

- Ôn lại phần lí thuyết tiếng học kỳ II.

- Làm các bài tập trong sgk ( 109-110) V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(3)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 137+138

VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 7

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs vận dụng kiến thức về làm bài NL về 1 đoạn thơ, bài thơ với những cảm nhận riêng vào 1 bài thơ cụ thể.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học: Rèn kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự tin, bình tĩnh.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy sáng tạo, kĩ năng bộc lộ cảm xúc.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc, tự giác trong khi viết bài.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực cảm nhận và phân tích.

- Năng lực trình bày.

II. Hình thức - Kiểm tra - Thời gian 90’

III. Thiết lập ma trận đề Tên chủ

đề

Nhận biết

Thông hiểu Vận dung Tổng

Thấp Cao

Nghị luận về một đoạn thơ

- Nhớ được khái niệm nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Biết được bố cục của một bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm 3 phần: Mở bài, Thân bài, kết bài

- Biết vận dụng kiến thức phần lí thuyết để viết bài.

- Biết cách viết một bài văn nghị luận về một đoạn thơ có sử dụng các thao tác nghị luận như:

phân tích, chứng minh...biết cách trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp. Biết bình luận điểm rõ ràng về những chi tiết, hình ảnh đặc sắc của đoạn thơ.

Biết trình bày những đánh giá, nhận định về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ.

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 1 Số điểm: 3 Tỉ lệ: 30%

Số câu: 1 Số điểm: 7 Tỉ lệ: 70%

Số câu: 2 Số điểm:10 Tỉ lệ: 100%

IV. Đề bài Câu 1 (3,0đ):

1. Thế nào là nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ?

2. Bố cục của bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ như thế nào Câu 2 (7,0đ):

(4)

Cảm nhận của em về khổ thơ đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải V. Hướng dẫn chấm

Câu Đáp án Điểm

1

1. Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày những suy nghĩ, đánh giá

của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy 1,0 2. Bố cục của bài gnhij luận về một đoạn thơ, bài thơ gồm 3 phần:

- Mở bài: giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và bước đầu nêu nhận xét đánh giá của mình

- Thân bài: lần lượt trình bày những suy nghĩ đnahs giá về nội dung, nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ

- Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn thơ, bài thơ

2,0

2

* Về kỹ năng: viết được bài nghị luận về một đoạn thơ có đầy đủ bố cục, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. Vận dụng các phép lập luận phù hợp, lập luận chặt chẽ, luận cứ, luận điểm rõ ràng, chính xác

1,0

* Về kiến thức:

- Mở bài: dẫn dắt, nêu được nhận xét, đánh giá sơ bộ về nội dung đoạn thơ (cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời khi vào xuân) - Thân bài: lần lượt nêu cảm nhận của mình về những hình ảnh thơ, những biện pháp nghệ thuật đặc sắc để làm toát lên nội dung của đoạn thơ

+ Động từ mọc đảo lên đầu câu nhấn mạnh sức sống của mùa xuân cùng niềm hân haon của tác giả

+ Hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím, con chim chiền chiện hót vang trời gợi thiên nhiên mùa xuân trong sáng, đẹp đẽ tươi vui

+ Từ cảm thán ơi và từ chi gợi niềm hân hoan của nhà thơ

+ Hình ảnh ẩn dụ giọt long lanh khiến cho bức tranh xuân không chỉ có âm thanh, màu sắc mà còn có cả hình khối

+ Đưa tay hứng là cử chỉ thể hiện sự trân trọng, nâng niu của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên đất trời

+ Chỉ với ba nét vé dòng sông xanh, bông hoa tím và con chim chiền chiện, nhà thơ Thanh Hải đã vẽ nên bức tranh xuân thật đẹp…

- Kết bài: khái quát ý nghĩa của đoạn thơ

0,5

1,0 1,0 0,5 1,0 1,0 0,5 0,5 4. Củng cố: 1’

- Gv thu bài và nhận xét giờ làm bài: ưu nhược điểm 5. Hướng dẫn về nhà: 1’

- Ôn lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

- Soạn Luyện nói nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.

+ Đọc lại bài thơ Bếp lửa.

+ Chuẩn bị theo yêu cầu trong sgk (112) V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Soạn:...

(5)

Giảng:... Tiết 139 Hướng dẫn đọc thêm:

BẾN QUÊ

- Nguyễn Minh Châu - I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Giúp hs qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những bình dị và quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

- Thấy được những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học:

+ Rèn kĩ năng phân tích những đặc sắc của truyện có sự kết hợp các yếu tố: tự sự, trữ tình và triết lí.

+ Đọc, hiểu một văn bản tự sự có nội dung mang tính triết lí sâu sắc.

- Kĩ năng sống: Kĩ năng tư duy, thông cảm, tự nhận thức.

3. Thái độ: Giáo dục tình yêu gia đình, quê hương.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tự quản bản thân

- Năng lực phân tích và cảm thụ một tác phẩm truyện có kết hợp nhiều yếu tố.

* Tích hợp giáo dục đạo đức hs: giáo dục tình yêu gia đình, yêu quê hương - Trân trọng những giá trị bình dị gần gũi

- Thức tỉnh con người hướng tới giá trị đích thực trong cuộc sống II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, tư liệu về tác giả.

- Trò: sgk, vở soạn.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang, thuyết trình, phân tích, thảo luận.

- Động não, đặt câu hỏi, trình bày một phút, chia nhóm.

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra 3. Bài mới

*Giới thiệu bài 1’: Cũng chọn không gian và thời gian vào những ngày sang thu ở quê hương, cũng gửi gắm những trải nghiệm và triết lí nhưng khác với “Sang thu” của Hữu Thỉnh – 1 bài thơ trữ tình với cảm xúc và biểu hiện tinh tế, “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu lại là 1 truyện ngắn giản dị với tình huống và cách kể rất độc đáo, thú vị mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 5’

- Mục tiêu: hs biết được một số nét cơ bản về nhà văn Nguyễn Minh Châu và hoàn cảnh sáng tác văn bản

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp

- KT trình bày một phút

? Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Minh Châu?

I. Giới thiệu chung

1. Tác giả (1930-1989) - Quê: Nghệ An

(6)

- 2 hs phát biểu, gv chốt

? Xuất xứ của tác phẩm?

- 1 hs phát biểu, gv chốt Hoạt động 2: 30’

- Mục tiêu

+ Giúp hs qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong truyện, cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra những bình dị và quí giá trong những gì gần gũi của quê hương, gia đình.

+ Thấy được những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện - Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động

- PP vấn đáp, phân tích, thuyết trình, quy nạp - KT động não, đặt câu hỏi

*Gv nêu yêu cầu đọc với giọng trầm, buồn, thể hiện của nhân vật

- 3 hs đọc, nhận xét.

? Giải thích 1 số từ ngữ khó?

? Tác phẩm thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính?

- 1 hs phát biểu – GV chốt

- Truyện ngắn, P. thức biểu đạt: kể, tả, biểu cảm, nghị luận.

? Hãy chia bố cục cho VB ? ND chính của mỗi đoạn?

- 2 đoạn:

+ Đ1: Từ đầu....cửa sổ nhà mình: Cảnh vật làng quê qua cái nhìn của Nhĩ.

+ Đ2: Còn lại: Con người nơi bến quê trong suy nghĩ của Nhĩ.

? Tìm tình huống nghịch lí của truyện? Tác dụng?

- Nhĩ là người đi nhiều nước trên thế giới nhưng đến cuối đời lại bị bệnh, nằm liệt giường, nhích người đến bên cửa sổ cũng khó như đi nửa vòng trái đất.

- Khi phát hiện ra vẻ đẹp bên kia sông cũng là lúc Nhĩ không thể đến với vùng đất ấy.

- Nhĩ nhờ con trai giúp anh thoả nỗi khát khao nhưng cậu con trai lại không hiểu ý bố và để lỡ chuyến đò.

=> Mạch truyện không đơn điệu, dòng suy nghĩ của nhân vật diễn ra tự nhiên.

- Là cây bút văn xuôi tiêu biểu

- Tác phẩm tiêu biểu: Dấu chân người lính, Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Cỏ lau....

2. Tác phẩm: in trong tập truyện cùng tên xuất bản 1985

II. Đọc, hiểu văn bản

1. Đọc, chú thích

2. Bố cục

3. Phân tích

(7)

? Nhĩ đã nhìn thấy gì qua khung cửa sổ? Phương thức biểu đạt?

- Hoa bằng lăng - đậm sắc hơn - Vòm trời - như cao hơn - Nước sông – Màu đỏ nhạt

- Khung cảnh bãi bồi – Màu vàng thau xen màu xanh non

=> Không gian cao rộng - Phương thức BĐ: M.tả, BC

? Cảnh làng quê hiện lên ntn?

- Cảnh TN của làng quê trong 1 buổi sáng đầu thu đẹp bình dị, gần gũi , giàu có và mới mẻ.

? Trên giường bệnh, Nhĩ đã khao khát điều gì?

Điều đó có mâu thuẫn với 1 người “ đã từng đi tới không sót 1 xó xỉnh nào trên trái đất” như Nhĩ không?

- Nhĩ khao khát sang bên kia sông.

- Không, vì sau bao nhiêu năm Nhĩ quen với những chân trời xa xôi nhưng anh không để ý đến những vẻ đẹp bình dị xung quanh, bây giờ anh mới nhìn thấy vẻ đẹp của QH và sự tận tâm của vợ => Hợp lí.

? Trong hoàn cảnh ấy, Nhĩ đã cảm nhận về vợ mình ntn?

- Nhận ra sự yêu thương, tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ: “ Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm...mà em vẫn nín thinh”

- Thấu hiểu và biết ơn sâu sắc người vợ: “ Cũng như bãi bồi...Nhĩ đã tìm thấy được nơi nương tựa là gia đình trong những ngày này”

? Trong những ngày cuối đời, Nhĩ đã hiểu ra điều gì? Câu văn nào thể hiện rõ nhất sự chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời?

- Nhĩ hiểu ra 3 điều:

+ Cái đẹp tồn tại ngay ở bến quê mình.=> Đó là cái đẹp giản dị nhưng trường cửu.

+ Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi con người.

+ Trong đời có biết bao nhiêu là bất ngờ, con người ta “ thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”

? Niềm khao khát của Nhĩ được đặt chân lên bãi bồi bên kia sông nói lên điều gì?

- Là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa trong cuộc sống - những giá trị thường bị bỏ quên, nhất là lúc còn trẻ...=> Sự thức tỉnh này chỉ đến với con người khi đã từng trải...

? Có ý kiến cho rằng “ Bến quê” là 1 truyện ngắn giàu tính biểu tượng. Em có đồng ý với ý kiến đó

3.1. Cảnh thiên nhiên nơi làng quê trong cảm xúc của Nhĩ

Cảnh làng quê đẹp bình dị, gần gũi, ấm áp và mới mẻ.

3.2. Những chiêm nghiệm của Nhĩ về cuộc đời

- Nhận ra sự yêu thương, tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ

- Thấu hiểu và biết ơn sâu sắc người vợ

+ Cái đẹp tồn tại ngay ở bến quê mình

+ Gia đình là điểm tựa vững chắc nhất trong cuộc đời mỗi con người.

+ Trong đời có biết bao nhiêu là bất ngờ, con người ta “thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”

(8)

không? Vì sao?

- Là ý kiến đúng. Vì

+ Thiên nhiên bên kia sông ( Bãi sông, vòm trời, tia nắng, phù sa...) là hình ảnh đẹp giản dị, gần gũi của QH

+ Hình ảnh cậu con trai sa vào đám chơi cờ =>

là hình ảnh “ vòng vèo hoặc chùng chình” trong cuộc đời.

+ Hình ảnh Nhĩ thu sức tàn vẫy vẫy khi đoàn thuyền chạm mũi bên kia sông => thức tỉnh mọi người: Đừng vòng vèo, chùng chình, phải đến ngay với cái đẹp giản dị và bền vững ...

? Truyện được trần thuật theo ngôi thứ mấy? Việc lựa chọn người trần thuật đó đem lại hiệu quả ntn?

- Trần thuật theo ngôi thứ 3 nhưng lại diễn ra theo cái nhìn và tâm trạng của Nhĩ

=> Giúp cho những suy ngẫm và triết lí của tác phẩm thêm sâu sắc, thuyết phục người đọc tin cậy vào những triết lí đó.

? Nhờ đâu mà câu chuyện trở nên cảm động?

- M.tả tâm lí tinh tế.

- Tình huống đặc biệt.

- Nhiều hình ảnh biểu tượng....

? Tác giả muốn gửi gắm điều gì từ câu chuyện này?

- 2 hs nêu – gv chốt

? Giá trị NT nổi bật của câu chuyện là gì?

- 2 hs nêu – gv chốt

- 1 hs đọc ghi nhớ

Hoạt động 2: 5’

- PP nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận - KT động não, chia nhóm

Bài 1 hs làm việc cá nhân Bài 2: hs thảo luận – trình bày

Những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống chính là những cái gần gũi, bình dị quanh ta.

4. Tổng kết

4.1. ND: Qua những phát hiện có tính qui luật trong cuộc đời, tác giả đã thức tỉnh mọi người: Những giá trị đích thực của đời sống chính là những cái gần gũi, bình thường mà bền vững. Con người cần phải biết trân trọng những cái đẹp giản dị của gia đình, QH.

4.2. NT: Sáng tạo những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, đặt nhân vật vào những tình huống nghịch lí để khám phá những điều có tính qui luật trong cuộc đời.

4.3. Ghi nhớ III. Luyện tập

1. Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân?

2. Hãy so sánh truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen ri và truyện “ Bến quê” để nêu những nét tương đồng và khác biệt?

4. Củng cố: 1’

(9)

? Tại sao truyện “ Bến quê” toàn nói về những suy ngẫm về cuộc đời và con người nhưng vẫn hấp dẫn người đọc?

5. Hướng dẫn về nhà: 3’

- Học ghi nhớ, phân tích tác phẩm - Tóm tắt tác phẩm.

- Đọc và chuẩn bị bài Những ngôi sao xa xôi.

Nêu những hiểu biết của em về Lê Minh Khuê?

Hãy nêu xuất xứ của tác phẩm?

Truyện kể về điều gì?

Truyện được trần thuật từ nhân vật nào? Việc chọn vai kể có vai trò gì trong việc thể hiện ND?

VB thuộc thể loại nào? Phương thức biểu đạt chính?

Theo em VB có thể chia làm mấy đoạn? ý chính của mỗi đoạn?

Theo em những ngôi sao xa xôi đó là những ai?

Cuộc sống ở cao điểm diễn ra ở 2 phạm vi: trên mặt đường, trong hang đá; không gian mặt đường hiện lên qua những chi tiết nào trong truyện?

Qua những chi tiết trên em cảm nhận một không gian ntn hiện lên?

Giữa không gian ấy hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong hiện lên ntn?

Qua những từ ngữ được gợi tả, theo em 1 cuộc sống ntn được gợi lên?

Hãy đặt tên không gian này theo cảm nhận của em?

Trong hang, cảnh sinh hoạt của các cô gái hiện lên qua những chi tiết nào?

Theo em, đó là 1 hiện thực ntn? Hãy đặt tên cho không gian này?

Có sự tương phản giữa 2 không gian sự tương phản đó là gì?

Từ đó em hiểu gì về hiện thực chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn những năm chống Mĩ?

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

...

...

(10)

Soạn:...

Giảng:... Tiết 140

ÔN TẬP PHẦN TIẾNG VIỆT

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Giúp hs hệ thống kiến thức các nội dung đã học trong học kì II về khởi ngữ, các thành phần biệt lập, liên kết câu và liên kết đoạn văn, nghĩa tường minh và hàm ý.

2. Kĩ năng

- Kĩ năng bài học:

+ Rèn kĩ năng tổng hợp và hệ thống hóa một số kiến thức về phần tiếng Việt.

+ Vận dụng những kiến thức đã học trong giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập vb.

- Kĩ năng sống: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng ra quyết định.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức trân trọng tiếng Việt.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực tổng hợp, khái quát.

- Năng lực giải quyết vấn đề, giao tiếp

* Tích hợp giáo dục đạo đức hs: giáo dục ý thức tự chủ, tự lập, tự tin trong công việc. Giáo dục ý thức trách nhiệm với công việc được giao

II. Chuẩn bị

- Thầy: sgk, bài soạn, bảng phụ, phấn màu - Trò: sgk, vở soạn

III. Phương pháp, kĩ thuật

- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang, thảo luận - Động não, chia nhóm

IV. Tiến trình giờ dạy 1. Ổn định: 1’

2. Kiểm tra 3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: 21’

- Mục tiêu: hs ôn lại những đặc điểm của các thành phần phụ của câu như khởi ngữ và các thành phần biệt lập

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa - PP vấn đáp, phân tích, thảo luận - KT động não, chia nhóm

* Cho hs kẻ bảng 109

* Gọi 4 hs lên bảng trình bày khái niệm khởi ngữ, thành phần biệt lập.

? Em hiểu thế nào là thành phần tình thái?

- Cảm thán - Gọi đáp - Phụ chú

*1 hs đọc bài tập 1 và chỉ ra yêu cầu

? Từ ngữ in đậm thuộc thành phần nào?

- Hs thảo luận nhóm 2 người - Đại diện phát biểu, gv chốt

I. Khởi ngữ và các thành phần biệt lập

1. Kẻ bảng a. Khái niệm

b. Bài tập

a, Xây cái lăng ấy => KN b, Dường như: tình thái

c, Những người....như vậy => phụ chú d, Thưa ông => gọi đáp

(11)

* Hoạt động cá nhân

- Gv nêu yêu cầu viết đoạn văn về:

+ Hình thức: chữ đều, lùi + Nội dung: giới thiệu

- Xuất xứ, tác giả, nội dung, nghệ thuật đặc sắc

- Giá trị của tác phẩm

Gv thu 5 bài chấm, nhận xét Hoạt động 2: 20’

- Mục tiêu: hs hiểu được liên kết nội dung và hình thức trong đoạn văn

- Hình thức tổ chức: dạy học phân hóa, dạy học định hướng hành động, dạy học nhóm

- PP vấn đáp, thảo luận - KT đặt câu hỏi, chia nhóm

? Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn?

ND: - Đv liền mạch, lôgích, hợp lí, thể hiện chủ đề của đoạn văn và bài văn.

? Sự khác nhau giữa liên kết câu và liên kết đoạn văn là gì?

- Liên kết câu: các phép liên kết được thực hiện ở câu sau => trước

- Liên kết đoạn văn: các phép liên kết được thực hiện ở đoạn văn sau và trước.

*Hs thảo luận nhóm 2 người - Đại diện phát biểu

- Gv chốt

vất vả quá => cảm thán

2. Viết 1 đoạn văn ngắn giới thiệu truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu.

II. Liên kết câu và liên kết đoạn văn 1. Vì sao phải liên kết câu và liên kết đoạn văn

* Về nội dung:

+ Chủ đề

+ Lôgích, hợp lí

* Về hình thức: các câu và đoạn văn liên kết với nhau bằng 1 số biện pháp

+ Phép lặp từ ngữ

+ Từ đồng nghĩa, trái nghĩa cùng trường liên tưởng.

+ Phép thế (đại từ, từ ngữ tương đương.

+ Phép nối (quan hệ từ).

2. Bài tập 1/ 10

a. Phép nối: nhưng, nhưng rồi, và.

b. Phép thế: nó – cô bé, phép lặp cô bé c. Phép thế: thế – bây giờ câo sang rồi thì để ý đâu đến bọn chúng tôi nữa.

4. Củng cố: 1’

- Thế nào là khởi ngữ và các thành phần biệt lập?

5. Hướng dẫn về nhà: 2’

- Học ghi nhớ nắm chắc những nội dung đã ôn tập.

- Đọc và chuẩn bị phần còn lại.

- Làm các bài tập trong sgk.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Giáo án này trình bày kiến thức cơ bản về phương trình bậc hai một ẩn, các dạng đặc biệt và phương pháp giải các dạng phương trình

CÔNG THỨC NGHIỆM CỦA PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAII. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC

a) Mục tiêu: Hs vận dụng tốt các kiến thức đã học để giải các pt bậc hai b) Nội dung: Làm các bài tập. c) Sản phẩm: Bài làm

- Có kỹ năng vận dụng các quy tắc khai phương của một thương và chia các căn bậc hai trong tính toán và biến đổi biểu thứcB. Năng lực

Mở rộng vốn từ về thiên nhiên Câu nêu đặc điểm (36)... Xếp các từ ngữ dưới đây vào nhóm

Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ là trình bày nhận xét, đánh giá của mình về nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, bài thơ ấy.. -

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, phong cách sáng tác - Nêu vấn đề bàn luận: Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân

khoảng 12 câu theo cách lập luận diễn dịch, trong đó có sử dụng phép thế với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy..