• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Đức Chính #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:105"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS ĐỨC CHÍNH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

Môn: NGỮ VĂN - LỚP 9 Ngày kiểm tra: 22/3/2021 Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I. Đọc hiểu: ( 3.0 điểm)

Đọc phần trích dưới đây và trả lời các câu hỏi từ 1-4

Cả thế giới nghiêng mình trước một Việt Nam bé nhỏ nhưng giàu lòng nhân đạo, nhân ái, nhân từ, cả thế giới ái mộ một Việt Nam tài giỏi đi đầu trong công tác phân lập để “bắt” được con virut khủng khiếp đó.

Cô cũng cảm thấy mình thật may mắn khi được làm công dân của nước Việt Nam, và cô thật sự tự hào về đất nước mình các em ạ! Cô cũng muốn cảm ơn Đảng, Chính phủ và đội ngũ y bác sĩ thật nhiều nữa. Họ đã làm tất cả để chúng ta được bình yên, bởi sự bình yên trong tâm hồn mới là vô giá.

Phải rồi các em ạ, chúng ta “không cần phải đi tìm một đất nước để yêu ở đâu xa cả”, vì trong tim chúng ta, và thật sự cả trên thế giới này nữa, đã luôn có một Việt Nam rất đỗi tuyệt vời! Dịch bệnh chắc sẽ chưa thể kết thúc sớm hơn, nên cô hi vọng các em sẽ không thể quên lời nói của Tiếp viên trưởng chuyến bay của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines khi ông đã nói thế này: “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về”.

Câu 1 ( 0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của phần trích nói trên.

Câu 2 ( 1.0 điểm) Xác định lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn cuối của phần trích nói trên và giải thích vì sao em biết đó là lời dẫn trực tiếp?

Câu 3 ( 1.5 điểm) Lời tâm sự của cô giáo Chu Ngọc Thanh nhằm khơi dậy trong các em học sinh những tình cảm gì?

Phần II. Làm văn: (7.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 80 từ) nêu suy nghĩ của mình về lòng nhân ái.

Câu 2 (5.0 điểm)

Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của mùa xuân trong đoạn thơ sau:

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

(2)

Mùa xuân người cầm súng Lộc giắt đầy trên lưng Mùa xuân người ra đồng

Lộc trải dài nương mạ Tất cả như hội hả Tất cả như xôn xao...

(Trích Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải, Ngữ văn 9, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

-- Hết --

- H c sinh không đọ ược phép s d ng tài li u. Giám th coi ki m tra khôngử ụ gi i thích gì thêm.ả

H tên h c sinh……….l p:……….SBD………….ọ ọ ớ Ch ký giám th :………ữ ị

(3)

PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU TRƯỜNG THCS ĐỨC CHÍNH

ĐÁP ÁN - BIỂU ĐIỂM CHẤM KIỂM TRA GIỮA KỲ II NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: NGỮ VĂN 9

Phần Câu Yêu cầu Điểm

Phần I.

Đọc hiểu:

( 3.0 điểm)

1 Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm 0.5đ

2 - Xác định đúng lời dẫn trực tiếp: “Không sợ con vi khuẩn đó, chỉ sợ không đón được đồng bào về”

- Căn cứ nhận diện lời dẫn trực tiếp: Thuật lại lời nói của Tiếp viên trưởng Hãng hàng không quốc gia Việt Nam – Vietnam Airlines, lời nói được đặt trong dấu ngoặc kép, sau dấu hai chấm.

1.0đ

3 Hs nhận thức được:

Lời tâm sự của cô giáo Chu Ngọc Thanh nhằm khơi dậy trong các em học sinh những tình cảm: Đó là lòng yêu nước, niềm tự hào, niềm tin vào một đất nước Việt Nam giàu truyền thống nhân ái.

1.5đ

Phần II.

Tạo lập văn bản:

(7.0 điểm)

Câu 1 2.0 đ

a Đảm bảo thể thức của một đoạn văn nghị luận Xác định đúng vấn đề nghị luận

0.25đ

b Tri n khai h p lí n i dung bài viết:ể Có th trình bày theoể hướng sau:

1. Mở đoạn: Dẫn dắt nêu vấn đề ( lòng nhân ái) 2. Phát triển đoạn:

* Gi i thích vấn đề : Thế nào là lòng nhân ái?

+ “ nhân” nghĩa là người, “ ái” là yêu

-> Lòng nhân ái là tấm lòng yêu thương đùm bọc giữa người và người, là một trong những phẩm chất cao đẹp nhất của con người trong cách sống và ứng xử với nhau.

* Nều các bi u hi n c th ể (chọn lọc, có thể lấy dẫn chứng trong phần ngữ liệu đọc hiểu).

* Bàn luận:

- Ý nghĩa c a vấn đề : Tại sao phải có lòng nhân

0,25đ 1.0đđ

(4)

ái?

+ Lòng nhân ái kéo dần khoảng cách giữa những con người với nhau, tăng sự đoàn kết trong cộng đồng xã hội.

+ Giúp những người gặp khó khăn, có cơ hội vươn lên và sống tốt hơn.

+ Giảm bớt những tranh chấp, mâu thuẫn trong xã hội.

- Bàn lu n m r ng: ở ộ

+ Phân biệt lòng nhân ái( xuất phát từ tình cảm chân thật) với thương hại, ban ơn.

+ Phải đấu tranh loại bỏ cái xấu, cái ác, cảm hóa những người lầm lỗi bằng tình thương và trách nhiệm.

+ Phê phán những người thiếu tình thương, lòng nhân ái.

* Bài học nhận thức hành động ( Hs liên hệ bản thân)

- Lòng nhân ái là một trong những phẩm chất cao đẹp, kết tinh giá trị nhân văn cao quí của con người.

- Phải học cách yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất ( VD), hãy giúp đỡ những người xung quanh khi bạn có thể.

3. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề

0.25đ

c Sáng tạo: HS có cách viết độc đáo, linh hoạt. 0.25đ d Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ

nghĩa TV.

0.25đ Câu 2

a Đảm bảo thể thức của một bài văn nghị luận văn học

5.0 đ 0.25đ b Xác định đúng vấn đề : Cảm nhận về vẻ đẹp của mùa

xuân

0.25đ c Triển khai hợp lí nội dung bài viết: Có thể trình bày theo

hướng sau:

1. Mở bài

- Giới thiệu tác phẩm, tác giả, phong cách sáng tác - Nêu vấn đề bàn luận: Hai khổ đầu của bài thơ thể hiện cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất Huế.

2. Thân bài

a. Mùa xuân của thiên nhiên

4,0đ 0.5đ

1.25đ

(5)

- Bài thơ được mở ra bằng khung cảnh thiên nhiên tươi sáng và tràn đầy sức sống.

+ Cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ 1,2 gợi sức sống mạnh mẽ đến bất ngờ khiến bông hoa như tràn đầy sức xuân.

+ Các hình ảnh “dòng sông”, “bông hoa”, “bầu trời”,

“chim chiên chiện” thật bình dị và gợi cảm với những hình ảnh đặc trưng của mùa xuân xứ Huế.

+ Màu sắc: “sông xanh”, “hoa tím biếc” rất hài hòa, tươi sáng, làm nổi bật vẻ đẹp sống động của mùa xuân.

+ Âm thanh: tiếng chim chiền chiện là tín hiệu của một buổi sớm mùa xuân trong trẻo, mát lành; gợi không gian cao rộng của bầu trời tươi sáng, ấm áp.

* Chỉ bằng vài nét phác, tác giả đã vẽ ra khung cảnh mùa xuân tuyệt đẹp, đủ đầy hình ảnh, âm thanh, màu sắc, tràn đầy sức sống và đậm đà nét Huế.

- Đối diện với vẻ đẹp ấy là cảm xúc say sưa, tươi vui của nhà thơ đang hòa mình vào đất trời:

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: có thể là giọt mưa xuân long lanh, có thể là âm thanh tiếng chim đang hót giữa đất trời. Ta không chỉ nghe thấy mà còn nhìn thấy cả giọt âm thanh trong vắt.

- Đại từ “tôi” + hành động “tôi hứng” thể hiện sự chiếm lĩnh, giao hòa của tác giả với mùa xuân. Câu thơ biểu hiện niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời.

b. Mùa xuân của đất nước

- Nhà thơ khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân đất nước:

+ Hệ thống điệp từ “mùa xuân”, “lộc”: gợi quang cảnh mùa xuân tươi đẹp, tràn đầy sức sống của chồi non lộc biếc, gợi những thành quả trong công cuộc xây dựng đất nước.

+ Hình ảnh "người cầm súng” “người ra đồng”:

Nhiệm vụ bảo về và xây dựng đất nước được liệt kê

1.25đ

(6)

để vẽ lên hình ảnh đất nước tưng bừng, nhộn nhịp với hàng vạn con người đang góp sức mình cho mùa xuân của dân tộc. "Lộc trên lưng" vừa là hình ảnh cành lá ngụy trang vừa là mùa xuân mà họ mang lại cho đất nước.

+ Điệp từ “tất cả” + lặp cấu trúc ngữ pháp + các từ láy “hối hả” “xôn xao” diễn tả nhịp sống sôi động, tưng bừng, tràn đầy niềm vui, hạnh phúc.

=> Mùa xuân của đất nước gắn với hai nhiệm vụ: xây dựng và bảo vệ đất nước.

c. Nhận xét về cảm xúc, suy nghĩ của tác giả trước mùa xuân

- Tâm hồn thi nhân say sưa cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước khi mùa xuân về.

- Từ sự cảm nhận đó, thi sĩ có những ước nguyện hiến dâng sâu sắc, chân thành ở phía sau.

3. Kết bài

Khổ thơ đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên xứ Huế thơ mộng, khoáng đạt, rực rỡ sắc màu và rộn rã âm thanh. Phải là người lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, Thanh Hải mới cất lên từ tâm hồn mình những lời thơ hay và đẹp đến thế.

0.5đ

0.5đ d Sáng tạo: HS có cách kể chuyện độc đáo, linh hoạt. 0,25 e Chính tả: dùng từ, đặt câu, đảm bảo chuẩn ngữ pháp, ngữ

nghĩa TV.

0,25

Tổng điểm 10,0đ

* Lưu ý chung:

- Giáo viên cần nghiên cứu kĩ hướng dẫn chấm, thống nhất phân chia thang điểm trong từng nội dung một cách cụ thể để phát huy năng lực của học sinh.

- Trong quá trình chấm, cần tôn trọng tính sáng tạo của học sinh. Chấp nhận cách diễn đạt, thể hiện khác với đáp án mà vẫn đảm bảo nội dung theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và năng lực, phẩm chất người học.

--- Hết ---

(7)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

“Với hình ảnh có giá trị tả thực về hiện tượng thiên nhiên này, tôi muốn gửi gắm suy ngẫm của mình : khi con người đã từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những

Vũ Hồng Phong GVTHPT Tiên Du 1, Bắc Ninh.

Qua nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng, tổn thương mô bệnh học thận, đánh giá kết quả điều trị trên 126 trẻ bị viêm thận lupus tại bệnh viên Nhi Trung ương chúng tôi rút

Tóm tắt tác phẩm Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chống AIDS (mẫu 3) Cô-phi An-nan- Người châu Phi da đen đầu tiên được bầu làm Tổng thư kí Liên hợp quốc. Với vai trò

Những tưởng rằng đất nước là những gì cao siêu, xa vời, khác thường, nhưng không, đối với Nguyễn Khoa Điềm không gian đất nước lại được tái hiện hết sức bình dị, gần

Một hình tượng đất nước đậm đà phong vị dân gian trong thơ Nguyễn Khoa Điềm đã đem lại cho người đọc hôm nay những rung động thẩm mĩ và những cảm nhận đầy đủ, trọn vẹn

Đặc biệt qua hai hình tượng “sóng” và “em” đan cài, hòa quyện với nhau không chỉ nói lên những khao khát mãnh liệt của người con gái khi yêu mà còn cho

- Mạch cảm xúc: Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của màu xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “MXNN” của mình vào mùa xuân lớn của cuộc