• Không có kết quả nào được tìm thấy

ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 9_CHỦ ĐỀ 3

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ĐỀ CƯƠNG HƯỚNG DẪN TỰ HỌC NGỮ VẮN 9_CHỦ ĐỀ 3"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ NGỮ VĂN 9

CHỦ ĐỀ 3: LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(Gồm các bài: Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống, Nghị luận về một vấn đề tư tưởng,đạo lí,

Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí) Tổng số tiết thực hiện: 05 tiết

Gv soạn: Nguyễn Thị Nở; Gv. dạy: Vũ Thị Hiền Linh

A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức

- Hiểu thế nào là một bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Nắm được yêu cầu, bố cục, cách làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống; về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

2. Kĩ năng

- Vận dụng kiến thức đã học để làm bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

- Rèn luyện kĩ năng làm bài văn nghị luận xã hội.

B.KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

&1. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

I.Tìm hiểu chung:

1. Văn bản “Bệnh lề mề” (Sgk, trang 20 )

-> Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về một sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

2. Yêu cầu:

- Về nội dung: Bài viết phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề; phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.

(2)

- Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc; luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sinh động.

II. Luyện tập

Thực hiện các bài tập 1,2 (Sgk, trang 21)

&2. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống I.Củng cố kiến thức

1. Các đề: 1,2,3,4 (Sgk, trang 22)

- Mỗi đề nêu một sự việc, hiện tượng

- Mệnh lệnh trong đề : nêu suy nghĩ, nhận xét, suy nghĩ, nêu ý kiến.

2. Các bước làm bài:

(Đề Sgk, trang 23)

*Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.

*Bước 2: Lập dàn bài : 3 phần:

- Mở bài: giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề.

- Thân bài: liên hệ thực tế, phân tích các mặt, đánh giá, nhận định.

- Kết bài: kết luận, khẳng định, phủ định, lời khuyên.

*Bước 3: Viết bài

*Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.

II. Luyện tập

Lập dàn bài cho đề 4 ( Sgk, trang 22):

&3. Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

I.Tìm hiểu chung

1. Văn bản “Tri thức là sức mạnh” (Sgk, trang 44,35 )

-> Nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực tư tưởng, đạo đức, lối sống…có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của con người.

2. Yêu cầu

(3)

- Về nội dung: Bài viết phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lý bằng cách giải thích, chứng mình, so sánh, đối chiếu, phân tích…để chỉ ra chỗ đúng, chỗ sai của một tư tưởng nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

- Về hình thức: Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

II. Luyện tập.

Văn bản : “Thời gian là vàng” (Sgk, trang 36,37)

&4. Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí I.Củng cố kiến thức

1.Các đề: 1,2,3,..10 (Sgk, trang 51,52) - So sánh các đề :

+ Giống nhau : Đều yêu cầu nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+ Khác nhau : Đề có kèm mệnh lệnh (1,3,10); đề không có kèm mệnh lệnh (2, 4, 5, 6, 7, 8, 9)

2. Các bước làm bài - Đề: (Sgk, trang 52)

*Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý.

*Bước 2: Lập dàn bài (3 phần):

- Mở bài: giới thiệu vấn đề tư tưởng đạo lí cần bàn luận

- Thân bài: giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tương đạo lí. Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

- Kết bài: kết luận tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc tỏ ý hành động.

*Bước 3: Viết bài:

(Hướng dẫn viết các phần –Sgk) a. Mở bài: (có nhiều cách)

- Trực tiếp

- Đi từ chung đến riêng.

- Tương đồng

(4)

b. Thân bài:

- Viết đoạn văn không có câu chủ đề hoặc có câu chủ đề đứng ở các vị trí khác nhau.

- Phân tích vấn đề bằng cách nêu sự việc rồi chỉ ra ý nghĩa.

- Dùng biện pháp đối lập, so sánh.

- Liên kết các đoạn văn.

c. Kết bài:

- Theo lối tóm lược

- Theo lối mở rộng và nâng cao - Theo lối đầu cuối tương ứng

*Bước 4: Đọc lại bài viết và sửa chữa.

II. Luyện tập

-. Lập dàn bài đề 7 (Sgk, trang 52)

C. LUYỆN TẬP

*Hướng dẫn, gợi ý các bài tập phần Luyện tập (ở mỗi bài).

1.Bài tập 1 (Sgk, trang 21)

*Gợi ý: Các sự việc, hiện tượng có thể viết một bài nghị luận xã hội - Vấn đề : Giúp bạn học tốt.

- Góp ý phê bình khi bạn có khuyết điểm.

- Bảo vệ cây xanh trong nhà trường.

- Giúp đỡ gia đình thương binh, liệt sĩ

* Chọn một sự việc, hiện tượng đáng biểu dương trên rồi viết thành bài nghị luận xã hội (làm ở nhà).

2.Bài tập2 (Sgk, trang 21)

Hiện tượng hút thuốc lá và hậu quả của nó.

3.Văn bản “Thời gian là vàng” (Sgk, trang 36,37) - Trả lời các câu hỏi (Sgk, trang 37)

4. Lập dàn bài đề 7 (Sgk, trang 52)

*Lập dàn ý cho đề : Tinh thần tự học

(5)

a.Mở bài : Vai trò của ý thức tự học đối với sự thành công, thành đạt của con người.

b. Thân bài : Giải thích học là gì ? - Tinh thần tự học là gì ? Các biểu hiện ? - Dẫn chứng các tấm gương tự học.

c. Kết bài :

- Khẳng định vấn đề - Lời khuyên

* Viết bài.

D. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC.

1. Chủ đề vừa học.

- Chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa kiểu bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí và bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

-Triển khai dàn ý đã lập thành một bài văn hoàn chỉnh:

+ Đề 4 (Sgk, trang 22) + Đề 7 (Sgk, trang 52)

2. Chủ đề sắp học: Văn học nước ngoài

(Gồm các văn bản: Mây và sóng, Bố của Xi - mông;

Tự học có hướng dẫn: Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang; Con chó Bấc)

Lưu ý: Đọc kĩ các văn bản và định hướng các câu hỏi trong phần Đọc - hiểu văn bản (Sgk)

---HẾT---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đọc, rà soát các phần, các đoạn của bài viết để chỉnh sửa theo yêu cầu của bài nghị luận về một vấn đề trong đời sống (trình bày ý kiến

Cần nắm vững : Nghị luận một vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống như thế nào. Chuẩn bị : Liên

Gi¸o viªn: NguyÔn ThÞ Minh Loan. Häc sinh

HiÖn t îng nµy xuÊt hiÖn nhiÒu trong c¬ quan, ®oµn thÓ, trë thµnh mét bÖnh khã ch÷a... HiÖn t îng häc sinh ham mª ch¬i ®iÖn tö, sao nh ng viÖc

- Trong chương trình Tập làm vãn lớp 9, HS được tiếp cận hai dạng nghị luận xã hội: nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống và nghị luận vê một vấn đề tư tưởng,

Khi gặp phải vấn đề khó khăn trong cuộc sống, con cái nên chia sẻ với cha mẹ để có thể nhận được sự thấu hiểu, hay nhận được lời khuyên đúng đắn.. Đối với anh chị

Như chúng ta đã biết, hiện nay, cùng với các vấn đề như bùng nổ dân số, xung đột vũ trang hay nạn khủng bố, thì ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự được cả

- Mạch cảm xúc của bài thơ : Từ xúc cảm trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước, tác giả thể hiện khát vọng được dâng hiến “mùa xuân nho nhỏ’’